Căn bệnh có thể chuyển thành ung thư từ thói quen thích ăn thịt
Những trường hợp bị viêm ruột mạn tính sẽ dễ bị tiêu chảy kéo dài, dẫn đến suy dinh dưỡng. Không ít bệnh nhân đến viện khi đã có biến chứng như rò hậu môn, ápxe hậu môn, bị thủng ruột, bị xuất huyết tiêu hóa, thậm chí phải cắt hết trực tràng…
Ảnh minh họa: Internet
PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Đại học Y Hà Nội cho biết, viêm ruột là một trong các bệnh về tiêu hóa. Những năm gần đây, ghi nhận số lượng người bệnh mắc viêm ruột ngày càng gia tăng. Ngày xưa, hãn hữu mới gặp một ca viêm ruột nhưng hiện trung bình mỗi tuần có vài ba ca nhập viện và khoảng 10 ca đến khám.
Viêm ruột là một bệnh có tính chất tự miễn. Viêm loét đại tràng mạn hay bệnh Crohn đều thuộc viêm ruột. Tổn thương viêm nếu không được xử trí sớm, với viêm loét đại trực tràng sẽ gặp biến chứng xuất huyết gây ra đợt nhiễm trùng nặng, suy giảm miễn dịch, ra máu dẫn tới suy kiệt. Những viêm loét này gây tổn thương hầu hết đại tràng, nguy cơ ung thư rất cao. Khi tổn thương ăn sâu vào thành ống tiêu hóa gây ra viêm phúc mạc ruột phải mổ cấp cứu. Nếu không điều trị khi xảy ra biến chứng sẽ phải phẫu thuật cắt từng đoạn ruột. Đáng nói là người bệnh thường đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, bắt đầu xuất hiện các tổn thương viêm loét đại trực tràng xuất huyết.
Trong bữa ăn hàng ngày, nên phân bổ lượng rau, thịt phù hợp để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Ảnh minh họa: Internet
Những trường hợp bị viêm ruột mạn tính sẽ dễ bị tiêu chảy kéo dài, dẫn đến suy dinh dưỡng. Không ít bệnh nhân đến viện khi đã có biến chứng như rò hậu môn, ápxe hậu môn, bị thủng ruột, bị xuất huyết tiêu hóa, thậm chí phải cắt hết trực tràng…
Tại Hội thảo “Thiết lập mạng lưới Microbiome toàn cầu”, TS Đào Việt Hằng – Viện nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, Gan mật cho rằng, bệnh nhân bị các bệnh lý viêm ruột tăng lên ở cả các cơ sở y tế Ngoại khoa và Nội khoa. Với Nội khoa, bệnh nhân đến sớm hơn và bằng công nghệ nội soi hiện đại nên người bệnh được chẩn đoán ở các giai đoạn sớm. Còn với Ngoại khoa, người bệnh chủ yếu khi vào đã bị biến chứng, trong đó chủ yếu là thủ, dò hậu môn, suy kiệt…
Có mặt tại Hội thảo, GS, TS Hidemi Goto (Nhật Bản) cho biết, bệnh viêm đường ruột (IBD) đang gia tăng nhanh ở Nhật Bản và châu Á. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống của người bệnh, sử dụng thực phẩm từ thịt nhiều khiến mất cân bằng dinh dưỡng. Trước đây, bệnh lý này xuất hiện nhiều tại các nước châu Âu nhưng giờ là một bệnh lý gia tăng tại các nước châu Á. Là một bệnh lý mạn tính, không thể điều trị triệt để, việc nghiên cứu các loại thuốc điều trị bệnh viêm ruột mãn tính rất cần thiết.
