Căn bệnh khiến người mắc đổ nhiều mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi là cơ chế bình thường nhưng khi kèm theo mùi bất thường, người mắc có thể bị suy giảm chất lượng cuộc sống và nhiều hệ lụy khác.
Thạc sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết người mắc bệnh tăng tiết mồ hôi khiến mồ hôi ra nhiều hơn mức bình thường trong khi nhiệt độ xung quanh hay mức độ hoạt động thể chất không thay đổi.
Nguyên nhân
Tiết mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể. Hệ thống thần kinh tự động kích hoạt các tuyến mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tiết mồ hôi cũng xảy ra khi căng thẳng hay lo lắng, đặc biệt ở lòng bàn tay.
Khi mắc bệnh, các dây thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng ra quá nhiều mồ hôi.
Người mắc bệnh tăng tiết mồ hôi có thể do di truyền, sử dụng thuốc hoặc mắc bệnh các lý liên quan thần kinh. Ảnh: Globalnews .
Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi có thể là di truyền hoặc mắc các bệnh như viêm khớp, căng thẳng thần kinh, chấn thương tủy sống, rối loạn hệ máu và sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh.
Triệu chứng điển hình của bệnh là mồ hôi quá nhiều ở chân, tay và nách hoặc cả 3 vị trí. Đôi khi, các phần khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Tiết mồ hôi nhiều có thể gây ra ngượng ngùng, lo lắng hay bối rối trong giao tiếp xã hội do cơ thể có mùi hôi. Áo, vớ và giày cũng có thể bị sẫm màu.
Video đang HOT
Mồ hôi quá nhiều có thể thấm qua các lớp quần áo, làm gián đoạn hoạt động hàng ngày và gây lo lắng, bối rối, mất tự tin cho người trong cuộc. Bệnh xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi, kể cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở tuổi dậy thì.
Chẩn đoán và điều trị
Người mắc chứng tăng tiết mồ hôi được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra thể chất, xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm giúp nhân viên y tế loại trừ các bệnh tăng cường giáp, một bệnh gây ra những triệu chứng tương tự tăng tiết mồ hôi.
Tăng tiết mồ hồi khiến cuộc sống và tâm lý người mắc bị ảnh hưởng. Ảnh: Chirit .
Để điều trị tăng tiết mồ hôi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống hoặc dạng kem bôi da. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tự nhiên được khuyến cáo là uống đủ nước, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, thay đồ và vớ thường xuyên, không mặc quần áo bằng sợi nylon hoặc tổng hợp. Bên cạnh đó, việc dùng chất khử mùi và thuốc chống mồ hôi không mang lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo người thường xuyên đổ mồ hôi nên quản lý sinh hoạt khoa học, tránh stress, tắm rửa sạch sẽ, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tăng cường giao tiếp, xóa bỏ những mặc cảm cá nhân.
Về ăn uống, người bệnh nên hạn chế thức ăn cay, nặng mùi như hành tây, ớt, tỏi, rượu…, tránh thực phẩm nhiều dầu và chất béo, thực phẩm có chứa nhiều caffeine. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và nhiều vitamin sẽ giúp kiểm soát lượng mồ hôi.
5 thời điểm tuyệt đối không thể mang thai các cặp vợ chồng trẻ cần lưu ý
Đừng nghĩ sinh nở là việc dễ dàng, ngay khi bước vào giai đoạn chuẩn bị mang thai, các cặp đôi cần hiểu rõ thể trạng của mình, điều chỉnh lại cơ thể dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để thuận lợi bước vào thai kỳ trong trạng thái tốt nhất.
Trong 5 trường hợp sau, tuyệt đối không nên có thai.
Sinh con là chuyện đương nhiên, nhiều cặp vợ chồng trẻ thường suy nghĩ rằng muốn sinh con thì có thể mang thai bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, hiện nay, do ô nhiễm môi trường và các lý do khác, rất nhiều phụ nữ không thể thụ thai tự nhiên. Thậm chí ngay cả khi có can thiệp của khoa học kỹ thuật và thụ thai thành công, vẫn sẽ phát sinh những vấn đề khiến sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng.
Vì vậy, các cặp vợ chồng khi muốn có con phải lựa chọn khoảng thời gian phù hợp, cần lưu ý những tình huống và điều kiện. Trong 5 trường hợp sau, tuyệt đối không nên có thai.
