Căn bệnh bí ẩn trong lịch sử có thể cung cấp manh mối về sự kết thúc dịch Covid-19
Với nhiều triệu chứng giống triệu chứng của bệnh Covid-19, dịch Cúm Nga từng xảy ra trong lịch sử có thể cung cấp manh mối về sự kết thúc của đại dịch đang hoành hành hiện nay.
Sau khi mắc căn bệnh này, bệnh nhân bị mắc các triệu chứng về hô hấp và thần kinh, mất vị giác và khứu giác. Người bệnh bị mệt mỏi kéo dài và phải nỗ lực rất nhiều mới có thể tập trung tâm trí và sức lực để trở lại làm việc. Căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến người già và những người béo phì.
Virus corona có nhiều loại, có những loại cực kỳ nguy hiểm như SARS-CoV-2, cũng có những corona gây cảm lạnh thông thường. (Ảnh minh họa: Internet)
Thoạt nghe, các triệu chứng rất giống Covid-19, nhưng đây là dịch “Cúm Nga” – một đại dịch được ghi chép đầy đủ đầu tiên trên thế giới, xảy ra khi thuyết mầm bệnh hiện đại nổi lên và thuyết khí độc bị xóa bỏ, mở ra kỷ nguyên mới của khoa học y tế hiện đại.
Các tài liệu ghi chép cho biết, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 1 triệu người trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, căn bệnh này nhiều khả năng đã kéo dài và có thể vẫn xuất hiện dưới một số hình thức nào đó ở thời điểm hiện nay.
Xảy ra trước đại dịch “Cúm Tây Ban Nha” năm 1918 – từng khiến 50 triệu người trên thế giới tử vong, cúm Nga không giống một bệnh cúm thông thường. Các triệu chứng có nó gần giống với triệu chứng bị nhiễm virus corona, trong đó SARS-CoV-2 là một chủng.
Virus corona thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở người từ mức độ nhẹ đến trung bình và là nguyên nhân gây ra một số bệnh cảm cúm thông thường. Nhưng nhiều căn bệnh đã trở thành đại dịch và đặc biệt nguy hiểm, trong đó có Covid-19, SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp vùng Trung Đông).
Video đang HOT
Tiến sĩ Harald Bruessow, biên tập viên của tạp chí Công nghệ sinh học Vi sinh vật cho biết: “Dịch tễ học và các triệu chứng lâm sàng của bệnh Cúm Nga giống với Covid-19 nhiều hơn so với các bệnh cúm khác”.
Khi nói về 2 căn bệnh này, ông Bruessow nhận xét: “Bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp nhưng đồng thời cũng xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thần kinh. Ngoài ra còn một số triệu chứng giống triệu chứng mắc Covid-19 kéo dài cũng được quan sát thấy trong đại dịch Cúm Nga. Người bệnh mất khả năng lao động trong một thời gian dài. Tỷ lệ tự tử ngày càng gia tăng và nhiều người không có khả năng trở lại làm việc như trước kia”.
Khi không ai thực sự đoán định được quỹ đạo của đại dịch Covid-19, cũng như việc nó sẽ kết thúc hoặc phát triển như thế nào, còn các mô phỏng trên máy tính thường mang tính ngắn hạn và có xu hướng thiếu chính xác, chuyên gia Bruessow đã nhìn về quá khứ.
Sau khi xem xét đại dịch nào có thể đóng vai trò là mô hình tốt nhất để dự đoán diễn biến của Covid-19, ông nhận thấy rằng, dịch Cúm Nga là sự lựa chọn phù hợp hơn cả. “Bệnh Cúm Nga thực sự là phù hợp nhất mà tôi có thể dựa vào khi tìm kiếm một đại dịch liên quan đến đường hô hấp có quy mô tương đương với Covid-19 đã được ghi nhận đầy đủ về mặt y tế”, chuyên gia Bruessow nói.
Tiến sỹ Bruessow cho biết, căn bệnh được cho là bắt nguồn từ đàn gia súc ở Turkestan đã hoành hành tại đế chế Nga trước khi lây lan ra toàn thế giới. Mặc dù được coi là bệnh cúm ở thời điểm đó, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ về nguyên nhân gây bệnh.
Cúm Nga có cung cấp bất cứ manh mối nào về sự kết thúc của dịch Covid-19?
Một báo cáo dài 344 trang của các bác sỹ tại London năm 1891 cho biết, bệnh nhân mắc Cúm Nga bị “ho khan nặng” sốt, đau đầu ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, đau nhãn cầu, mệt mỏi, yếu ớt và tinh thần suy sụp rất nhiều, “khóc, bồn chồn, mất ngủ và đôi khi mê sảng”.
Cũng giống như Covid-19, căn bệnh này không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ em. Nếu bị mắc, trẻ em chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ. Nhưng bệnh gây nguy cơ tử vong rất cao ở người cao tuổi và những người có bệnh lý nền như tim, lao phổi hoặc tiểu đường. Gần 10% số ca mắc bị các triệu chứng kéo dài, được các bác sỹ châu Âu thời đó mô tả là “tác động xấu lâu dài”.
Tương tự như Covid-19, các tài liệu ghi chép cho biết, bệnh nhân có khả năng lây nhiễm cho người khác trước khi xuất hiện triệu chứng và đôi khi bị tái nhiễm.
Giống Covid-19, Cúm Nga gây tỷ lệ tử vong cao ở người cao tuổi. Ảnh: AFP
Dịch Cúm Nga được cho là xảy ra từ năm 1889 đến năm 1890, nhưng trên thực tế nó kéo dài đến năm 1894 và thậm chí lâu hơn, ước tính gần 1 thập kỷ, theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (NLM) thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ.