Trước đây, thức ăn truyền thống có nhiều rau, nhiều chất xơ thì ngày nay chúng ta ăn ít rau và chất xơ, nhiều chất đạm, đồ ăn nhanh. Cùng với đó là sự thay đổi môi trường tạo điều kiện thuận lợi để sinh ra vi khuẩn gây bệnh. Điều này làm rối loạn và gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Ảnh minh họa: Internet
Theo các chuyên gia, căn nguyên gây bệnh viêm ruột vẫn chưa xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nguyên nhân gia tăng tình trạng bệnh viêm ruột mạn tính hiện nay có liên quan đến môi trường sống như thức ăn không đảm bảo vệ sinh, môi trường vi sinh vật trong ruột thay đổi.
Trước đây, thức ăn truyền thống có nhiều rau, nhiều chất xơ thì ngày nay chúng ta ăn ít rau và chất xơ, nhiều chất đạm, đồ ăn nhanh. Cùng với đó là sự thay đổi môi trường tạo điều kiện thuận lợi để sinh ra vi khuẩn gây bệnh. Điều này làm rối loạn và gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm ruột:
Sốt
Buồn nôn
Nôn
Đau bụng bất thường
Chán ăn
Đi tiêu ra máu
Đi tiêu phân nhiều nhầy
Tiêu chảy nặng và cấp tính.
Video đang HOT
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi bị sốt, bạn nên đến gặp bác sỹ được khám và điều trị kịp thời. Ảnh minh họa: Internet
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu dưới đây:
Các triệu chứng kéo dài hơn 3 hoặc 4 ngày
Sốt hơn 380C
Có máu trong phân
Có các dấu hiệu bị mất nước bao gồm khô miệng, mắt trũng, ít nước mắt, tiểu ít, nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, có những chỗ mềm trên đỉnh đầu đối với trẻ sơ sinh, chóng mặt, đặc biệt là khi đứng lên.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Nước ion kiềm góp phần hỗ trợ người đau dạ dày
Nước ion kiềm có độ pH ở mức kiềm, giúp trung hòa axit, hỗ trợ đưa pH trong dạ dày trở về mức bình thường, các tế bào dạ dày bớt yếu đi.
Thông tin do bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Nguyên giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng TP HCM chia sẻ trong buổi Tọa đàm "Nước ion kiềm có tốt cho người đau dạ dày?" trên VnExpress lúc 9h ngày 26/6. Chương trình có sự tham gia của và ông Lê Đức Phú, Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp nước ion kiềm.
Hai khách mời tham gia chương trình.
Theo bác sĩ Diệp, bệnh lý dạ dày dễ gây viêm loét dạ dày (tức dạ dày yếu đi), nếu không điều trị tốt thì viêm loét sâu hơn, xuất huyết tiêu hóa. Không can thiệp ngay hoặc để bị xuất huyết tiêu hóa nặng sẽ nguy hiểm tính mạng.
Bệnh cũng gây những tổn thương trong niêm mạc dạ dày, biến đổi tế bào và sinh ra ung thư. Viêm loét dạ dày làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Người mắc viêm loét dạ dày thường đầy bụng, khó chịu, năng suất lao động thấp, chất lượng cuộc sống ảnh hưởng, trẻ nhỏ ảnh hưởng kết quả học tập. Những yếu tố này lại càng khiến bệnh nặng hơn vì khiến người bệnh căng thẳng, stress, cứ như vậy lặp đi lặp lại.
Hậu quả của bệnh lý dạ dày là ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Nên hầu hết người đau dạ dày gầy gò, ốm yếu, suy dinh dưỡng mà nặng hơn là suy kiệt. Riêng các em nhỏ có nguy cơ chiều cao, cân nặng thấp hơn so với chuẩn; hệ thống xương bị thương tổn, nguy cơ gãy xương cao hơn.
Các bệnh lý dạ dày ngày càng phổ biến
Bác sĩ Ngọc Diệp cho biết, bệnh lý ở dạ dày có nhiều dạng, phổ biến nhất là viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày. Ngoài ra còn có trào ngược thực quản, một số bệnh lý rối loạn chức năng của dạ dày mà nếu không điều trị tốt sẽ dẫn đến đau dạ dày mạn tính.
