Can-Am triệu hồi Sypder 2008-2012 do rủi ro cháy
Can-Am Sypder Roadster tại thị trường Canada có nguy cơ cháy nổ từ nắp bình nhiên liệu bị rỏ rỉ.
Việc thu hồi tập trung vào những xe xuất xưởng 2008-2012, gồm cả những mẫu trước khi dòng xe 3 bánh ra đời. Và đợt thu hồi thứ 2 sẽ tập trung vào những phiên bản năm 2008-2010.
Vẻ đẹp của Can-Am Spyder Limited.
Theo báo cáo thu hồi của cục Giao thông vận tải Canada, nắp bình nhiên liệu trên một số mẫu xe từ năm 2008-2012 có thể không kín, hơi nhiên liệu có thể thoát ra từ thùng chứa, tiếp xúc với nguồn đánh lửa và gây cháy. Một nguyên nhân khác cũng được cho biết là phần van khóa bằng thép có thể không được lắp đặt chắc chắn làm cho nhiên liệu bị rò hơi , tạo ra nguy cơ cháy cao.
Một vài báo cáo về việc phiên bản Can-Am Spyder bốc cháy cũng đã được đăng tải trên diễn dàn của Can-Am Spyder. Và điển hình là việc chiếc Can-Am Spyder của thành viên jhermandez3 đã bốc cháy trong tháng 8/2011.
Một chiếc Can-Am Spyder bốc cháy hồi tháng 8 năm ngoái.
BRPthiết kế một nắp bình nhiên liệu mới cho phiên bản 2008-2012, hãng hy vọng chiếc nắp sẽ chặt chẽ và ngăn chặn bất cứ việc rỏ rỉ nhiên liệu nào. Ngoài ra các đại lý cũng sẽ kiểm tra ống hơi, ống dẫn nhiên liệu cho những phiên bản từ năm 2008-2010, nếu cần thiết sẽ được thay thế. Việc thu hồi nắp bình nhiên liệu ảnh hưởng đến 9.400 chiếc Spyder và ống dẫn nhiên liệu có ảnh hưởng đến 2.431 chiếc Spyder khác.
Kể từ khi chiếc Can-Am duy nhất được cấp phép lưu hành phạm vi hẹp tại Việt Nam vào năm 2008, đến nay ước mơ cầm lái mẫu xe ba bánh độc đáo này vẫn luôn hiển hiện trong mỗi tay lái môtô trong nước.
Tuyệt phẩm Can-Am Spyder 2011 phiên bản RT Limited duy nhất với màu trắng ngọc.
Xuất thân từ hãng chế tạo động cơ Bombardier, Canada, những chiếc môtô pha trộn xe hơi luôn gây ấn tượng khi lưu thông trên phố bởi kiểu dáng đặc biệt. Thiết kế mới của mẫu xe 2011 thoát khỏi sự tròn trịa của những thế hệ trước với kiểu dáng góc cạnh, khỏe khoắn và đậm chất thể thao hơn.
Xe nổi bật với hai bánh trước kích thước 165/65 R14, điểm nhấn là đầu xe với cản trước hạ thấp, hai hốc gió lớn hai bên khiến chiều rộng phần đầu xe lên tới 1.572 mm. Đèn pha trước với 4 cụm đèn được bố trí trên phần cản và đầu xe, kính chắn gió điểu chỉnh điện giúp điều chỉnh độ cao tấm kính phù hợp với vóc dáng của người lái.
Can-Am Spyder 2011 có chiều cao yên xe 772 mm tính từ mặt đất khiến ngay cả người cầm lái có vóc dáng nhỏ cũng có thể dễ dàng điều khiển. Tay lái nhẹ, trang bị cặp giảm xóc hình chữ A với hệ thống chống rung, lật. Hệ thống thắng đĩa cho cả hai bánh trước và sau. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS tiêu chuẩn.
Can-Am Spyder RT 2011 với nhiều trang bị dành cho chiếc xe đường trường.
