Căn bệnh khiến em bé nguy kịch khi vừa chào đời
Trước khi sinh 3 ngày, chị L. mắc bệnh thủy đậu và không may lây cho con. Em bé vừa chào đời được bác sĩ chuyển thẳng vào khoa Hồi sức sơ sinh để điều trị tích cực.
Thủy đậu dù được xem là bệnh lành tính nhưng có thể gây biến chứng nặng đối với trẻ sơ sinh. Ảnh: Washington Post.
Trước khi sinh 3 ngày, thai phụ N.T.L. (ngụ huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) bất ngờ phát hiện bị thủy đậu. Em bé cũng được xác định mắc bệnh ngay khi mới chào đời.
Nhận định tình huống đe dọa tính mạng cho em bé, con chị L. ngay sau sinh đã được chuyển vào khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, điều trị. Tại đây, bé được cho thở oxy, truyền kháng sinh, truyền dịch điều trị triệu chứng. Sau vài ngày, bệnh nhi đáp ứng thuốc tốt, điều trị hiệu quả và được xuất viện.
Tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, đơn vị này còn điều trị cho một trẻ sơ sinh khác cũng mắc thủy đậu diễn biến nặng là bé P.T.M., 22 ngày tuổi, ngụ huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
Sau khi sinh 10 ngày, mẹ bé M. mắc thủy đậu nhưng vẫn tiếp xúc bình thường với con. Đến 21 ngày tuổi, trẻ có nhiều mụn phỏng nước ở tay, chân, được kê thuốc thoa nhưng không đỡ. Ngày hôm sau, gia đình thấy bé có bỏng nước lan ra toàn thân, kèm theo ho và quấy khóc nhiều, nên đưa vào bệnh viện kiểm tra.
Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, thủy đậu biến chứng viêm phổi nặng, chuyển khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh để thở máy, điều trị thuốc kháng virus, kháng sinh đường tĩnh mạch. Sau 12 ngày điều trị, tình trạng bé M. dần ổn định.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Trúc, khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, thủy đậu ở trẻ sơ sinh có thể gây bệnh nặng. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời và đúng phác đồ, trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn; các biến chứng về thần kinh; một số biến chứng khác như suy thượng thận, viêm cầu thận, tổn thương mắt, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Video đang HOT
Để phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng đầy đủ. Mẹ mắc thủy đậu phải được cách ly với trẻ cho đến khi không còn khả năng lây bệnh cho con (thường 2-3 tuần).
Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu mắc thủy đậu, phụ huynh không nên tự điều trị tại nhà mà cần đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây nguy hiểm cho trẻ.
Điều nguy hiểm khi mắc thủy đậu ít ai biết
Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, các nốt đỏ rất lâu khỏi và dẫn đến nhiều biến chứng.
Một số người bị biến chứng nghiêm trọng do bệnh thủy đậu có thể yếu đến mức phải nhập viện. Ảnh: Labbompastor.
Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em do virus varicella-zoster gây ra.
Trẻ thường dễ mắc bệnh thủy đậu vào mùa đông và mùa xuân, đặc biệt là từ tháng 3 đến tháng 5. Khi thanh thiếu niên và người lớn mắc bệnh này, họ có thể bị bệnh nặng.
Nguồn lây duy nhất là người bệnh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc do virus từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt của người bệnh bắn sang khi nói, ho, hắt hơi.
Virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi và họng, theo đường máu đến cư trú ở lớp tế bào thượng bì da và niêm mạc (niêm mạc miệng, kết mạc mắt...), gây nên những nốt phỏng ở đó.
Biến chứng nguy hiểm
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thủy đậu gây phát ban đỏ, ngứa, biến thành mụn nước chứa đầy chất lỏng. Sau đó, chúng đóng vảy, cuối cùng bong ra.
Một số trẻ chỉ xuất hiện một vài đốm, nhưng ở nhiều trẻ khác, đốm có thể bao phủ toàn bộ cơ thể. Những vết này thường xuất hiện trên mặt, tai và da đầu, dưới cánh tay, trên ngực và bụng, trên cánh tay và chân. Thường mất khoảng một tuần để tất cả mụn nước đóng vảy.
Các triệu chứng điển hình khác có thể bắt đầu xuất hiện 1-2 ngày trước khi phát ban bao gồm: Sốt, mệt mỏi, ăn mất ngon, đau đầu.
Các biến chứng do thủy đậu có thể xảy ra, nhưng không phổ biến ở những người khỏe mạnh mắc bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng do thủy đậu bao gồm:
Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn ở trẻ em, bao gồm nhiễm trùng liên cầu nhóm A.
Nhiễm trùng phổi (viêm phổi).
Nhiễm trùng hoặc sưng não (viêm não, mất điều hòa tiểu não).
Các vấn đề về chảy máu (biến chứng xuất huyết).
Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết).
Mất nước.
Một số người bị biến chứng nghiêm trọng do bệnh thủy đậu có thể yếu đến mức phải nhập viện, thậm chí tử vong.
Mặc dù hầu hết người bệnh mắc thủy đậu đều nhẹ và tự khỏi, một số trường hợp có thể dẫn đến một căn bệnh nghiêm trọng gọi là viêm cân hoại tử (hay "bệnh ăn thịt").
Ai có nguy cơ cao gặp biến chứng?
CDC cho hay bất cứ ai chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vaccine thủy đậu đều có thể mắc bệnh. Trẻ em thường phải nghỉ học từ 5 đến 6 ngày do bệnh thủy đậu rất dễ lây lan. Những người có thể mắc bệnh thủy đậu nghiêm trọng và có nguy cơ cao bị biến chứng bao gồm:
Trẻ sơ sinh.
Phụ nữ mang thai.
Những người có hệ miễn dịch yếu do bệnh tật hoặc thuốc men (bị HIV/AIDS hoặc ung thư; bệnh nhân được cấy ghép; đang hóa trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc sử dụng steroid lâu dài).
Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể truyền sang con trước và sau khi sinh. Em bé bị lây từ mẹ trước khi sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh như sẹo da, các vấn đề về mắt, tổn thương não hoặc tay và chân không được hình thành đầy đủ.
Trẻ sau khi sinh mắc thủy đậu có thể rất nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng trong tháng đầu đời.
Các trường hợp tử vong do thủy đậu rất hiếm do tiêm phòng vaccine có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, một số trường hợp tử vong do thủy đậu có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh, chưa được tiêm phòng.
Bé 5 tuổi phải nhập viện sau 6 ngày mắc thủy đậu Ngày thứ 6 từ khi bệnh thủy đậu khởi phát, trẻ xuất hiện nhiều nốt loét, mụn mủ và phỏng nước toàn thân. Bệnh nhi bị biến chứng của thủy đậu được điều trị tích cực tại bệnh viện. Ảnh: BVCC. Theo thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, bệnh nhi 5 tuổi, ngụ Lạng Sơn, mắc thủy đậu và điều...