Campuchia tự sản xuất ô tô điện, giá dưới 200 triệu
Chiếc ô tô đầu tiên mang thương hiệu Angkor có tốc độ chạy tối đa 60 km/h, có giá bán dưới 10.000 USD.
Công ty Heng Development của Campuchia vừa chính thức cho ra mắt ô tô chạy điện Angkor EV 2013, 2 chỗ ngồi, hoàn toàn được sản xuất trong nước.
Angkor EV 2013 chạy điện được Heng Development ra mắt đầu năm nay tại nhà máy ở thị trấn Takhmao, tỉnh Kandal, là chiếc ô tô chạy điện đầu tiên được sản xuất ở đất nước chùa tháp. Đây là sản phẩm đầu tay của kĩ sư Nhean Phaloek, sau khi công ty Heng Development đầu tư 20 triệu USD cho dự án sản xuất ô tô mang thương hiệu Angkor.
Angkor EV 2013 chạy điện do người Campuchia tự sản xuất.
Với mức giá dưới 10.000 USD, vẫn còn cao so với giá ô tô cũ nhập khẩu vào nước này, và Angkor EV 2013 mới chỉ có phiên bản chạy bằng điện, nhưng rõ ràng đây là một cố gắng lớn của Heng Development. “Đây là một sự khởi đầu ấn tượng. Mặc dù chiếc ô tô chưa thể sánh ngang với xe nhập nhưng rõ ràng đây là một sự khởi đầu tốt”, Phó Thủ tướng Campuchia – Khuon Sodary – phát biểu trong lễ ra mắt EV 2013.
Video đang HOT
Tuy là sản phẩm được giới thiệu mang thương hiệu Angkor, nhưng giám đốc nhà máy Heng Development – Sieng Chan Heng – tiết lộ rằng, chiếc ô tô này vẫn còn phải sử dụng nhiều linh kiện nhập từ Trung Quốc. Dù vậy, bà giám đốc vẫn rất tin tưởng vào sự thành công của thương hiệu của công ty và hy vọng nó sớm được những khách hàng là dân địa phương lựa chọn, vì nó không gây ô nhiễm môi trường.
Angkor EV 2013 có nội thất trang bị nhiều công nghệ hiện đại.
Bà Sieng Chan Heng không tiết lộ số lượng Angkor EV 2013 sẽ được sản xuất, có thể điều này tùy thuộc vào sức mua của thị trường.
Mỗi năm, đất nước chùa tháp cần 2.000 chiếc xe hơi mới và khoảng 20.000 chiếc xe cũ đã qua sử dụng cho nhu cầu trong nước. Số xe này được nhập từ khắp nơi trên thế giới, như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Anh…
Theo Vietnamnet
Chi phí cao là rào cản với xe điện
Người dùng phải mất từ 6 đến 11 năm để có thể hưởng lợi từ việc sắm một chiếc ô tô chạy điện, do chi phí vận hành xe cao.
Doanh số bán xe điện và xe hybrid tại Mỹ đang có chiều hướng tăng, tuy nhiên để có thể thực sự bứt phá, các hãng sản xuất cần phải giảm giá thành và đưa ra được những lợi ích cụ thể mà người tiêu dùng có thể được hưởng.
Tính đến tháng 10, những mẫu xe điện tại Mỹ như Chevrolet Volt, Nissan Leaf... đã tiêu thụ được 37.361 chiếc, tuy nhiên con số này chỉ đóng góp 0,3% tổng doanh số của ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ.
Chi phí vận hành cao là rào cản cho sự phát triển của xe điện.
Theo nghiên cứu của J.D. Power, một trong những lý do khiến xe "xanh" không được lòng người tiêu dùng chính là chi phí bảo hiểm cao, trung bình 10.000 USD/năm cho mẫu xe chạy điện hoàn toàn và 16.000 USD/năm cho xe plug-in hybrid.
Ví dụ, phiên bản tiêu chuẩn Prius hybrid của Toyota có giá bán khởi điểm 24.995 USD, trong khi phiên bản plug-in hybrid có giá bán lên đến 32.795 USD.
Ông Neal Oddes, Giám đốc cấp cao của J.D. Power, cho biết hiện tại, khách hàng vẫn chưa hoàn toàn được hưởng lợi từ việc sở hữu một chiếc xe điện.
Dựa trên mức chênh lệch giá giữa điện và xăng, J.D. Power ước tính cần phải mất trung bình 6 năm rưỡi để thu hồi lại chi phí bảo hiểm cho xe với mức bảo hiểm 10.000 USD và 11 năm để thu hồi lại với mức 16.000 USD.
Ông Oddes cho biết thêm, trước khi giá loại phương tiện này giảm, các hãng sản xuất pin cần phải cải tiến công nghệ sản xuất để giảm giá thành bộ pin, bởi đây là bộ phận đắt tiền nhất của một chiếc xe điện.
Theo nghiên cứu của J.D. Power, khách hàng cũng rất quan tâm đến phạm vi hoạt động của xe trong một lần sạc đầy điện và số lượng trạm nạp điện trên suốt hành trình của họ.
TUẤN NGỌC
Theo Infonet
Trung Quốc thử nghiệm ôtô dùng năng lượng xanh Cục quản lý sự vụ các cơ quan của Chính phủ Trung Quốc ngày 26/9 cho biết 11 cơ quan thuộc chính phủ trung ương đã bắt đầu sử dụng các xe ô tô chạy bằng năng lượng mới do nước này tự chế tạo. Theo đó, 23 xe điện do các công ty BYD (có trụ sở tại Thâm Quyến) và JAC...