Căn bệnh khiến đạo diễn Đông Hồng tử vong ngày càng gặp nhiều ở người trẻ
Bệnh đột quỵ để lại hậu quả vô cùng nặng nề khiến 50% trường hợp mắc sẽ tử vong. Điều đáng nói là tỷ lệ người trẻ mắc ngày càng cao.
Đột quỵ có xu hướng trẻ hoá
Tối qua, đạo diễn các bộ phim hài Tết Phạm Đông Hồng đột ngột qua đời ở tuổi 63 sau cơn đột quỵ trong bữa cơm. Sự ra đi đột ngột của ông khiến tất thảy người thân, đồng nghiệp vô cùng bàng hoàng.
Ít ai biết, tai biến mạch máu não (đột quỵ) là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau tim mạch, ung thư và đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật.
Báo cáo của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) năm 2016 cho thấy, mỗi năm thế giới có 17 triệu ca đột quỵ, trong đó 6 triệu trường hợp tử vong, 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật trong thời gian dài, thậm chí vĩnh viễn.
Tại Việt Nam, số liệu tổng hợp từ các BV có khoa thần kinh trên cả nước trong 3 năm gần đây cho thấy, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng, từ 1,7% lên 2,5%, trong đó tỉ lệ nam giới gấp 4 lần nữ, tương đương khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ mỗi năm.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 người tử vong vì đột quỵ
Bệnh thường xảy ra bất ngờ và để lại hậu quả vô cùng nặng nề, 50% số ca đột quỵ sẽ tử vong (nhiều hơn 94.000 ca tử vong vì ung thư mỗi năm), 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng sau cơn đột quỵ như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, biến chứng tâm lý, tâm thần… Trong đó tỉ lệ bị liệt chiếm khoảng 30%.
PGS.TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc TT Phục hồi chức năng, BV Bạch Mai cho biết, tình hình đột quỵ não tại Việt Nam hiện nay ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Theo thống kê, số bệnh nhân trẻ bị đột quỵ mỗi năm tăng khoảng 2%, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ.
Ông cho biết, trung tâm đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân dưới 30 tuổi bị đột quỵ não, trong khi độ tuổi phổ biến từ 50-60. Có một tỉ lệ lớn là học sinh, sinh viên bị vỡ mạch máu não do dị dạng mạch.
Hầu hết những trường hợp này chỉ đến khi vỡ mới biết do mạch máu phình bẩm sinh, to dần theo thời gian. Một số bệnh nhân có những dấu hiệu báo trước như đau đầu, nhưng thường bị bỏ qua vì nghĩ đến nguyên nhân khác.
Video đang HOT
Có thể dự phòng được
Theo PGS. Nguyễn Hoàng Ngọc, Giám đốc Trung tâm đột quỵ não, BV TƯ Quân đội 108, tuy đột quỵ là một bệnh nguy hiểm nhưng có thể dự phòng được.
Các nghiên cứu đều khẳng định, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch quốc gia, 8/10 bệnh nhân đột quỵ lần đầu đều mắc tăng huyết áp.
Tuy nhiên có tới gần 40% trường hợp huyết áp cao không được kiểm soát. Hậu quả, mỗi năm, số người tử vong vì tăng huyết áp mỗi năm cao hơn 10 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.
Trong khi chỉ cần giảm mỗi 2mmHg huyết áp sẽ giúp giảm 10% tử vong do đột quỵ. Nếu đưa được về huyết áp tối ưu 120/80 mmHg, sẽ phòng ngừa được biến chứng đột quỵ ở hầu hết các trường hợp.
Do đó người dân cần thay đổi lối sống, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỉ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng cholesterol có lợi, giảm cholesterol có hại.
Đồng thời tránh xa thuốc lá, kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường, ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp, hạn chế rượu bia…
Không tự ý dự phòng bằng an cung ngưu hoàng hoàn
Nhiều người Việt hiện có thói quen sai lầm khi tích trữ an cung ngưu hoàng hoàn để uống dự phòng đột quỵ.
Người dân không nên tích trữ an cung ngưu hoàng hoàn phòng đột quỵ
Tuy nhiên BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ khẳng định, việc uống an cung để phòng tai biến là vô tác dụng. Tai biến mạch máu não gồm thể chảy máu não (xuất huyết não) và nhồi máu não (tắc mạch não). Để kết luận bệnh nhân bị thể nào, bác sĩ phải chụp chiếu, xét nghiệm cẩn trọng.
Theo đó, thuốc này chỉ có chỉ định dùng trong trường hợp bị tai biến nhồi máu não, khi đó có thể giúp giảm đông máu, tuy nhiên bệnh nhân vẫn có nguy cơ chảy máu trong vùng nhồi máu.
Ngược lại, nếu bị tai biến mạch máu não, uống an ngưu hoàng hoàn càng nguy hiểm vì gia tăng chảy máu, vì máu không thể đông lại. Bằng chứng, tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ từng tiếp nhận bệnh nhân chảy máu toàn thân vì uống an cung ngưu hoàng hoàn.
3 dấu hiệu của đột quỵ
Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội. Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo. Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.
Trong khi chờ xe cấp cứu 115, càng nhanh càng tốt cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng.
Thời gian vàng đưa bệnh nhân đột quỵ đến các cơ sở y tế chuyên sâu là 4,5-6 giờ đầu. Khi đó các bác sĩ tại bệnh viện lớn sẽ dùng phương pháp tiêu sợi huyết để điều trị, tránh di chứng.
