Campuchia xem xét miễn cách ly với người nhập cảnh đã tiêm mũi tăng cường
Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, Bộ Y tế Campuchia đang xem xét khả năng áp dụng quy định tiêm mũi tăng cường ngừa COVID-19 để miễn cách ly đối với người nhập cảnh.
Hành khách làm thủ tục tại Sân bay quốc tế Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: Vũ Hùng/TTXVN
Quy định này nhằm đảm bảo thành công của chiến dịch miễn dịch cộng đồng tại Campuchia.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, báo Khmer Times của Campuchia dẫn lời người phát ngôn của Bộ Y tế nước này Hok Kimcheng ngày 12/1 cho biết bộ này đang tính toán áp dụng thêm điều kiện miễn cách ly đối với tất cả những người nhập cảnh từ các nước khác vào Campuchia, theo đó mọi trường hợp nhập cảnh đều phải tiêm mũi tăng cường sau thời gian tối đa 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ hai.
Quan chức trên cho biết Campuchia hiện có tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 ở mức cao và tiến sát mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong nước, do đó cần giám sát chặt khả năng lây lan từ người nhập cảnh. Bên cạnh đó, do biến thể Omicron có khả năng lây lan rất nhanh nên việc Campuchia yêu cầu người nhập cảnh phải có giấy chứng nhận tiêm mũi tăng cường là cần thiết. Tuy nhiên, quy định mới nói trên sẽ gặp khó khăn trong tương lai gần vì một số quốc gia chưa có lộ trình tiêm mũi tăng cường.
Trong khi đó, nhằm thúc giục người dân ở thủ đô nhanh chóng đi tiêm mũi tăng cường, chính quyền thủ đô Phnom Penh đã áp dụng các điều kiện chặt chẽ hơn đối với người đến cơ quan công quyền hoặc các cơ sở kinh doanh.
Video đang HOT
Cụ thể, ngày 11/1, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng đã ra chỉ thị yêu cầu xuất trình thẻ tiêm phòng COVID-19 tại các điểm đến, đồng thời cấm những người chưa tiêm mũi tăng cường trong vòng 6 tháng sau mũi thứ hai được vào các điểm kinh doanh ăn uống, dịch vụ giải trí. Cùng với đó, chính quyền thủ đô Phnom Penh cũng siết chặt kiểm tra và phạt tiền đối với người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng với mức phạt từ 50-250 USD.
Trong khi đó, tại Indonesia, phóng viên TTXVN tại Jakarta cho biết Tổng thống Joko Widodo đã yêu cầu tăng tốc độ sản xuất vaccine ngừa COVID-19 Đỏ Trắng do nước này tự nghiên cứu và bào chế nhằm đẩy nhanh việc tiêm chủng tăng cường trong nước.
Theo ông Widodo, mũi tiêm tăng cường được cung cấp miễn phí cho mọi người dân Indonesia tại các cơ sở y tế thuộc sở hữu của nhà nước. Hiện tại Cơ quan thực phẩm và dược phẩm của nước này (BPOM) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của các hãng dược phẩm Sinovac, Pfizer, AstraZeneca, Moderna và Zifivax để tiêm mũi tăng cường cho những người trên 18 tuổi đã tiêm mũi thứ hai cách đây hơn sáu tháng, trong đó ưu tiên người già và người bị suy giảm khả năng miễn dịch.
Tuyên bố trên của Tổng thống Widodo được đưa ra sau khi Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin đề xuất một lộ trình sản xuất và sử dụng vaccine ngừa COVID-19 nội địa tại một cuộc họp diễn ra vào ngày 13/1 với sự tham dự của một số bộ trưởng và đại diện nhà sản xuất vaccine Đỏ Trắng, theo đó loại vaccine này tiêm cho người trưởng thành sẽ ra mắt chậm nhất là vào tháng 3/2022, và vaccine cho trẻ em là trước tháng 6/2022 và hạn ra mắt vaccine để tiêm mũi tăng cường là tháng 8/2022.
Trước mắt, chương trình tiêm chủng có thể được tiếp tục bằng các loại vaccine nhập khẩu và tiêm tăng cường bằng vaccine nội địa. Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng đang nỗ lực để vaccine nội địa đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đồng thời vẫn đảm bảo nguồn dự trữ trong nước để có thể kịp thời ứng phó với các biến thể của virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Trước đó, ngày 12/1, Indonesia đã triển khai chương trình tiêm đại trà mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh quốc gia có dân số lớn thứ 4 trên thế giới này ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất trong gần 3 tháng qua do biến thể Omicron lây lan nhanh.