Sức mạnh của xe xuất phát từ động cơ V-Twin DOHC của hãng BRP-Rotax dung tích xi-lanh 998 phân khối với 4 xi-lanh làm mát bằng dung dịch. Động cơ có công suất cực đại tương đương 100 mã lực tại vòng tua máy 7.500 vòng/phút. Mô-men xoắn cực đại 104 Nm tại vòng tua máy 5.000 vòng/phút. Can-Am Spyder 2011 trang bị hệ thống phun xăng điện tử đa điểm và hộp số 5 cấp.
Video đang HOT
Những công nghệ đặc trưng khác trên các phiên bản xe 3 bánh của hãng xe Canada có hệ thống cân bằng điện tử VSS, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, hệ thống trợ lực lái điện tử chủ động…
Can-Am Spyder RS 2011 góc cạnh và khỏe khoắn hơn hẳn những chiếc xe thế hệ trước.
Can-Am Spyder 2011 bao gồm hai mẫu xe chính là Spyder RT Limited roadster và Spyder RS-S. Cả hai phiên bản này có những thay đổi cơ bản như hệ thống âm thanh hoàn toàn mới, thiết bị định vị vệ tinh GPS, hệ thống kính chắn gió mới và màu sơn mới đẹp hơn bên cạnh những thay đổi riêng cho từng mẫu xe.
Phiên bản Can-Am Spyder 2011 RT Limited có thêm nhiều phụ kiện thích hợp cho chuyến đi đường dài như thùng chứa đồ cỡ lớn, định vị GPS thông minh… và duy nhất một màu trắng ngọc.
Spyder RS-S là phiên bản Sport roadster nên sẽ có thiết kế đôi chút khác biệt so với bản RT ở ngoại hình, màu sơn hấp dẫn, khỏe khoắn hơn nhiều với hai gam màu chính là cam và đen. Ngoài ra xe còn có bộ mâm (vành) 6 chấu kép, nhiều chi tiết trên xe được làm từ sợi carbon với ưu điểm là bền và nhẹ.
Tuy nhiên, do điều kiện giao thông trong nước, đến nay, cả nước mới chỉ có duy nhất một chiếc Can-Am được đăng ký và cấp phép lưu hành phạm vi hẹp năm 2008. Từ đó tới nay, “cánh cửa” sở hữu và đăng ký dòng xe này đối với dân chơi môtô trong nước vẫn đóng chặt. Ước mơ sở hữu chiếc xe ba bánh độc đáo và trải nghiệm sức mạnh của dòng Spyder vẫn luôn làm người hâm mộ phải trăn trở.
Bảo Linh
Theo VNE
Cầm lái 'quái xế' ba bánh 2011 Can-Am Spyder RT
Sở hữu những công nghệ hàng đầu thế giới dành cho mô tô, giá bán khoảng 22.000 USD tại Mỹ, 2011 Can-Am Spyder xứng đáng là niềm mơ ước của những "biker" khao khát chinh phục mọi cung đường.
Những công nghệ tiên tiến
Can-Am Spyder RT được trang bị những công nghệ an toàn hàng đầu như hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking System), giúp xe hạn chế tối đa việc rê, trượt bánh trong những cú hãm phanh khẩn cấp. Ngoài ra, hệ thống cân bằng điện tử VSS (Vehicle Stability System) sẽ hoạt động trong suốt quá trình điều khiển xe, mọi hoạt động của xe đều được ghi lại và truyền về liên tục trong bộ điều khiển trung tâm. Khi phát hiện chiếc xe có khả năng bị văng, trượt, thông qua bộ điều khiển trung tâm, hệ thống này sẽ trực tiếp tác động vào hệ thống phanh ABS nhằm điều chỉnh góc độ xoay và tốc độ của hai bánh trước, can thiệp hợp lý để chiếc xe trở lại trạng thái cân bằng cho cả chiếc xe và người lái.
Can-Am Spyder RT được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến.
Ngoài ra, hệ thống cân bằng điện tử này sẽ tự động ngắt giảm công suất tức thì đến khi bánh xe có đủ độ bám đường cần thiết, đưa chiếc xe về trạng thái an toàn. Nhờ vậy, chiếc xe sẽ được hạn chế tối đa khả năng bị chệch hướng đột ngột hoặc lật xe. Hệ thống này được hãng Bosch sản xuất độc quyền dành riêng cho Can-Am Spyder RT.