Minh Anh
Theo vietnamnet
Lạm dụng tiêm thuốc dưỡng não, coi chừng mất mạng
Vừa qua, một bệnh nhân nữ 67 tuổi ở Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh đến trạm y tế khám do bị nhức đầu. Sau khi khám bệnh, y tế xã dùng thuốc tiêm dưỡng não để điều trị nhưng người bệnh tử vong sau đó vài giờ.
Hiện, cơ quan chức năng đang điều tra để biết rõ thuốc dưỡng não sử dụng và xác định nguyên nhân tử vong cụ thể. Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo nhằm chấm dứt ngay tình trạng lạm dụng tiêm thuốc dưỡng não trong cộng đồng.
Các loại thuốc dưỡng não, bổ não
Thực tế hiện nay, người dân khi bị mắc các triệu chứng thông thường như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày khi chuyển tư thế một cách đột ngột... thường cho rằng mình bị thiếu máu não nên phải điều trị bằng tiêm thuốc dưỡng não hay bổ não. Thực ra, thuốc dưỡng não hay bổ não còn được gọi là thuốc hướng não - một loại thuốc sử dụng trong khoa thần kinh với nhiều tên thuốc khác nhau gồm: cholin alfoscerat, cerebrolysin, citicolin, vinpocetin, cavinton, cinnarizin, piracetam, gingko biloba...
Các nhà khoa học đã chia thuốc dưỡng não hay bổ não thành 3 nhóm gồm: Nhóm có tác dụng làm tăng sử dụng oxy của tế bào não như piracetam, cerebrolysin, citicolin...; Nhóm có tác dụng làm giãn mạch máu não như cavinton, cinnarizin... và nhóm kết hợp thuốc của hai nhóm trên như phezam gồm piracetam phối hợp cinnarizin...
Cấp cứu một trường hợp sốc phản vệ.
Các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc tiêm dưỡng não
Như vậy, với các nhóm thuốc dưỡng não hay bổ não khác nhau đã nêu ở trên, có loại là thuốc uống nhưng có loại có cả thuốc uống lẫn thuốc tiêm. Khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, nhất là thuốc tiêm thì hiện tượng sốc phản vệ sau khi tiêm thuốc là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh là điều cần phải luôn cảnh báo.
Bác sĩ và nhân viên y tế phải hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng các loại thuốc, kể cả thuốc bổ thông thường như thuốc dưỡng não hay bổ não. Cần hỏi kỹ tiền sử dị ứng, phản ứng thuốc gây sốc phản vệ trước đó để cân nhắc trước khi sử dụng.
Bệnh nhân cũng không nên tùy tiện sử dụng thuốc theo sự mách bảo, truyền miệng của người khác mà không có chỉ định của bác sĩ dù quan niệm đó là thuốc bổ.
Thực chất thuốc dưỡng não hay bổ não là thuốc kích thích làm tăng khả năng hoạt động của não qua tác dụng giãn mạch máu não và đưa oxy lên não nhiều hơn, người dùng cảm thấy hưng phấn và dễ chịu khi sử dụng; nếu dùng liên tục thì người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, khi dùng các loại thuốc tiêm truyền nói chung, thuốc dưỡng não nói riêng, người dùng có thể gặp các tác dụng phụ như sưng, đỏ, mẩn ngứa... tại vị trí tiêm, nặng hơn có thể gặp dị ứng, rối loạn tiêu hóa..., sốc phản vệ là tác dụng không mong muốn nặng nề nhất, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Thận trọng sử dụng thuốc tiêm cho người cao tuổi
Trường hợp bệnh nhân nữ tuổi đã cao bị tử vong khoảng vài giờ sau khi tiêm thuốc dưỡng não chưa rõ tên thuốc khi đến trạm y tế xã để khám bệnh chỉ với triệu chứng nhức đầu. Triệu chứng nhức đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ sở y tế cần phải khám kỹ để có chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh trước khi chỉ định điều trị và sử dụng thuốc hợp lý. Nếu phải sử dụng thuốc để điều trị, nên chọn loại thuốc uống, còn loại thuốc tiêm chỉ nên dùng khi không có loại thuốc uống hoặc người bệnh không thể uống được chứ không nên dùng thuốc tiêm để can thiệp ngay từ đầu. Đơn cử thuốc piracetam giúp tăng cường oxy cho tế bào não, thường dùng để trị chứng nhức đầu, chóng mặt... có cả hai loại thuốc uống và thuốc tiêm, vì vậy có thể sử dụng thuốc uống thay vì thuốc tiêm cho người cao tuổi để hạn chế khả năng phản ứng không mong muốn của thuốc, đặc biệt là sốc phản vệ.
Cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế đừng quan niệm rằng thuốc tiêm dưỡng não hay bổ não có tác dụng tốt hơn thuốc uống và lạm dụng một cách không cần thiết. Tình trạng này cần được chấm dứt kịp thời kẻo nguy hại cho tính mạng và sức khoẻ của nhân dân. Đây là vấn đề cần được các cơ quan chức năng, các thầy thuốc và người bệnh đặc biệt quan tâm để hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra tương tự.
BS. NGUYỄN TRÂM ANH
Theo suckhoedoisong.vn
Căn bệnh khiến 'Chí Phèo' Bùi Cường đột ngột qua đời còn gây chết nhiều hơn ung thư Đây là căn bệnh có tỉ lệ chết nhiều hơn cả ung thư và 90% người mắc đều để lại di chứng hết sức nặng nề. Xảy ra bất ngờ, chết nhiều hơn ung thư NSƯT Bùi Cường, người nổi tiếng với vai Chí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy vừa đột ngột qua đời do tai biến mạch máu não. Theo...