Vaccine Đỏ Trắng là sản phẩm của nỗ lực sản xuất vaccine độc lập của Indonesia với 6 tổ chức tham gia gồm Viện sinh học phân tử Eijkman (EIMB), Viện Khoa học Indonesia (LIPI), Đại học Indonesia, Viện Công nghệ Bandung, Đại học Gadjah Mada, Đại học Padjadjaran và Đại học Airlangga (Unair).
Số ca mắc COVID-19 tại Campuchia tăng mạnh do ổ dịch tại các ngôi chùa
Các ca lây nhiễm COVID-19 cộng đồng tại Campuchia đang tăng nhanh liên quan đến ổ dịch các ngôi chùa tại thủ đô Phnom Penh và mới nhất là Battambang, nơi có tới 43% nhà sư có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, cùng với đó là "điểm nóng" COVID-19 tại tỉnh Siem Reap chưa có dấu hiệu dịu đi.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia ngày 28/9 ra thông cáo xác nhận có thêm 26 người tử vong và 866 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 83 ca nhập cảnh và 783 ca lây nhiễm cộng đồng. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp, số ca mắc COVID-19 tại Campuchia ở trên mức 800 ca và là mức cao nhất kể từ ngày 16/7.
Như vậy tính đến ngày 28/9, Campuchia phát hiện tổng cộng 110.792 ca mắc COVID-19, trong đó 101.690 người đã khỏi bệnh và 2.287 người tử vong.
Sự lây lan rộng của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đã trở thành nỗi ám ảnh đối với các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Thái Lan như Banteay Meanchey, Oddar Meanchey, Siem Reap, Battambang và Preah Vihear, đặc biệt là sau khi biên giới Campuchia - Thái Lan mở cửa trở lại ngày 13/8, khiến lao động di cư Campuchia ồ ạt từ Thái Lan về nước.
Trả lời phỏng vấn báo Khmer Times, Tỉnh trưởng tỉnh Battambang Ngoun Rattanak ngày 27/9 nói rằng số ca nhiễm biến thể Delta tại tỉnh này chủ yếu là lao động di cư trở về nước, trong khi các ca lây nhiễm cộng đồng cũng tăng nhanh mỗi ngày. Tính đến nay số ca nhiễm biến thể Delta ở Battambang là 300 ca, trong khi con số tương ứng ở Siem Reap vào khoảng 400 ca.
Trong khi đó, tại Nga, nước này cùng ngày đã ghi nhận số ca tử vong trong ngày do COVID-19 cao nhất từ trước đến nay sau sự gia tăng các ca mắc liên quan đến biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Cụ thể, số liệu thống kê của Chính phủ Nga cho thấy trong 24 giờ qua tại nước này đã có 852 ca tử vong, con số cao nhất ở Nga kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát tại nước này. Con số tử vong trên đã nâng tổng số người chết do COVID-19 tại Nga lên 205.531 người, mức cao nhất ở châu Âu.
Kể từ tháng trước, số ca mắc COVID-19 tại Nga, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 5 trên thế giới do dịch bệnh này đã gia tăng do tốc độ tiêm chủng chậm trễ. Trong tuần qua, thủ đô Moskva, tâm chấn của đợt bùng phát dịch bệnh ở Nga, đã trải qua một đợt bùng phát mạnh số ca mắc mới và giới chức nước này đã cảnh báo về sự gia tăng tỷ lệ nhập viện tại đây. Theo Phó Thị trưởng Moskva Anastasia Rakova, tất cả các ca mắc bệnh ở thành phố này đều là do nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Uống rượu trong khu cách ly, 6 người thiệt mạng Khu cách ly tỉnh Banteay Meanchey ghi nhận 6 người chết và hàng chục người nhập viện vì ngộ độc, sau khi một nhóm tụ tập uống rượu. Thống đốc tỉnh Oum Reatrey hôm 12/11 cho biết sự việc xảy ra ở khu cách ly Kob Thom, thành phố Poipet, tỉnh Banteay Meanchey, Campuchia, khi 22 công nhân ở đây trộn rượu với...