Bệnh lý dạ dày thường kèm với tá tràng nên thường gọi là viêm loét dạ dày, tá tràng. Theo thống kê, thế giới có 5-10% dân số mắc bệnh, hầu hết là viêm, loét.
Riêng tại Việt Nam, 7% người dân mắc bệnh liên quan dạ dày. 50% người trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày. Trong độ tuổi lao động có khoảng 25% người mắc bệnh. Hầu hết bệnh lý ở dạ dày là viêm loét dạ dày, chiếm tỷ lệ 50%. Ngày nay, bệnh ung thư dạ dày ngày một trẻ hóa với 25-30% ca bệnh ở lứa tuổi dưới 40.
Các đối tượng dễ mắc bệnh là những người làm việc văn phòng, căng thẳng, học sinh, sinh viên, tài xế, người làm việc theo ca, lao động về khuya, lạm dụng bia rượu, người mắc bệnh mạn tính vì phải thường xuyên uống thuốc...
Nguyên nhân gây bệnh do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, stress. Một số bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm HP (Helicobacter pylori) - chiếm phổ biến trong nhóm nguyên nhân viêm loét dạ dày. Một số người có thói quen tự uống các loại thuốc giảm đau, kháng viêm; lạm dụng bia, rượu cũng dẫn đến viêm loét.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp và ông Lê Đức Phú chia sẻ về bệnh đau dạ dày.
Chế độ ăn, uống cho người đau dạ dày
Với những người đã đau dạ dày, bác sĩ Diệp đưa ra lời khuyên điều độ trong chế độ ăn, ăn đúng giờ, không nên để bụng trống và cũng không ăn quá no. Nếu ăn không đúng bữa, người bệnh đối diện với nguy cơ dạ dày trống, dịch vị tiết ra nhiều hơn, độ pH thấp hơn, làm cho dạ dày tổn thương nặng hơn.
Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn 3 bữa lớn mà chia ra 5 bữa, các bữa có khối lượng thực phẩm như nhau. Việc này sẽ hỗ trợ lành vết thương dạ dày và giúp việc điều trị tốt hơn. Thực phẩm nên chế biến mềm, mịn, chín kỹ.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp.
Không nên ăn các món có tính axit, làm pH dạ dày thấp hơn, dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều, làm tổn thương niêm mạc nhiều hơn, gồm các thực phẩm:
- Có vị chua nhiều: cam, chanh, quýt...; làm chua: muối chua, nem chua...
- Chứa chất xơ không hòa tan khiến dạ dày chuyển hóa khó khăn: măng, rau cần, rau muống...
- Giàu chất béo, nhiều đường, sinh hơi: nước ngọt, thức uống có gas, củ cải, bắp cải...
- Gia vị làm tăng tiết dịch vị: tiêu, ớt...
- Thực phẩm nhiều muối: cá khô, tôm khô, cá kho mặn, thịt kho mặn...
Song song đó, nên ăn những thực phẩm:
- Giúp băng dạ dày và có tính thấm hút: bánh mì, cơm nấu mềm mịn, ngũ cốc (yến mạch), bánh bích quy...
- Có nhiều chất xơ hòa tan hỗ trợ trung hòa, chuyển hóa các chất dinh dưỡng: ngũ cốc nguyên cám, chuối, táo...
- Ưu tiên lựa chọn thực phẩm phẩm có tính kiềm để trung hòa axit: đạm trắng (thịt gà nạc), heo nạc, các loại đậu (trong đó có đậu hũ); nấm mềm mịn, tươi như nấm rơm, không nên chọn nấm nhiều chất xơ như nấm mèo...
Ngoài những lưu ý về đồ ăn, nước uống cũng là vấn đề cần chú trọng. Theo bác sĩ Diệp, người đau dạ dày nếu không uống nước thì pH sẽ xuống thấp hơn nữa nên phải uống nhiều nước và chia nhỏ các lần uống. Tránh các loại nước làm tăng dịch vị dạ dày như nước có gas, nước ngọt. Bia, rượu là axit chứ không phải là nước nên khiến pH xuống thấp, tổn thương dạ dày nhiều hơn.