Tuy vậy, dữ liệu y tế công cộng của Anh cho biết, nước này vẫn ghi nhận nhiều ca tử vong diễn ra liên tục từ năm 1899 đến 1900. Chưa rõ liệu những trường hợp tử vong này là do làn sóng mới của dịch Cúm Nga hay do nguyên nhân nào khác. Nhưng những mô tả về triệu chứng bệnh trên tạp chí The Lancet và các tạp chí y khoa khác của Anh, là “rất giống nhau”.
Tất cả điều này khiến “tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem xét khả năng virus gây bệnh cúm Nga vẫn phát triển và ẩn nấp đâu đó, gây ra các ca tử vong tại Anh và nhiều nơi khác”, chuyên gia Bruessow lưu ý.
Một số người tin rằng, virus gây bệnh Cúm Nga vẫn còn tồn tại đến ngày nay với tên gọi OC43 – một loại virus phổ biến thường gây bệnh ở đường hô hấp trên. Đa phần bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ, nhưng nhiều người có thể bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Triệu chứng của nó có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng Covid-19.
Tiến sĩ Arijit Chakravarty, Giám đốc điều hành Fractal Therapeutics, đồng thời là nhà nghiên cứu Covid-19 cho rằng, nếu giả thuyết này là đúng, thì bệnh cúm Nga có thể vẫn âm thầm lây lan và đôi khi gây tử vong. Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Nature cho biết, tỷ lệ tử vong ở những người phải nhập viện do nhiễm OC43 là 9,1%, mặc dù nghiên cứu chỉ theo dõi 77 bệnh nhân tại một bệnh viện ở Hàn Quốc từ năm 2012 đến 2017.
Một tương lai như vậy có thể đang chờ đợi dịch bệnh Covid-19, chuyên gia Bruessow đánh giá. “Đây là điều mà các nhà virus học chuyên nghiên cứu về sự tiến hóa của virus dự đoán có thể xảy ra với virus SARS-CoV-2″, ông nói về khả năng Covid-19 tồn tại trong tương lai.
“Một số người cho rằng biến thể Omicron đang chiếm đa số hiện nay có thể đã đi theo hướng này vì nó ít ảnh hưởng đến phổi hơn và tấn công chủ yếu vào đường hô hấp trên”. Chuyên gia Bruessow hy vọng, Omicron sẽ là “biến thể cuối cùng” đánh dấu sự kết thúc giai đoạn cấp tính của dịch Covid-19./.
Đặc điểm di truyền học liên quan tình trạng mất khứu giác hoặc vị giác ở bệnh nhân COVID-19
Dù chưa từng mắc COVID-19 nhưng nhiều người cũng được biết rằng một số bệnh nhân COVID-19 có thể mất vị giác hoặc khứu giác.
Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, tình trạng mất khứu giác hoặc vị giác ở người mắc COVID-19 có liên quan đến đặc điểm di truyền học của bệnh nhân.
Tiến sĩ Carol Yan, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học California ở San Diego, đã dành thời gian nghiên cứu về các bệnh nhân mắc COVID-19 bị mất khứa giác và vị giác. Theo bà, virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể bám vào các thụ quan, trong đó có ACE-2. Thụ quan ACE-2 được tìm thấy đặc biệt nhiều tại vùng biểu mô khứu giác, nằm sâu trong mũi của người bệnh, là nơi tập trung các dây thần kinh khứu giác từ não bộ xuống. Và từ nhiều năm nay, các loại virus đều đã được biết đến là có khả năng gây ra tình trạng mất khứu giác, trong trường hợp của virus SARS-CoV-2 thì khả năng này đặc biệt cao hơn. Tuy nhiên, phải đến thời gian gần đây, giới khoa học mới biết rằng tình trạng mất khứu giác, ít nhất là ở các bệnh nhân COVID-19, có liên hệ tới các đặc điểm di truyền học của mỗi người.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Janie Shelton, từ Công ty công nghệ sinh học 23&Me, cho biết khi tiến hành so sánh những người mắc COVID-19 bị mất khứu giác và những người bệnh không xuất hiện triệu chứng này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đặc điểm di truyền học có liên hệ rõ ràng với triệu chứng này. Trong nghiên cứu mới thực hiện, 23&Me khẳng định có thể xác định đặc điểm di truyền học liên quan tình trạng mất khứu giác ở bệnh nhân COVID-19. Chuyên gia Shelton cho biết khi xem xét tất cả các nhiễm sắc thể trong hệ gene, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một vùng thực sự đặc biệt trong đó có liên hệ mạnh mẽ tới tình trạng mất khứu giác và vùng này cũng điều khiển sự xuất hiện của các enzyme có thể khiến mũi mất khả năng cảm nhận mùi.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc xác định được những người có đặc điểm di truyền học này không phải việc đơn giản. Bên cạnh đó, việc xác định điều gì khiến các bệnh nhân mất khứu giác hoặc vị giác trong thời gian dài cũng chưa được tìm ra.
Triệu chứng nhiễm Omicron: Dấu hiệu ở tai, mắt, đầu - xuất hiện rồi biến mất Biến thể Omicron đang lan rộng khắp thế giới và trở thành chủng vi khuẩn thống trị ở nhiều nước. Các dấu hiệu có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, trong đó có một số dấu hiệu có thể xảy ra ở mắt, đầu và tai của người bệnh, theo nhật báo Express (Anh). Các triệu chứng chính của Covid-19 là...