Căn bệnh dạ dày Ninh Dương Lan Ngọc gặp phải, lo sợ thành ung thư đáng sợ cỡ nào?
Nữ diễn viên 9X nói dạ dày của cô loét nặng, chảy máu nhiều, kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư.
Trong bài phỏng vấn mới nhất của diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc , cô chia sẻ cô mắc bệnh đau dạ dày kinh niên.
Diễn viên 9X cho hay có thời gian cô vì muốn thay đổi hình tượng đẹp hơn nên chủ động nhịn ăn, nhịn dần trở thành thói quen. Trong một ngày, người đẹp này có thể nhịn cả bữa trưa, tối, khi mệt lại chỉ uống nước ngọt. Chính điều này dẫn đến những vấn đề sức khỏe.
Người đẹp tỏ ra “nghiện” uống nước ngọt, khi không thể không lạm dụng nó. “Không có nó, tôi có cảm giác không thể làm việc” – cô nói, dù tôi biết nó không tốt cho sức khỏe.
Diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc
Đến khi bị bệnh đau dạ dày (bao tử) hành dữ dội, người đẹp phim Cô Ba Sài Gòn mới hạn chế dùng. Vừa qua, nữ diễn viên sinh năm 1990 sang Singapore kiểm tra tổng quát và chữa bệnh loét dạ dày nặng. “Bác sĩ cho biết dạ dày của tôi bị loét nặng, chảy máu nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến ung thư” – cô cho biết.
Các bác sĩ Bệnh viện K cho biết, ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2018 có hơn 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Tại Bệnh viện K, mỗi năm có khoảng trên 2.000 ca phẫu thuật ung thư dạ dày.
TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K, cho biết có nhiều thói quen ăn uống của người dân khiến nguy cơ ung thư dạ dày tăng cao. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, người có thói quen ăn nhiều đồ muối, hun khói, ăn nhiều thịt, ít chất xơ, ít rau, những người béo phì có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn.
Viêm loét dạ dày là tên gọi chung của các bệnh đau dạ dày. Tùy theo vị trí của vết viêm, vết loét mà các bệnh có tên gọi khác nhau, ví dụ như đau thượng vị dạ dày, viêm hang vị, viêm bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tâm vị…
Viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có hẹp môn vị dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, nặng nề hơn là ung thư dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, trong đó có thể do nhiễm vi khuẩn HP; Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn nhiều thức ăn quá cay, quá chua, thức ăn khó tiêu, không nhai kỹ thức ăn mà đã nuốt…; uống nhiều rượu, bia, chè đặc, cà phê đặc…
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, người bị viêm loét dạ dày cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc chống viêm giảm đau, thuốc điều trị bệnh; do ăn hoặc uống phải các chất độc hại, có nhiễm khuẩn; do quá căng thẳng, stress, lo nghĩ nhiều…
Video đang HOT
Viêm loét dạ dày có thể bắt đầu bởi những cơn đau âm ỉ sau hoặc trước bữa ăn, nhiều người còn cảm thấy đau nhiều vào ban đêm. Cơn đau từ âm ỉ dần trở nên dữ dội theo cấp độ nặng của bệnh. Tình hình này có thể kéo dài một vài ngày rồi biến mất, nhưng cũng có khi cơn đau xuất hiện liên tục đến vài tuần, thậm chí là vài tháng hoặc cả năm.
Người bệnh còn cảm thấy khó tiêu, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, buồn nôn… Viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có hẹp môn vị dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, nặng nề hơn là ung thư dạ dày.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Với ung thư dạ dày, nên định kỳ nội soi dạ dày mỗi năm 1-2 lần, nếu kết quả bình thường thì có thể cách 2 năm nội soi một lần. Từ ngoài 40 tuổi nên tầm soát ung thư.
Theo Giadinh.net
Dấu hiệu ung thư bàng quang dễ bị bỏ qua, đến viện ngay kẻo muộn
Ung thư bàng quang là loại ung thư xảy ra ở bàng quang- cơ quan rỗng nằm tại vùng bụng dưới có chức năng chứa nước tiểu do thận thải ra.
