Căn bệnh cứ 10 người thì có 9 người mắc và ‘thủ phạm’ gây nên là gì?
Theo các bác sĩ, từ xa xưa người ta đã nói ‘Thập nhân cửu trĩ’ (cứ 10 người thì có đến 9 người mắc bệnh trĩ). Đây là một trong những bệnh phổ biến ở vùng hậu môn.
Thủ phạm gây trĩ
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngày càng gia tăng nhất là trong xã hội công nghiệp, con người lười vận động, ngồi nhiều hơn càng khiến bệnh trĩ nặng hơn.
Gần đây, em Nguyễn Thế Anh – 19 tuổi, sinh viên đại học ở Hà Nội thường xuyên đi ngoài ra máu. Em lên mạng tìm kiếm thấy dấu hiệu sợ ung thư nên lo lắng tới bệnh viện khám. Kết quả nội soi trực tràng bác sĩ cho biết Thế Anh bị trĩ nội độ 2.
Trường hợp của chị Đào Thị H. 34 tuổi, Hà Nội đến khám vì sa búi trĩ. Chị H. cho biết sau hai lần sinh con chị khổ sở vì trĩ, đi lại cũng đau. Chị H. nghe mọi người nói đốt sóng cao tần trị trĩ nên đã đến phòng khám đốt và tốn cả 70 -80 triệu đồng vẫn không đỡ.
PGS Hùng cho biết bênh tri do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn. Bệnh xuất hiện không rõ ràng, khó xác định được thời gian bắt đầu của bệnh trĩ.
Các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh trĩ thường gặp là: Bắt đầu ở những người sau tuổi 30, người bị táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Yếu tố di truyền cũng là một nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.
Ngoài ra đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn là những nguy cơ khiến người bệnh mắc bệnh trĩ.
Video đang HOT
Chẩn đoán bệnh trĩ chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng. Người bệnh thường có hai triệu chứng cơ bản là: đi ngoài ra máu đỏ tươi và sa trĩ. Sa búi trĩ có thể bị tắc nghẽn do huyết khối. Triệu chứng thường thấy là sờ được một cục cứng và đau bên ngoài hậu môn. Áp lực tăng cao do một số nguyên nhân kể trên lên búi trĩ sẽ gây vỡ và huyết khối được thoát ra ngoài.
Ngoài ra có những triệu chứng cơ năng khác như: táo bón, chảy dịch hậu môn, rối loạn tự chủ hậu môn… Trĩ bình thường không đau, khi thấy đau có thể do biến chứng tắc mạch hay kèm bệnh khác.
Ảnh PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám và tư vấn cho người bệnh
Phương pháp điều trị
Việc điều trị trĩ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tự điều trị dẫn tới biến chứng, có những trường hợp dẫn tới loét cả trực tràng.
Nếu ở các thể nhẹ, bác sĩ khuyến cáo điều trị nội khoa: Vệ sinh, dinh dưỡng, thuốc, thực phẩm chức năng.
Vệ sinh – dinh dưỡng: Tại hậu môn, sau khi đi ngoài rửa nước ấm (xịt nước), ngâm hậu môn trong nước ấm. Không ngồi xổm, vác nặng. Sống lành mạnh, dưỡng sinh, tập luyện nhẹ nhàng, thiền, yoga, đi bộ… Chú ý đặc biệt ăn uống: tránh các thức ăn nóng, cay, rượu bia, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước. Khi ăn cần tăng chất xơ trong chế độ ăn uống là một trong các cách tốt nhất để làm mềm phân. Lượng chất xơ được khuyên dùng là khoảng 20g đến 35g mỗi ngày – chất xơ có nhiều trong hoa quả và rau xanh.
Điều trị bằng thủ thuật: Một số thủ thuật hiện đang được sử dụng: Tiêm trĩ, thắt vòng cao su, tia laser, điện từ trường. Thắt búi trĩ bằng dây cao su là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Tỉ lệ thành công khoảng 70 đến 80% bệnh nhân. Ở phương pháp này, dây cao su hoặc vòng được đặt xung quanh mô cơ trong bệnh trĩ nội. Khi nguồn cấp máu bị hạn chế, phần mô sẽ teo lại và rụng trong vài ngày.
