Cần ban hành quy chế phối hợp trong công tác giám định tư pháp
Ngày 16/4, Đoàn công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ để giám sát “Việc chấp hành pháp luật về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường phát biểu tại buổi làm việc
Báo cáo trước Đoàn công tác, ông Võ Văn Chính, Giám đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết, thời gian qua, công tác giám định tư pháp trên địa bàn TP Cần Thơ không ngừng được củng cố, kiện toàn, từng bước đi vào nền nếp.
Đội ngũ giám định viên tư pháp có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngày càng cao, chất lượng vụ việc giám định được nâng lên đáp ứng được yêu cầu trưng cầu giám định của cá nhân, tổ chức và cơ quan tiến hành tố tụng. Đã thực hiện công tác giám định tư pháp hơn 1.500 vụ/năm (mức trung bình so với cả nước).
Video đang HOT
Hiện, TP Cần Thơ có 3 tổ chức giám định tư pháp công lập. Trong đó, có 2 đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương là: Trung tâm pháp y trực thuộc Sở Y tế và Phòng Kỹ thuật hình sự trực thuộc Công an TP Cần Thơ.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đã bộc lộ ra một số điểm hạn chế, bất cập. Cụ thể, vẫn còn tình trạng chồng chéo, trùng lắp chức năng nhiệm vụ trong công tác giám định tử thi (cơ quan nào được trưng cầu giám định thì cơ quan đó thực hiện công tác giám định). Ngoài ra, công tác giám định liên quan đến các vụ việc do cháy nổ, âm thanh, điện tử chưa thể giám định được do nguyên nhân khách quan.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường khẳng định, hoạt động giám định tư pháp là công cụ hỗ trợ đắc lực phục vụ công tác tố tụng hình sự, góp phần nâng cao công tác tư pháp, xét xử, đưa sự thật ra ánh sáng tạo công bằng cho xã hội. Đồng thời, việc chồng chéo giữa các cơ quan chức năng trong công tác giám định, cần sớm ban hành quy chế phối hợp để đảm bảo sự thuận lợi, hoạt động hiệu quả trong công tác giám định tư pháp trong bối cảnh Luật Giám định tư pháp 2012 chưa thể sửa đổi.
Nguyễn Cuộc
Theo PLVN
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp
Sáng 11/4, Đoàn Giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Văn Pha làm Trưởng đoàn đã làm việc tại Hà Nội về việc chấp hành pháp luật về giám định tư pháp (GĐTP) trong tố tụng hình sự.
Hình minh họa
Theo báo cáo của TP Hà Nội, thời gian qua, công tác chấp hành pháp luật trong GĐTP của các cơ quan chức năng thuộc Hà Nội được tổ chức nghiêm túc, góp phần tích cực vào công tác tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, hiện nay, công tác GĐTP cũng còn khó khăn do biên chế cán bộ làm công tác giám định còn thiếu; điều kiện vật chất, trang thiết bị cho hoạt động này còn khó khăn; các cơ chế, quy định còn thiếu đối với một số lĩnh vực giám định phức tạp...
Trên cơ sở đánh giá toàn diện công tác GĐTP, Hà Nội kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật GĐTP theo hướng hoàn thiện chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực làm GĐTP nhằm khắc phục tình trạng thiếu người có trình độ làm công tác GĐTP, nhất là giám định pháp y.
Kết luận buổi làm việc, Đoàn giám sát đề nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, cán bộ, để các cơ quan GĐTP trên địa bàn đáp ứng được yêu cầu công tác; có cơ chế chính sách đặc thù để tuyển chọn, thu hút các cán bộ có trình độ chuyên môn thuộc các chuyên ngành còn thiếu để bổ nhiệm làm giám định viên theo vụ việc.
Bên cạnh đó, Đoàn cũng đề nghị TP Hà Nội sớm thành lập các tổ chức giám định theo vụ việc ở những lĩnh vực thường xảy ra tội phạm; tăng cường tập huấn cho các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát các cấp về công tác trưng cầu giám định theo đúng quy định của pháp luật về GĐTP...
Tuệ Minh
Theo PLVN
Nổi cộm tình trạng xâm hại tình dục trẻ em: Uỷ ban Tư pháp vào cuộc Sau hàng loạt vụ xâm hại tình dục trẻ em nổi cộm, bức xúc được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian qua, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội vừa có thông báo về vấn đề này. Ảnh minh họa Ông Nguyễn Văn Pha - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết Uỷ...