1. Khi cơ thể ở trạng thái không khỏe mạnh
Nếu bạn rơi vào trạng thái lo lắng, trầm cảm lâu ngày, sức đề kháng yếu thì cần phải chăm sóc và điều dưỡng lại cơ thể trước khi quyết định mang thai. Bởi nếu mắc bệnh khi mang thai thì chất lượng của tinh trùng và trứng sẽ giảm sút, thậm chí nếu thụ thai thành công thì chất lượng phôi cũng giảm theo.
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
2. Mắc các bệnh mãn tính nhưng không được kiểm soát ổn định
Nếu đã từng bị tăng huyết áp, cường giáp, đái tháo đường và các bệnh khác, khi quyết định mang thai cần phải kiểm soát bệnh ổn định. Vì những bệnh này sẽ làm rối loạn quá trình tiết hormone, ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai đồng thời làm giảm chất lượng phôi thai, thậm chí tăng nguy cơ sảy thai sau khi thụ thai thành công.
3. Cân nặng không đạt tiêu chuẩn
Cái gọi là thiếu cân khi mang thai dùng để chỉ tình trạng thiếu cân hoặc thừa cân không nằm trong giới hạn bình thường, bản thân quá gầy sẽ không thể mang thai. Cụ thể thiếu cân thì chất lượng trứng sẽ giảm do suy dinh dưỡng, thậm chí có trường hợp thụ thai thành công sẽ bị sảy thai do không đủ dinh dưỡng và không tiết đủ hormone, hại mẹ và cũng hại cả con, rất nguy hiểm.
Ngược lại, nếu béo phì quá độ cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng rụng trứng khiến khả năng thụ thai bị suy giảm. Ngoài ra, phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp khi mang thai, do đó, phụ nữ béo phì cần giảm cân và chuẩn bị thật kỹ cho thai kỳ.
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
4. Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bệnh chuyên biệt
Các bệnh như viêm gan HBeAg, lupus ban đỏ hệ thống và một số các bệnh cần dùng thuốc đặc hiệu khác tuyệt đối không nên mang thai khi đang điều trị tập trung. Bởi vì các bệnh này có thể ảnh hưởng đến trứng và tinh trùng, thêm vào đó các tác dụng phụ độc hại của thuốc cũng có thể gây ra các vấn đề nan giải trong quá trình thụ tinh của trứng, ảnh hưởng trực tiếp cho sự phát triển của phôi thai.
5. Khi đàn ông căng thẳng
Hiện nay do công việc bận rộn, rất nhiều người đàn ông bị áp lực công việc dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi. Trong điều kiện này, tinh trùng rất dễ bị ảnh hưởng, dị dạng và lão hóa, việc có con sẽ gặp khó khăn. Cụ thể, trứng sẽ gặp vấn đề do tinh trùng không đạt chất lượng, dễ dẫn đến sảy thai ở nữ và thậm chí là dị tật, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi trong giai đoạn sau.
Vì vậy, đàn ông muốn có con phải tự điều chỉnh trạng thái tinh thần và thể chất. Khi gặp quá nhiều áp lực, hãy thả lỏng cơ thể và tinh thần, cố gắng suy nghĩ lạc quan, tìm niềm vui trong cuộc sống.
Một lần nữa xin nhắc nhở mọi người, đừng nghĩ sinh nở là việc dễ dàng, ngay khi bước vào giai đoạn chuẩn bị mang thai, các cặp đôi cần hiểu rõ thể trạng của mình, điều chỉnh lại cơ thể dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để thuận lợi bước vào thai kỳ trong trạng thái tốt nhất. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong cải thiện chất lượng của phôi và nuôi dưỡng những bào thai khỏe mạnh.
Dân văn phòng thường mắc những căn bệnh nào? Dưới đây là một số bệnh lý mà những người làm văn phòng cần lưu tâm. Thoái hóa cột sống, suy tĩnh mạch mãn tính... là những căn bệnh phổ biến mà dân văn phòng khó tránh khỏi. Dân văn phòng thường mắc các bệnh lý về mắt, đau mỏi các khớp. Trĩ và suy tĩnh mạch mạn tính Suy tĩnh mạch mạn...