Thay vào đó, trong quá trình điều trị, nên ưu tiên chọn các loại nước pH có tính kiềm. Một số loại nước phổ biến trong tự nhiên như nước máy thì không có tính kiềm, một số nước khoáng là nước suối thiên nhiên sẽ có tính kiềm.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp cho biết ngày càng nhiều người mắc các bệnh lý dạ dày.
Khi chọn các loại nước kiềm thì cần chú ý thêm các yếu tố: có điện giải và các ion. Nước có điện giải và tồn tại dạng ion giúp hỗ trợ các tế bào niêm mạc dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào tế bào; các tế bào đang yếu, tổn thương hoạt động tốt hơn; màng tế bào được bao bọc, bảo vệ từ đó vết thương lành nhanh hơn, không tổn thương thêm tế bào. Lúc này, axit trong dạ dày cũng được trung hòa, giúp việc sử dụng thuốc để điều trị hiệu quả hơn.
Tác dụng của nước điện giải ion kiềm
Ông Lê Đức Phú cho biết đây là một loại nước tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc trong bệnh viện Nhật Bản năm 1950, sử dụng công nghệ điện phân để tách nước thành dạng ion, tái cấu trúc nước. Quá trình đó hình thành nên một số đặc tính: tính kiềm tự nhiên với độ pH 8,5-9,5; giàu hydro phân tử chống lại quá trình lão hóa; cấu trúc phân tử siêu nhỏ, 0,5 nanomet - nhỏ hơn nước bình thường khoảng 5 lần, giúp đào thải độc tố, trao đổi chất tốt; giàu vi khoáng, ion như natri, canxi, magie...
Ông Lê Đức Phú thông tin đến độc giả công dụng nước điện giải ion kiềm.
Trong một máy điện giải ion kiềm có 2 bộ phận: 20% công năng là lọc, 80% còn lại điện giải (điện phân). Nước khi đi qua phần lọc để đảm bảo độ sạch, có thể uống trực tiếp, sau đó mới đi qua buồng điện phân, tái cấu trúc và cho ra nước điện giải ion kiềm.
Ở Nhật Bản, năm 1965, Bộ Y tế Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng loại nước này. Ngày 11/7 được chọn làm ngày nước ion kiềm tại đây. Ở Nhật Bản, loại nước này còn gọi là nước kangen, nước hydro, nước hydrogen...
Về tác động của nước điện giải ion kiềm với người đau dạ dày, bác sĩ Diệp cho biết loại nước này có độ pH ở mức kiềm, giúp trung hòa bớt axit, hỗ trợ đưa pH trong dạ dày trở về mức sinh lý bình thường. Ngoài ra, trong nước có H (ion hydro) có tính chống oxy hóa, giúp màng dạ dày được bảo vệ tốt hơn. Các phân tử nước nhỏ hơn nên hỗ trợ như một dung môi để chuyển hóa chất dinh dưỡng trong dạ dày, hỗ trợ các tế bào dạ dày bớt yếu đi.
Hai diễn giả trao đổi về các bệnh lý dạ dày.
Thông thường trong nước có một số chất điện giải. Tuy nhiên vì thói quen sử dụng nước lọc, nước tinh khiết, các chất này bị loại bỏ đi, ảnh hưởng chất lượng cột sống, xương và các tế bào. Vì vậy khi sử dụng nước điện giải ion kiềm, người dùng sẽ được cung cấp một số chất điện giải quan trọng như natri, kali, canxi...
Bác sĩ Diệp cũng lưu ý đây không phải là thuốc mà là nước thêm chức năng, tốt hơn nước bình thường, nên không có chống chỉ định hay chỉ được dùng cho người đau dạ dày. Có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai và em bé - những đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng, khoáng chất tăng lên rất nhiều.