Nguyên nhân ung thư bàng quang đến nay vẫn chưa hoàn toàn rõ rệt, có những trường hợp ung thư bàng quang không tìm ra nguyên nhân.
Ung thư bàng quang có liên quan đến hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất.
Bản chất của ung thư bàng quang là các tế bào trong bàng quang bị đột biến. Các tế bào bình thường sẽ phát triển bất thường, không kiểm soát được và tạo thành khối u tại bàng quang.
Các triệu chứng thường gặp ở ung thư bàng quang
Đi tiểu ra máu
Đây là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư bàng quang cơ bản nhất. Theo tính toán, cứ 10 người mắc ung thư thì có 8 - 9 người đi tiểu có sự xuất hiện của máu thường, máu huyết.
Đi tiểu đau
Cũng giống như đi tiểu ra máu, đi tiểu đau là triệu chứng khá phổ biến. Chúng làm hình thành nên các cơn đau dữ dội. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu này, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Đi tiểu rắt
Người mắc ung thư bàng quang thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi có lượng nước tiểu rất ít.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Mắc viêm hay nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên. Trong trường hợp này, cần lưu ý bởi rất có thể tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển.
Bệnh nhân mắc ung thư bàng quang có nguy cơ thiếu máu cao. Đôi khi, chúng khiến người bệnh lầm tưởng đến một vài bệnh lý khác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên chủ quan bởi nó là dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư đang phát triển mạnh. Ảnh minh họa: Internet
Xuất hiện các cơn đau
Cơ thể xuất hiện những cơn đau tại khu vực dưới lưng, xung quanh thận. Lúc này, bạn nên đi khám để chuẩn đoán và phát hiện bệnh trước khi có biến chứng.
Chân sưng phù
Mặc dù sưng chân không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu sưng chân trong nhiều ngày liền thì tuyệt đối không nên chủ quan. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Giảm cân
Giảm cân không phanh là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Các tế bào ung thư đang có dấu hiệu lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể.
Đau nhức xương
Người mắc ung thư bàng quang thường xuất hiện các cơn đau xương. Ngoài ra, còn đau tại vùng trực tràng, hậu môn hay thậm chí là vùng xương chậu.
Giảm cân không phanh là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Các tế bào ung thư đang có dấu hiệu lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể. Ảnh minh họa: Internet
Thiếu máu
Bệnh nhân mắc ung thư bàng quang có nguy cơ thiếu máu cao. Đôi khi, chúng khiến người bệnh lầm tưởng đến một vài bệnh lý khác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên chủ quan bởi nó là dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư đang phát triển mạnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh ung thư bàng quang
Cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, các yếu tô nguy cơ ung thư bàng quang vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến ung thư bàng quang là:
Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn những người trẻ.
Người da trắng dễ có nguy cơ ung thư bàng quang hơn người chủng tộc khác.
Đàn ông dễ bị ung thư bàng quang hơn phụ nữ.
Tiền sử gia đình có người mắc phải ung thư bàng quang là yếu tô nguy cơ của bệnh.
Người đã bị ung thư bàng quang cũng có khả năng tái phát do đã điều trị với thuốc chống ung thư cyclophosphamide làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn hai đến ba lần so với những người không hút thuốc lá.
Nghề nghiệp dễ mắc ung thư như làm cao su, chất hóa học, da thuộc, thợ làm tóc, thợ kim khí, thợ in, thợ dệt, tài xế xe tải. Đây là những ngành nghề tiếp xúc thường xuyên với những chất sinh ung.
Những người bị nhiễm ký sinh trùng cũng có nguy cơ ung thư bàng quang.
Ngoài ra, các bệnh lý viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn nhiều lẫn hoặc sử dụng ống thông đường tiểu lâu ngày cũng gây nên ung thư bàng quang.
Theo Tiền phong
Dấu hiệu báo động ung thư ruột dễ bị lầm là rối loạn tiêu hóa Nguy cơ tử vong vì ung thư ruột có thể tăng gần 9 lần nếu một số dấu hiệu "báo động đỏ" bị lầm tưởng là rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh nhân xấu hổ, ngại chia sẻ. Các số liệu mới được Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh công bố một lần nữa cảnh báo cộng đồng về ung thư ruột,...