Khi phát hiện sự trơn trượt, không bám đường từ ba bánh của chiếc xe, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) sẽ trực tiếp tác động vào bướm ga, tạm thời ngắt tay ga và công suất của động cơ đến khi tính toán được đủ độ bám đường thì chế độ này sẽ tạm thời ngừng hoạt động. Hệ thống này đã được trang bị trên đa số những mẫu xe motor thể thao hàng đầu thế giới hiện nay như BMW S1000RR, MV Agusta F4 1000RR, Kawasaki ZX-10R...
Hệ thống ổn định xe điện tử SCS (Stability Control System) là thiết bị an toàn xử lý tình huống một cách chủ động. Hệ thống này gồm các thiết bị cảm ứng, giám sát các yêu cầu của người điều khiển từ tay lái và so sánh chúng với thực tế hoạt động của xe trên hành trình. Khi phát hiện hai nguồn dữ liệu trên có sự mâu thuẫn, hệ thống này sẽ can thiệp vào phanh và 3 bánh xe, giúp chiếc xe tránh khỏi tình trạng trơn trượt hoặc lật xe khi vào cua ở tốc độ cao.
Hệ thống trợ lực tay lái điện tử DPS (Dynamic Power Steering) giúp hỗ trợ người lái trong việc điều khiển xe. Hệ thống này sẽ hỗ trợ lực cho tay lái khi xe chạy ở dải tốc độ cao, làm chắc và nặng tay lái (chống lại khả năng mất lái). Còn ở dải tốc độ thấp, lưu thông trong đô thị thì hệ thống này sẽ giảm lực từ tay lái, giúp người lái điều khiển chiếc xe linh hoạt hơn.
Trải nghiệm sau tay lái 2011 Cam-Am Spyder RT
Can-Am Spyder RT sử dụng chìa khóa điện tử cỡ lớn, tích hợp hệ thống chip chống trộm mang tên D.E.S.S. Tra chìa khóa vào ổ, bật toàn bộ hệ thống điện tử của chiếc xe, tôi khá "ngợp" bởi hàng loạt những thông số và đèn báo nhảy "tanh tách" trước mặt. Hệ thống đèn báo này có nhiệm vụ thông báo cho người điều khiển biết được toàn bộ thiết bị trên xe đã chuẩn xác chưa, kèm theo đó là tiếng "ri ri" khẽ, báo hiệu sự làm việc của bộ phun nhiên liệu điện tử đa điểm.
Mất khoảng 5 giây để ổn định toàn bộ hệ thống đèn báo kiểm tra, khẽ nhấn nút khởi động động cơ, chiếc xe khẽ rùng lên với cảm nhận khá rõ ràng về tiếng của động cơ V-Twin đời mới.
Ở phía trái của cụm điều khiển là 2 nút gảy số " " và "-", tương ứng với thao tác lên và về số. Khẽ vặn ga ở bước số N kèm thao tác nhả ga và vào số 1 bằng tay, bộ hộp số phát ra tiếng "cạch" khá mạnh, tương tự như những mẫu xe mô tô côn tay khi vào số 1 bằng chân trái.
Vặn nhẹ tay ga, chiếc xe 3 bánh đồ sộ với trọng lượng hơn 400kg từ từ di chuyển trên một con phố vắng vẻ tại Hà Nội. Tay lái với nhiệm vụ điều khiển hướng đi của hai bánh trước tỏ ra khá nhạy và linh hoạt mỗi lần lách qua chướng ngại vật trên đường. Tất nhiên, đó là ở dải tốc độ thấp, khoảng 30 km/h.
Tò mò với khả năng vào cua của chiếc xe dẫn lái hai bánh trước, sau khi thử vài lần, tôi quyết định đánh lái gấp chiếc xe ở tốc độ khá cao, khoảng 50 km/h ở bước số 1! Lúc này, tôi cảm nhận được trọng lượng dồn nhiều về phía bánh xe bên phải khi vào cua góc trái. Kèm theo đó, lực ly tâm khiến tôi dồn về phía bên phải rất nhiều, cảm giác chiếc xe chỉ chực văng người lái ra khỏi mình nó.
