Căn bệnh khiến cô gái nổi mụn muốn tự sát
Mỗi ngày, cô gái mất hơn 3 giờ để đi mua trái cây về ăn cho da đẹp. Các bác sĩ xác định cô gái mắc bệnh rối loạn mặc cảm ngoại hình, cần phải khám chuyên khoa tâm thần.
Ngày 18-10, tại TP.HCM, Hội nghị khoa học Da liễu miền Nam năm 2020 do Bệnh viện (BV) Da liễu TP.HCM tổ chức với chủ đề “Những thách thức hiện nay trong chuyên ngành da liễu” đã thu hút gần 1.000 đại biểu với nhiều bài báo cáo, nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực.
100% thường soi gương
Đáng chú ý, một nhóm tác giả của BV Da liễu TP.HCM và BV Tâm thần TP.HCM đã thực hiện nghiên cứu và lần đầu tiên đề cập đến căn bệnh rối loạn mặc cảm ngoại hình ở những bệnh nhân (BN) đi khám về thẩm mỹ. Theo nhóm tác giả, rối loạn mặc cảm ngoại hình là bệnh lý biểu hiện bởi tình trạng chú ý quá mức đến những thay đổi nhỏ trên cơ thể. Dữ liệu gần đây cho thấy tỉ lệ bệnh lý này khá cao ở nhóm BN làm thẩm mỹ nhưng đến nay ở Việt Nam chưa có thông tin về tần suất và đặc điểm của căn bệnh này đối với nhóm BN này.
Nghiên cứu được nhóm tác giả thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6-2020, đối với 173 BN đến khám tại Khoa thẩm mỹ da của BV Da liễu TP.HCM, có độ tuổi từ 20 đến 43. Trong đó, nữ chiếm đa số, 82% có trình độ từ cấp III trở lên, 74,57% có vấn đề thẩm mỹ ở vùng mặt cổ, 85% BN có những khiếm khuyết thẩm mỹ được đánh giá từ mức 3 trở lên (có khiếm khuyết thấy rõ khi nhìn gần).
Sau khi khảo sát, nhóm tác giả phân loại 11 trường hợp BN, đa số là nữ trẻ, có tình trạng rối loạn mặc cảm ngoại hình, chiếm 6,36%, phần lớn không có trị liệu trước đó hoặc có những trị liệu không xâm lấn. 100% mắc bệnh này có trình độ học vấn từ cấp III trở lên và không có tiền căn gia đình mắc bệnh tâm thần. Trong đó có bốn BN bị mụn trứng cá, ba BN bị sẹo lồi, hai BN bị sạm da, một BN đi khám về vấn đề mạch máu và một BN đi khám do lỗ chân lông to. Thời gian mắc bệnh kéo dài ở những BN này trung bình 9,8 năm.
Các BN có những đặc điểm chung như thường soi gương (100%), tự so sánh khuyết điểm của mình với người khác (90,91) và thường hỏi người khác về các khuyết điểm của mình (54,55%).
Đáng lưu ý, có một BN nữ chỉ bị mụn nhẹ nhưng có ý định tự sát như muốn nhảy lầu. Mỗi khi có một nốt mụn nổi lên, cô cảm giác tự ti, không muốn đi làm và không muốn giao tiếp với ai. Mỗi ngày, cô gái mất hơn 3 giờ để đi mua trái cây về ăn cho da đẹp. Cô thường xuyên đến Khoa thẩm mỹ da của BV than phiền về tình trạng mụn của mình. Các bác sĩ đã hướng dẫn cô đi khám chuyên khoa tâm thần do có ý định tự sát là biểu hiện nặng của rối loạn mặc cảm ngoại hình nhưng cô không đồng ý.
Theo nhóm tác giả, nghiên cứu cũng có mặt hạn chế do được thực hiện trong giai đoạn dịch COVID-19 nên có thể tỉ lệ BN rối loạn mặc cảm ngoại hình không cao vì phần lớn những BN này có trình độ học thức và nhận thức cao, họ rất chăm lo cho sức khỏe và ngoại hình của mình nên sẽ hạn chế đi khám trong mùa dịch hơn so với giai đoạn trước đây. Bên cạnh đó, nhiều BN có biểu hiện của rối loạn mặc cảm ngoại hình nhưng lại từ chối tham gia nghiên cứu.
