Cần “bảo hành” trong điều trị bệnh
Đầu tháng 6, sinh viên H.T.H. không may bị tai nạn giao thông khi đang đi chơi cùng bạn trên đường xuyên Á (TPHCM). Do chỉ bị thương phần chân nên người thân của chị H. liền đưa chị đến một bệnh viện gần đó để khám và điều trị vết thương theo dạng dịch vụ.
Bệnh nhân sẽ yên tâm hơn nếu có được danh mục bệnh được “bảo hành” khi điều trị (ảnh minh họa) – Ảnh: T.T.D.
Sau khi được thăm khám, chẩn đoán và chụp X-quang hai lần, các bác sĩ ở đây kết luận: chị H. chỉ bị chấn thương phần mềm (rách ở bắp chân), không ảnh hưởng gì đến phần xương. Các nhân viên y tế khâu vết thương, kê đơn thuốc rồi cho chị về nhà.
Tuy nhiên, 15 ngày trôi qua mà chị H. vẫn đau đớn và không tự đi lại được. Người nhà đành phải đưa chị quay lại bệnh viện đã điều trị trước đây để kiểm tra lại. Sau khi kiểm tra, chụp X-quang lại, các bác sĩ kết luận chị H. bị vỡ mắt cá chân, và lần này chị cũng được chuyển điều trị theo dạng dịch vụ và bệnh viện vẫn thu viện phí bình thường. Người nhà của chị H. cho rằng lẽ ra bệnh viện không nên thu của chị H. nữa do lần trước các bác sĩ đã sai sót khi chẩn đoán vết thương của bệnh nhân.
Video đang HOT
Đối với trường hợp của chị H., khoan bàn đến vấn đề giá cả trong điều trị, thời gian và công sức của bệnh nhân, mà chỉ nên bàn đến những sai sót, thiếu sót trong khám và điều trị bệnh của đội ngũ y, bác sĩ. Thật ra sai sót, thiếu sót trong chẩn đoán bệnh dẫn đến những sai sót trong điều trị bệnh là điều vẫn xảy ra trong ngành y tế. Ngày nay, nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên đã khắc phục được nhiều thiếu sót, sai sót trong khám và điều trị bệnh. Tất nhiên, đối với những căn bệnh hiểm nghèo, căn bệnh lạ, bệnh hiếm gặp, bệnh quá phức tạp… thì khó có thể tránh khỏi những chẩn đoán sót, chẩn đoán sai và thiếu sót trong chẩn đoán đối với các loại bệnh này dễ được bệnh nhân và người nhà của họ thông cảm, chia sẻ. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sót hoặc sai các chấn thương đơn giản (như trường hợp của chị H.), các bệnh thông thường… là điều khó nhận được sự thông cảm của bệnh nhân và người thân của họ.
Trong khi các doanh nghiệp đã và đang cố gắng nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ của mình, tiến hành bảo hành, bảo trì các sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất nhằm giữ khách hàng lâu dài, thì ngành y tế dù đã cố gắng nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh nhưng việc “bảo hành”, chăm sóc bệnh nhân trong lĩnh vực này còn là một dấu hỏi lớn!
Ai cũng biết rằng khám, chẩn đoán và điều trị bệnh là loại hình dịch vụ đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người nên không bệnh viện nào, y, bác sĩ nào dám đứng ra “bảo hành” cho bệnh nhân của mình, đặc biệt là không ai, cơ quan nào dám “bảo hành” tính mạng con người cả. Tuy nhiên, việc bảo đảm điều trị khỏi, không để sai sót đối với một số chấn thương, một số bệnh thông thường, bệnh không quá khó là điều nằm trong tầm tay của đội ngũ y, bác sĩ hiện nay.
Nên chăng, ngành y tế cần đưa ra một “danh mục” bệnh, chấn thương sẽ được “bảo hành” khi điều trị tại các cơ sở y tế để đội ngũ y, bác sĩ có trách nhiệm hơn trong chẩn đoán, điều trị bệnh, đồng thời để bệnh nhân yên tâm, đỡ tốn kém hơn khi gặp các vấn đề về sức khỏe phải vào bệnh viện.
Theo Nguyễn Diệu Quế
Tuổi trẻ
Ra mắt trung tâm điều trị Liền Vết thương đầu tiên
Chiều 23/5, Viện bỏng Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Khoa Liền vết thương với chức năng điều trị cho các bệnh nhân bị các vết thương khó lành, vết thương mãn tính. Đây là bệnh viện đầu tiên có trung tâm chuyên điều trị vết thương ở Việt Nam.
Thiếu tướng, GS. TS Lê Năm, Giám đốc Viện bỏng Quốc gia cho biết, vết thương khó lành, vết thương mãn tính ngày càng phổ biến trong đời sống với nhiều nguyên nhân: do bệnh tiểu đường, tỳ đè, loét ở người già do liệt não, liệt tủy trong bệnh lý hay chấn thương do ung thư, xạ trị ung thư hoặc do các bệnh lý tim mạch, bệnh lý nội tiết, da liễu, miễn dịch...
Đặc biệt hơn, bệnh nhân bị bỏng nặng, suy kiệt hoặc gặp vết thương do rắn cắn, côn trùng cắn, bị các chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động càng trở nên nguy hiểm nếu chăm sóc không đúng cách.
Một bệnh nhân gặp vết thương khó lành do bị tai nạn giao thông đang nằm điều trị tại Khoa Liền vết thương ở Viện bỏng quốc gia
"Tại các nước phát triển, "Liền vết thương" là một chuyên ngành rất được quan tâm, phát triển, đã có nhiều trung tâm "Liền vết thương" ra đời và chăm sóc, điều trị hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, ở nước ta, không chỉ bệnh nhân và gia đình mà ngay cả các y bác sĩ cũng chưa có biện pháp chữa trị vết thương cho người bệnh đầy đủ nhất. Liền vết thương vẫn còn là chuyên ngành "nằm lẫn" trong các chuyên ngành khác (ngoại khoa, bỏng, chấn thương, hồi sức cấp cứu, tim mạch, nội tiết, da liễu...)", GS. TS Lê Năm chia sẻ.
Đây cũng là lý do mà Viện bỏng Quốc gia quyết định ra đời Khoa Liền vết thương do bệnh viện đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chữa trị cũng như nghiên cứu đối với hàng nghìn bệnh nhân gặp vết thương mãn tính. Hiện tại khoa Liền vết thương của Viện bỏng Quốc gia có 60 giường, và đang chữa trị cho khoảng hơn 50 bệnh nhân.
Việc chính thức ra mắt khoa Liền vết thương đã đánh dấu bước phát triển mới của chuyên ngành Liền vết thương với tư cách là một chuyên ngành độc lập, đồng thời đáp ứng nhu cầu bức thiết về chữa trị vết thương khó lành của nhiều bệnh nhân. Cũng tại buổi lễ, các bác sĩ đã chia sẻ kinh nghiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh bị vết thương lâu liền, vết thương mãn tính.
Thế Nam
Theo Dân Trí
Bệnh nhân thứ 3 được ghép tế bào gốc từ tủy xương điều trị bệnh "lột da ếch" Sau ca ghép thành công hồi tháng 9/2011, BV Nhi Trung ương đã tiến hành ghép tế bào gốc từ tủy xương điều trị bệnh ly thượng bì bóng nước cho 2 bệnh nhân. Thành công đã khẳng định Việt Nam là nước thứ 2 làm chủ được phương pháp mới này. Ngày 9/5, trao đổi với PV Dân trí, GS-TS Nguyễn Thanh...