Trải nghiệm cảm giác vào cua ở tốc độ cao.
Thế nhưng, hệ thống cân bằng điện tử VSS tỏ ra hoạt động rất tốt, phân bố đều lại trọng lực đang tác động trên chiếc xe, cân bằng hệ thống giảm xóc trên hai bánh lái trước, giúp người lái vẫn ngồi rất vững chắc. Đó còn chưa kể yên xe được thiết kế dường như ôm chặt lấy người lái ở những góc cua gấp, luôn giữ cho người lái ở vị trí cân bằng để điều khiển chiếc xe được an toàn tối ưu.
Thoát khỏi góc cua gấp, kèm thao tác nhấn nhanh lên số 2, chiếc xe tỏ ra tăng tốc khá hữu hiệu, vòng tua báo ngưỡng 5.200 vòng/phút và tôi đang thưởng ngoạn cảm giác thoải mái trên một siêu xe đường trường ở dải tốc độ 70 km/h. Tiếng động cơ của xe tỏ ra đã khá gằn, tôi tiếp tục lên số 3 và thử hệ thống phanh của xe.
Khi giảm ga, căn cứ vào vòng tua máy và tốc độ, hệ thống hộp số sẽ tự động về số, tất nhiên, hệ thống này không tự động lên số nên tôi vẫn được trải nghiệm những cú đề-pa đầy tốc độ với việc ép vòng tua lên ngưỡng cao hơn trước khi sang số.
Hãm phanh khá gấp ở tốc độ khoảng 65 km/h trên một con đường vắng, "con quái vật" ba bánh khựng lại nhanh, đồng thời bảng đồng hồ hiển thị liên tục báo xe đang về số. Chiếc xe vẫn có hiện tượng rê bánh chút ít mặc dù đã được trang bị hàng loạt những công nghệ đỉnh cao như ABS, TSC... Chiếc xe chỉ có duy nhất một bàn đạp phanh phía dưới chân phải, có nhiệm vụ phân bổ lực phanh đều ra cả 3 bánh xe. Người lái sẽ có cảm giác thiếu đi tay côn, tay phanh khi lái Can-Am Spyder RT.
2011 Can-Am Spyder RT - ông vua đường trường mới tại Việt Nam
2011 Can-Am Spyder được nhập về Hà Nội ba chiếc bởi những thành viên của CLB Mô-tô thể thao Hà Nội, chủ yếu phục vụ mục đích dẫn đoàn, bảo vệ những đoàn đua xe đạp hoặc trong những sự kiện trọng đại của đất nước, trong đó có hai chiếc phiên bản Spyder RT và một chiếc phiên bản thể thao Spyder RS-S. Mẫu xe này đang dần lấn lướt "ngôi vương" của Honda Goldwing 1800.
Bạn có thể sở hữu mẫu xe ba bánh đầy thú vị này nếu chi ra khoảng hơn 50.000 USD và thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng kiểm, đăng ký. Chiếc Can-Am Spyder RT 2011 trong bài viết này có giá khoảng 22.000 USD tại thị trường Mỹ.
Can-am Spyder RT sở hữu hệ thống chiếu sáng ấn tượng.
Chiếc xe được trang bị hệ thống phanh đĩa (ABS) ở 3 bánh xe.
Hệ thống giảm xóc trước được thiết kế với dạng chữ A có khả năng chống rung, lật.
Kính chắn gió của xe có thể tự tinh chỉnh theo người lái.
Can-am Spyder RT sử dụng hệ dẫn động bằng dây cu-roa.
Trải nghiệm tuyệt vời sau tay lái Can-am Spyder RT.
QUANG ANH
Theo Infonet
Can-Am Spyder ST 2013 báo giá tại Mỹ Tại cuộc họp đại lý hàng năm của mình mới đây, hãng Can-Am đã ra mắt dòng Spyder 2013 bằng phiên bản Sport-Touring dành cho những tay đua mê tốc độ. Phiên bản 3 bánh Can-Am Spyder ST 2013 ra đời nhằm lấp đầy khoảng cách giữa mô hình RS Sport và RT Touring. Phiên bản Spyder ST mới có 3 biến thể...