Bệnh nhân đến điều trị thẩm mỹ da tại BV Da liễu TP.HCM. Ảnh: BVCC
Rối loạn mặc cảm ngoại hình là gì?
Theo TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc BV Da liễu TP.HCM, thành viên của nhóm tác giả, ngày nay những kỹ thuật và công nghệ trị liệu thẩm mỹ y khoa với khả năng xâm lấn tối thiểu ngày càng trở nên phổ biến. Ở Mỹ, 80% những kỹ thuật thẩm mỹ được thực hiện là các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Ở Đức và Anh, tỉ lệ thực hiện các thủ thuật này cũng khá cao.
Theo trào lưu của thế giới, số lượng BN đến khám và thực hiện các thủ thuật xâm lấn tại Khoa thẩm mỹ da của BV Da liễu TP.HCM ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây. Bên cạnh những BN có các vấn đề thẩm mỹ thật sự cần để giải quyết, một số lượng không nhỏ những BN lại tỏ ra buồn rầu và mặc cảm với những khuyết điểm không đáng kể về bề ngoài của mình. Do đó, dù đã can thiệp thẩm mỹ, họ vẫn không thấy hài lòng với kết quả đạt được. Vì ở những đối tượng này, nỗi lo lắng về ngoại hình trở nên quá mức và bị cường điệu hóa. Việc lo lắng quá mức với những khiếm khuyết nhỏ trên cơ thể là biểu hiện chính của tình trạng rối loạn mặc cảm ngoại hình, được phân loại vào nhóm rối loạn tâm thần và thể chất trong phiên bản gần đây của DSM-5 ( Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần, phiên bản thứ năm).
Mặt khác, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng trong khi tần suất rối loạn mặc cảm ngoại hình trong dân số chung khoảng 2%, ở những BN có bệnh da tổng quát tỉ lệ dao động 8,5%-15% thì ở những BN tìm kiếm những can thiệp thẩm mỹ, tỉ lệ này chiếm 2,9%-53,6%.
Đối với những trường hợp nặng, BN có thể sống tách biệt với xã hội, chất lượng cuộc sống giảm, thậm chí có thể có ý định tự tử.
“Điều này cho thấy tần suất rối loạn mặc cảm ngoại hình ở những BN đến khám và có nhu cầu điều trị thẩm mỹ cao hơn so với dân số chung. Các bác sĩ da liễu cần chú ý đến những đặc điểm của các BN này để có hướng điều trị thích hợp” – BS Hào khuyến cáo.
300 triệu đồng hướng về miền Trung
Hội nghị là cơ hội để các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành da liễu nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường thế mạnh của chuyên ngành da liễu trong sự phát triển của ngành da liễu Việt Nam.
TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc BV Da liễu TP.HCM, trao số tiền ủng hộ cho bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM. Ảnh: LA
Tại hội nghị, hướng về đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt, BV Da liễu TP.HCM đã ủng hộ số tiền 300 triệu đồng để hỗ trợ, giúp đỡ người dân khắc phục khó khăn.
Thời tiết giao mùa: Cần chú ý gì để bảo vệ làn da?
Thời tiết chuyển mùa gây ra nhiều vấn đề về da như: bong tróc, nổi mụn, kích ứng,... Vì thế, việc chăm sóc da là vô cùng quan trọng để giúp chị em có làn da căng mịn, sáng bóng.
Thời tiết giao mùa: Cần chú ý gì để bảo vệ làn da?
Không chủ quan chỉ vì thời tiết mát mẻ
Theo BSCKII Nguyễn Tiến Thành - Phó trưởng Khoa Laser và săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương, trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa như hiện nay, làn da có thể xuất hiện nhiều phản ứng khác nhau. Có người sẽ cảm thấy da trở nên tiết dầu nhiều hơn, có người lại thấy da lên mụn, bong tróc vảy da và hơi mẩn ngứa ở da mặt.
