Cần 30.000 tỷ cứu Đồng bằng sông Cửu Long trước thảm họa
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, cần khoảng 30.000 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giải quyết toàn bộ vấn đề nguồn nước tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), như vậy mới khắc phục được tình trạng hạn mặn.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, năm 2019-2020 có thể khẳng định tình trạng hạn mặn lịch sử, lớn nhất từ trước đến nay tại ĐBSCL. Trong số liệu quan trắc, thuỷ văn đo được có 3 đặc điểm rất quan trọng.
Thứ nhất, hạn mặn 2019-2020 đến sớm hơn một tháng so với cùng kỳ trong nhiều năm. Ngay từ cuối tháng 11/2019 đã bắt đầu đã có hạn mặn. Thứ hai là mặn vào rất sâu. Thứ ba, mặn rút rất chậm, dự báo đến hết tháng 5 mới kết thúc.
Theo ông Hiệp, đây là đây là những đặc điểm rất lạ, bất thường. Ngành đã chủ động, dự báo rất đúng và sớm. Từ tháng 9/2019, Bộ NN-PTNT và các địa phương đã triển khai các hoạt động phòng, chống hạn mặn nên thiệt hại giảm xuống mức thấp nhất. Chỉ có khoảng 60.000ha lúa bị giảm năng suất từ 30-70%. Cây ăn trái không bị ảnh hưởng, duy nhất ở Chợ Lách (Bến Tre) khoảng 1,7ha diện tích cây ăn trái bị ngập mặn nhưng bà con đã kết hợp chuyển đổi sang cây trồng khác.
ĐBSCL vừa trải qua đợt hạn mặn lớn nhất từ trước đến nay
Về nước sạch, khoảng 96.000 hộ dân thiếu nước. Nhờ có các giải pháp ngay từ đầu, nên các hộ dân đều có nước sạch để sử dụng.
Thứ trưởng Hiệp cho rằng, thành công của việc chống hạn mặn năm nay là bởi bộ ngành, chính quyền địa phương, người dân có tính chủ động trong dự báo, thực hiện. Đồng thời, kết hợp nhiều giải pháp, kể cả là giải pháp công trình, phi công trình, cả ngắn hạn và dài hạn.
Video đang HOT
Ông cũng cho biết, Bộ NN-PTNT đang triển khai 11 dự án thủy lợi tại ĐBSCL. Đặc biệt là cống Cái Lớn – Cái Bé để điều tiết mặn – ngọt cho toàn bộ tỉnh Hậu Giang và một phần Kiên Giang, Cà Mau.
Những công trình này khi phát huy hiệu quả đầy đủ sẽ tác động đến khoảng 1 triệu ha lúa và cây ăn trái. Cùng với đó vùng nuôi trồng thuỷ sản, nhất là vùng nuôi tôm cũng sẽ được điều tiết. Bởi, hiện nay rất nhiều vùng ĐBSCL, tôm là thế mạnh nhưng chỉ nuôi được 1 mùa do nhiễm mặn quá nặng.
“Trong giai đoạn 2021-2025, chúng tôi đang bàn với các tình để sẽ tập trung đầu tư các hệ thống thuỷ lợi liên vùng, mang tính động lực để góp phần vào việc tái cơ cấu nông nghiệp và đảm bảo khắc phục được tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. Còn xa hơn chúng tôi phấn đấu đến năm 2030 là giải quyết được câu chuyện này”, ông Hiệp nói.
Theo đó, dự kiến ngân sách nhà nước bỏ ra khoảng 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra thì phía Bộ đang bàn với một số định chế tài chính nước ngoài như World Bank, ADB để có một số nguồn vốn vay đặc biệt, giải quyết vấn đề nước sạch sinh hoạt cho ĐBSCL.
Nguồn nước Ô Môn Xà No và Nam Măng Thít đảm bảo chất lượng tưới
Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, nguồn nước tại các hệ thống Ô Môn - Xà No, Nam Măng Thít đã đảm bảo chất lượng tưới, nhưng hạn mặn vẫn đang gay gắt.
Một tuyến kênh thuộc hệ thống công trình thủy lợi Ô Môn - Xà No. Ảnh: HEC II.
Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cho biết, trong kỳ quan trắc ngày 24/4/2020 tại hệ thống công trình thủy lợi Ô Môn - Xà No, kết quả cho thấy chưa có sự xuất hiện của ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh cũng giảm so với kỳ thực đo trước. Nguồn nước tại 13/13 vị trí quan trắc xếp loại chất lượng nước tốt, phù hợp với đa số các mục đích sử dụng theo kết quả tính chỉ số chất lượng nước (WQI).
