Cần 9 tỷ đồng để hạn chế tai nạn đường sắt ở TP HCM
Sở GTVT TP HCM cho rằng để thực hiện hàng loạt các biện pháp hạn chế tai nạn nghiêm trọng tại vị trí đường bộ giao với đường sắt, thành phố cần bỏ ra kinh phí khoảng 9 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải TP HCM, thời gian qua trên địa bàn thành phố xảy ra rất nhiều tai nạn nguy hiểm tại các vị trí đường sắt giao cắt với đường bộ. Những điểm giao cắt này đều bị “thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm khi có đoàn tàu đi qua. Vì vậy, nhiều giải pháp nhằm hạn chế tai nạn và giảm ùn tắc tại các vị trí này vừa được Sở đề xuất UBND thành phố với tổng kinh phí dự kiến gần 9 tỷ đồng.
Các vị trí giao cắt giữa đường sắt và đường bộ tại TP HCM thường xảy ra tai nạn nguy hiểm và ùn tắc giao thông mỗi khi có tàu đến. Ảnh: Hữu Công.
Theo đó, vị trí giao cắt giữa đường sắt với đường ngang Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) sẽ được mở rộng mặt đường, thay thế cần chắn kéo thành cần chắn đẩy, xây dựng nhà gác chắn mới, cải tạo trắc dọc đường bộ. Tương tự, với đường ngang tại chùa Ưu Đàm (quận Thủ Đức), Sở sẽ mở rộng đường thêm 5 m, thay thế cần chắn kéo thành cần chắn đẩy đồng thời nâng cao độ mặt đường bộ tại vị trí tiếp giáp đường ngang.
Hình thức này cũng được đề xuất áp dụng với các đường ngang trại cá sấu Hoa Cà (quận Thủ Đức), đường ngang Hiệp Bình (quận Thủ Đức). Ngoài những biện pháp trên, Sở cũng sẽ tiến hành di dời hệ thống thông tin tín hiệu và các công trình ngầm tại 4 điểm giao cắt để đảm bảo giao thông cho khu vực.
Những biện pháp trên nằm trong chuỗi những giải pháp cấp bách nhằm giảm tai nạn và ùn tắc trên địa bàn TP HCM trong năm an toàn giao thông 2012 của Sở GTVT. Trước đó, Sở cũng đã thực hiện rất nhiều biện pháp như phân luồng, tổ chức lại giao thông tại nhiều khu vực, cải tạo mở rộng lòng đường, lắp đặt giải phân cách trên nhiều tuyến đường…
6 tháng đầu năm, TP HCM đã xảy ra 3 vụ tai nạn đường sắt làm chết 3 người, giảm một vụ và một người chết so với cùng kỳ năm 2011.
Theo VNExpress
Hàng loạt tuyến phố Hà Nội cấm ô tô, xe máy
Chiều 11/10, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, theo dự kiến vào các ngày cuối tuần, thành phố sẽ thí điểm các tuyến phố đi bộ trên các tuyến phố Đồng Xuân, Hàng Ngang, Hàng Đào, quanh hồ Hoàn Kiếm, Tràng Tiền.
Trao đổi với báo chí, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết, theo chỉ đạo của UBND thành phố, đơn vị này đang xây dựng đề án tuyến phố đi bộ từ Đồng Xuân - Hàng Ngang - Hàng Đào - quanh hồ Hoàn Kiếm - Tràng Tiền, trước mắt sẽ thí điểm vào các ngày cuối tuần từ thứ 6 đến Chủ nhật, quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm.
Theo ông Phó giám đốc Sở, để thực hiện kế hoạch này, đơn vị này đang tiến hành điều tra xã hội học toàn bộ số dân đang sinh sống ở trên các tuyến phố này để giải quyết tất cả nhu cầu, như xe đi thế nào, trẻ em đi học, cấp cứu, cứu hỏa ra sao, đi bộ thì vệ sinh, uống nước ở đâu...
Ông Phó giám đốc Sở cho biết, hiện nay, cơ quan này đang cố gắng hoàn thiện đề án để sớm nhất cuối tháng 10 sẽ trình lên lãnh đạo UBND thành phố. Khi thí điểm sẽ cấm hoàn toàn ô tô và xe máy đi lại.
Hà Nội cho biết sẽ thí điểm cấm ô tô, xe máy xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Trước đó, liên quan đến vấn đề này, sau những tranh luận của bạn đọc tại diễn đàn của VnMedia về việc tìm biện pháp hạn chế xe cá nhân ở Hà Nội để hạn chế tắc đường, Ts Tôn Thiện Chiến, Viện Công nghệ Thông tin, Viện KH&CNQS, Bộ Quốc Phòng đã gửi đến Bộ Giao thông vận tải một đề xuất khá thú vị để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Ts Chiến cho rằng, có thể biệt lập các dòng lưu thông cục bộ bằng cách lập một vùng cục bộ ước đoán có đường kính khoảng 3 km có mật độ dân cư cao, mạng lưới giao thông kiểu bàn cờ. Vùng cục bộ điển hình là các khu phố cổ và cận cổ, tập trung tại các quận nội thành.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trong đó yêu cầu các Bộ, ngành liên quan tổ chức các đợt cao điểm xử lý người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia. Điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, tình trạng chống người thi hành công vụ khi vi phạm giao thông....
Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2012.
Theo VNMedia
Hà Nội sẽ phân làn trên tất cả tuyến phố Bên cạnh việc phân làn các tuyến phố, Hà Nội sẽ thí điểm xây dựng cầu lắp ghép dành cho xe cơ giới dưới 3 tấn, xây dựng phương án thí điểm hạn chế hoặc cấm lưu thông đối với môtô, xe máy trên một số tuyến phố. Theo công văn của UBND TP Hà Nội do Phó chủ tịch Nguyễn Văn Khôi...