Điều cần lưu ý là thiết bị tạo ra nước này sẽ có mức pH khác nhau. Độ pH 7,5 phù hợp với mọi người; pH 8,5 mọi người cũng có thể sử dụng nhưng ưu tiên người có bệnh lý dạ dày, phải uống nhiều thuốc điều trị bệnh lý mạn tính như người đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý cơ xương khớp; 9,5 sẽ có hướng dẫn cụ thể như người bị bệnh lý dạ dày, đang viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai, trẻ em có thể sử dụng nước pH 7,5.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp đưa ra lời khuyên cần hạn chế sử dụng bia, rượu gây ảnh hưởng dạ dày, gan thận, hệ thống tiêu hóa, tăng nguy cơ bệnh lý ung thư, viêm loét hệ thống tiêu hóa, tim mạch, đái tháo đường...
Bác sĩ Diệp cho biết, nếu phải uống rượu bia, cần ăn no, không để bụng đói và uống nhiều nước để giúp trung hòa, thải các chất độc trong quá trình gan, các cơ quan khác chuyển hóa rượu, bia đó.
Uống nước hạn chế tác hại bia rượu có 2 lựa chọn: đối với nước thông thường, nên uống nhiều trong và sau khi uống rượu; thứ hai là nước có độ pH kiềm có phân tử nhỏ (dạng ion) để trung hòa axit của bia, rượu, giúp quá trình chuyển hóa chất độc nhanh hơn, thải ra ngoài nhiều hơn, giảm bớt được tác hại.
Hiện thị trường có nhiều loại nước điện giải ion kiềm dạng đóng chai, túi bạc, có thể mua và mang đi. Tuy nhiên theo ông Phú, những sản phẩm đó chỉ có một độ pH, dao động 8,5-9,5, tùy theo mỗi loại sản phẩm. Còn máy điện giải ion kiềm thì có thể tạo ra nhiều mức pH, máy có nút bấm, tùy theo nhu cầu mỗi người sẽ chọn mức phù hợp.
Khi sử dụng máy điện giải ion kiềm thì người dùng biết được nguồn nước đầu vào và sản phẩm đầu ra như thế nào. Ngoài tính kiềm, nước còn có tính chất khác như giàu hydro phân tử, còn ở các sản phẩm đóng chai thì hàm lượng này rất ít hoặc không có vì hydro dễ bay hơi. Vậy nên khi sử dụng máy thì cách tốt nhất là dùng tươi, trực tiếp từ vòi, tức là bấm lấy ra uống ngay, hoặc dùng trong 1-2 ngày, tránh việc để lâu mất hết lượng ion hydro.
Ông Lê Đức Phú cho biết nước điện giải ion kiềm có nguồn gốc trong bệnh viện Nhật Bản.
Máy có thời gian sử dụng kéo dài trong nhiều năm, mức giá dao động khoảng 20 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng. Ông Phú tư vấn người dùng nên chọn nơi bán hàng, thương hiệu uy tín để được hưởng chính sách bảo hành chính hãng, dịch vụ tốt nhất. Hiện nay thị trường cũng có sản phẩm xách tay đã qua sử dụng nhưng người dùng nên lưu ý, những tấm điện cực đều có thời gian sử dụng nhất định. Nếu dùng máy cũ, sẽ rất khó xác định thời gian điện phân còn lại của máy là bao nhiêu.
Thảo Trang
Ảnh: Thành Nguyễn
Theo VNE
Vì sao bệnh viêm ruột mạn tính tăng nhanh? Nguyên nhân gia tăng bệnh viêm ruột mạn tính hiện nay có liên quan đến môi trường sống như thức ăn, môi trường vi sinh vật trong ruột... Nội soi đại tràng (Chụp tại Phòng khám đa khoa VIETLIFE Hà Nội) Suy dinh dưỡng, tái khám nhiều lần vì viêm ruột Chị Hoàng Thị H.L. (30 tuổi, trú tại Thuận Thành, Bắc Ninh)...