Độ mặn tuy không cao nhưng có xu hướng tăng nhẹ trên toàn hệ thống. Thành phần giá trị tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và độ đục có xu hướng giảm ở đa số các vị trí, trừ hai vị trí OX5 (kênh KH8, gần kênh Tô Ma) và OX10 (cống Xẻo Xào) tăng mạnh, vượt ngưỡng giới hạn cho phép.
Nhìn chung tại thời điểm quan trắc, ô nhiễm dinh dưỡng chưa xảy ra ở hầu hết các vị trí. Tuy nhiên, hàm lượng nitrit tại một số vị trí vượt ngưỡng khá cao như vị trí OX7 (giao giữa kênh lộ 62 và KH9), OX9 (Cống KH8-C) và OX13 (cầu Đoàn Kết, TP. Vị Thanh), cần khuyến cáo người dân lưu ý khi sử dụng nước trực tiếp.
Dự báo trong thời gian tiếp theo, nhìn chung chất lượng nước dựa trên các yếu tố dự báo đảm bảo phục vụ cho tưới tiêu. Một số khu vực nội đồng giáp nước, và khu vực tập trung đông dân cư như các vị trí OX10, OX5, OX7, và khu vực sau các cống đóng ngăn mặn khu vực huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang như vị trí OX8 (cống KH9-C), chất lượng nước xấu hơn khu vực các trạm còn lại.
Hiện đang trong mùa khô, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam đề nghị các địa phương trong hệ thống thủy lợi Ô Môn - Xà No theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và tình hình xâm nhập mặn để có các biện pháp vận hành công trình lấy nước phục vụ sản xuất hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo được môi trường nước.
Tại hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít, các kết quả quan trắc cho thấy nguồn nước đang có dấu hiệu tích tụ ô nhiễm dinh dưỡng tại các vị trí cống ngăn mặn hơn là các vị trí khác.
Cần lưu ý khi sử dụng nước trực tiếp ở một số vị trí có ô nhiễm dinh dưỡng cao như MT7 (rạch Cần Chông), MT9 (cống Trà Cú) và MT10 (cống La Ban).
Tại thời điểm quan trắc nhìn chung các vị trí chưa ghi nhận ô nhiễm hữu cơ, tuy nhiên hàm lượng oxy hòa tan tại một số vị trí cống ngăn mặn còn khá thấp.
Kết quả quan trắc ngày 24/4/2020 cho thấy hàm lượng Clorua có xu hướng giảm, trừ một số vị trí MT1 (đầu sông Trà Ngoa), MT4 (Càng Long) và MT12 (Trà Ôn).
Tuy nhiên, ở các cống ngăn mặn hàm lượng Clorua vẫn còn ở mức khá cao và vượt ngưỡng giới hạn cho phép, cần lưu ý khuyến cáo người dân khi sử dụng cho các hoạt động tưới tiêu.
Qua kết quả dự báo, nhìn chung chất lượng nước dựa trên các yếu tố dự báo vẫn đảm bảo phục vụ cho tưới tiêu. Tuy nhiên cần lưu ý một số khu vực nội đồng giáp nước và sau các cống vận hành đóng ngăn mặn dài ngày như khu vực các vị trí MT7, MT9, MT10 và MT11 (Cầu Ngang) có giá trị nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5 và hàm lượng amoni (NH4) ở mức cao và vượt qua ngưỡng A2 - QCVN08-MT:2015
Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam kiến nghị các địa phương trong hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít cần thực hiện việc theo dõi thường xuyên diễn biến mặn tại các vị trí trên sông chính để kịp thời vận hành mở cống lấy nước cho sản xuất và tạo dòng chảy giảm tích tụ ô nhiễm.
Hiện nay trên khu vực nội đồng và cuối nguồn thiếu nước ngọt trầm trọng do mặn lên cao trên sông chính, không lấy được nước ngọt vào bên trong, mực nước đệm trong nội đồng xuống thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Chính vì vậy, các địa phương cần có các biện pháp tưới tiết kiệm trong điều kiện khó khăn về nguồn nước như hiện nay.
Chính quyền địa phương cần khuyến cáo các hộ nuôi thủy sản ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, và theo dõi tình trạng dịch bệnh của thủy sản.
An Giang chủ động phòng, chống thiên tai, giông, lốc Để giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân do thiên tai gây ra, các ngành chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ứng phó kịp thời trong thời gian tới, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi An Giang Lương Huy Khanh, những...