Điều trị bằng phẫu thuật, PGS Hùng cho biết có nhiều phương pháp mổ trĩ phụ thuộc vào độ nặng của bệnh như: Phẫu thuật Longo, phẫu thuật triệt mạch, treo trĩ; phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: phương pháp cắt trĩ hở để hở vết thương (phương pháp Milligan-Morgan hoặc phương pháp cắt trĩ kín khâu lại vết thương như phương pháp Ferguson)…
Bệnh trĩ không được điều trị lâu ngày sẽ làm cho toàn thân thiếu máu mạn tính, sút cân, giảm thể lực, có thể tắc mạch, chảy máu, hoại tử trĩ…
Để phòng bệnh, PGS Hùng khuyến cáo cần vệ sinh hậu môn sau đại tiện, tránh táo bón, tránh ngồi lâu. Hàng ngày, cần ăn nhiều chất xơ, hoa quả chín, uống đủ nước, vận động, tập thể dục thể thao…
Sụt cân, đi ngoài ra máu, người đàn ông bất ngờ mắc 2 bệnh ung thư
Người đàn ông quê Thái Bình mắc cùng lúc cả ung thư dạ dày và ung thư trực tràng. Theo bác sĩ đây là một trường hợp hiếm gặp.
Khoa Phẫu thuật Ống Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) vừa thực hiện thành công ca mổ nội soi hoàn toàn cắt dạ dày đầu xa, vét hạch và cắt toàn bộ mạc treo trực tràng.
Bệnh nhân là ông N.VM., 58 tuổi, ở Thái Bình. Trước đó, ông có biểu hiện đau bụng, sụt cân, đi ngoài ra máu. Sau một thời gian các triệu chứng này không đỡ, người nhà đưa ông đến khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội).
Tại đây sau khi thăm khám, ông được chỉ định nội soi dạ dày, trực tràng. Kết quả phát hiện vết loét lớn ở góc bờ cong nhỏ của dạ dày, nghi ngờ ung thư, kèm theo viêm xung huyết phù nề, trợt rải rác. Tại trực tràng, phát hiện một khối u sần sùi nham nhở đã bịt kín lòng đại tràng cách hậu môn 12cm.
Bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày, trực tràng.
Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng đồng thời lấy bệnh phẩm để sinh thiết. Kết quả, bệnh nhân xuất hiện cùng lúc hai khối ung thư (ung thư hang vị cT3N1M0 và ung thư trực tràng 1/3 giữa cT3N1M0). Đây là một trường hợp hiếm gặp tại bệnh viện khi một bệnh nhân vừa mắc ung thư dạ dày vừa mắc ung thư trực tràng.
Theo BS Nguyễn Tô Hoài, khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa, Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong y văn, xuất hiện cùng lúc hai loại ung thư dạ dày và ung thư trực tràng trên cùng một bệnh nhân là rất hiếm gặp. Theo tác giả Lee JH (2006) và Saito S (2008) cho thấy tần suất gặp đồng thời hai loại ung thư dạ dày và trực tràng khoảng từ 1,3% đến 3,9%.
Phẫu thuật là điều trị cơ bản cho những trường hợp mắc đồng thời ung thư dạ dày và ung thư trực tràng. Bệnh nhân trên được chỉ định mổ nội soi.
Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày hay ung thư trực tràng đã được thực hiện nhiều nơi trong và ngoài nước. Tuy nhiên áp dụng phẫu thuật nội soi hoàn toàn đồng thời cắt dạ dày đầu xa (cắt gần hết dạ dày), vét hạch và cắt toàn bộ mạc treo trực tràng theo các tác giả Greenblatt DY (năm 2011) và Koeda (năm 2011) có rất ít báo cáo, BS Hoài cho biết
Các miệng nối được thực hiện hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi trong ổ bụng, chỉ mở bụng tối thiểu (4cm) để lấy bệnh phẩm.
Theo phẫu thuật mổ mở trước đây, bác sĩ sẽ phải mở bụng đường trắng giữa kéo dài từ khớp mu tới mũi ức. Đây là một trong những nguyên nhân gây đau nhiều, có thể xuất hiện các biến chứng vết mổ và làm chậm quá trình hồi phục sau mổ cũng như ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Phẫu thuật nội soi đã đem lại kết quả tích cực. Diễn biến sau mổ cho thấy bệnh nhân ít đau, hồi phục nhanh và đảm bảo tính thẩm mỹ. Ngày thứ ba, sau mổ bệnh nhân đã dậy đi lại và ăn đường miệng được gần như bình thường và xuất viện ngày thứ 8 sau mổ.
Kết quả phẫu thuật nội soi cho thấy đảm bảo yêu cầu về ung thư học qua kiểm tra kết quả giải phẫu bệnh. Bệnh nhân hiện tiếp tục được theo dõi và lên kế hoạch điều trị bổ trợ sau mổ.
Dương vật bầm tím sau khi làm 'chuyện ấy' Hai bệnh nhân nhập viện cùng ngày đều được chẩn đoán vỡ vật hang. Đây là tình trạng cần phẫu thuật khẩn cấp. Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cơ sở y tế này tiếp nhận 2 trường hợp gặp sự cố giống nhau sau khi quan hệ tình dục trong cùng một ngày. Nam bệnh nhân...