BSCKII Nguyễn Tiến Thành - Phó trưởng Khoa Laser và săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương
BS Thành phân tích: "Những biến đổi trên da khi đổi mùa khiến da bị xỉn màu hoặc tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Do đó, ngay khi thời tiết thay đổi thì mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ, phải chú ý hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ làn da. Nguyên tắc là phải giữ cho da không được quá khô, cũng không quá dầu".
BS Thành cũng lưu ý rằng, kiểu thời tiết mát mẻ của mùa thu cũng khiến mọi người thường gặp phải một số vấn đề trong chăm sóc da.
"Vì tiết trời mát, se lạnh nên chúng ta bỏ quên việc uống nước, không chỉ khiến da bị khô, mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng quát. Do đó, vẫn cần đảm bảo uống đủ nước theo khuyến nghị. Bên cạnh đó, dù trời không quá nắng nhưng mọi người vẫn nên dùng kem chống nắng ít nhất 2 lần/ngày với độ SPF trong khoảng 30-50", BS Thành khuyến nghị.
Với kiểu thời tiết hiện nay, nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF trong khoảng 30-50
Chuyên gia này cũng thông tin thêm, kem chống nắng gồm nhiều loại: kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hoá học... Nếu làn da của chị em là da dầu, dễ nổi mụn hoặc đang có mụn thì không nên dùng kem chống nắng vật lý vì nó có thể gây bóng nhờn, khiến việc trị mụn không hiệu quả...
Dưỡng ẩm đúng cách để đạt hiệu quả cao
Với kiểu thời tiết khô hanh, việc giữ ẩm cho làn da là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải ai cũng biết cách dưỡng ẩm đúng cho làn da, bởi việc sử dụng các sản phẩm để dưỡng ẩm không thể rập khuôn một cách cứng nhắc, mà phải biết thay đổi linh hoạt theo tình hình thực tế của thời tiết để đạt hiệu quả cao nhất.
Với kiểu thời tiết khô hanh, việc giữ ẩm cho làn da là điều hết sức cần thiết
Theo BS Hoàng Văn Tâm - Giảng viên Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội, việc lựa chọn loại dưỡng ẩm cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời tiết, vị trí tổn thương do khô, đặc điểm của vị trí tổn thương khô, độ tuổi của người bôi,....
Chuyên gia này phân tích kỹ hơn:
-Thời tiết: Với thời tiết khô hanh, các sản phẩm dưỡng ẩm dạng dung dịch dưỡng ẩm không sâu và chỉ duy trì hiệu quả trong thời gian ngắn. Vì vậy, chúng ta ưu tiên dùng loại mỡ hoặc kem. "Cần chú ý theo dõi độ ẩm không khí hàng ngày để có cách dưỡng ẩm hiệu quả. Cụ thể, khi độ ẩm không khí
Cách dưỡng ẩm phải thay đổi linh hoạt theo tình hình thực tế của thời tiết để đạt hiệu quả cao nhất
-Vị trí tổn thương: Đối với các tổn thương ở mặt chú ý không dùng các loại dưỡng ẩm có thể gây mụn nhân và trứng cá. Với các đối tượng da bị mụn hoặc có xu hướng mụn nên ưu tiên sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần chính là glycerin. Nếu tổn thương ở bàn tay và bàn chân nên ưu tiên loại dưỡng ẩm chứa ure. Trong khi đó, nếu tổn thương nằm ở vùng lông như da đầu, ưu tiên dùng dạng dung dịch.
-Đặc điểm tổn thương: Với tổn thương đang giai đoạn chảy dịch cần ưu tiên lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm được trình bày ở dạng dung dịch. Trường hợp tổn thương khô da dày sừng nhiều cần ưu tiên dạng mỡ.
-Lứa tuổi: Ure có thể gây kích ứng và rối loạn chức năng thận ở trẻ nhỏ. Do đó, các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa chất này không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ.
Nếu không muốn hỏng dạ dày, nên ăn rau cùng mì tôm Ăn nhiều mì tôm không hề tốt nhưng nếu biết cách ăn, đó lại trở thành món ăn khó quên nhất. Bận rộn, không có thời gian cắm cơm, rất nhiều người trong chúng ta thực hiện món ăn 3 phút thần thánh - mì ăn liền (mì tôm). Không phủ nhận, ăn nhiều mì tôm không tốt, nếu bạn ăn mỳ tươi...