Campuchia tiếp tục hoãn Hội nghị cấp cao ASEM 13 đến cuối năm 2021
Ngày 4/3, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia, quốc gia đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 13 (ASEM 13), đã quyết định hoãn sự kiện này đến quý IV/2021 do đại dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo được công bố sau khi Campuchia tổ chức cuộc họp hẹp Quan chức cấp cao ASEM (ASEM SOM) từ ngày 1-2/3 theo hình thức trực tuyến. Thông báo nhấn mạnh đại diện tham gia đã nhất trí với đề xuất của Campuchia về việc lùi thời gian tổ chức Hội nghị ASEM 13 đến quý cuối của năm 2021 do nguy cơ từ dịch COVID-19.
Thông báo nhấn mạnh quyết định trên không chỉ nhằm đảm bảo an toàn cho các lãnh đạo ASEM tham gia hội nghị, mà còn đảm bảo rằng sự tương tác giữa các lãnh đạo cũng như việc trao đổi mang tính xây dựng về quan điểm về các vấn đề khu vực và toàn cầu chỉ có thể thực hiện bằng hình thực trực tiếp.
Theo kế hoạch ban đầu, Hội nghị cấp cao ASEM 13 sẽ diễn ra trong các ngày 16-17/11/2020 tại thủ đô Phnom Penh, song sau đó đã được lùi sang giữa tháng 6/2021 do những khó khăn liên quan tới dịch COVID-19.
COVID-19 tại ASEAN hết 4/3: Toàn khối thêm 11.835 ca mắc; Campuchia phong tỏa tỉnh Preah Sihanouk
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 4/3, 6 quốc gia ASEAN ghi nhận 11.835 ca mắc COVID-19 và 196 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.485.383 ca, trong đó 53.803 người tử vong.
Các nước ASEAN tiếp tục ghi nhận nhiều ca lây nhiễm cộng đồng
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia, ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Bộ Y tế Indonesia thông báo ghi nhận thêm 7.264 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca dương tính tại quốc gia Đông Nam Á này lên 1.361.098 ca, bao gồm 36.897 ca tử vong do COVID-19. Thủ đô Jakarta tiếp tục là điểm nóng của dịch bệnh khi có tới 2.009 ca nhiễm mới, cao nhất cả nước, tiếp sau là Tây Java 1.731 ca, Trung Java 591 ca, Đông Kalimantan 512 ca và Tây Java 404 ca.
Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 của Thái Lan (CCSA) thông báo ngày 4/3, nước này ghi nhận thêm 54 ca dương tính với SARS-CoV-2 với đa số là các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Trong số 44 ca lây nhiễm trong cộng đồng, có 28 ca được phát hiện tại ổ dịch Samut Sakhon. Đến nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 26.162 ca nhiễm, bao gồm 23.353 ca lây nhiễm trong nước và 2.809 ca nhập cảnh.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Philippines, Bộ Y tế ngày 4/3 cho biết đã có thêm 2.452 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại nước này lên tới 584.667 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á cũng đã lên tới 12.404 ca.
Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia cho biết tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này đã lên tới 307.943 ca, sau khi nước này có thêm 2.063 ca nhiễm mới trong ngày 4/3. Trong số 2.063 ca nhiễm mới có tới 2.064 ca lây nhiễm trong cộng đồng, chỉ có 9 ca nhập cảnh. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh và ra viện tại Malaysia đã lên tới 92,1%. Hiện nước này chỉ còn 23.161 ca dương tính, trong đó có 199 ca cần chăm sóc đặc biệt và 99 ca cần dùng máy trợ thở.
Đề xuất cấp chứng nhận chung của ASEAN về tiêm chủng ngừa COVID-19
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở Sungai Buloh, gần Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 3/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Truyền thông Malaysia ngày 4/3 đưa tin các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã đề xuất cấp chứng nhận chung của cả khối dưới dạng kỹ thuật số về tiêm chủng ngừa COVID-19 để thúc đẩy việc mở cửa trở lại các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch như du lịch.
Hãng thông tấn Bernama dẫn lời Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaixia, ông Mohamed Azmin Ali phát biểu với báo giới sau khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN diện hẹp lần thứ 27 (AEM 27 Retreat) theo hình thức trực tuyến, cho biết đây là một đề xuất mới mà Brunei với tư cách Chủ tịch ASEAN năm nay đưa ra mới đây. Tuy nhiên, hiện chưa có mốc thời gian cụ thể về việc áp dụng chứng nhận này bởi vấn đề này sẽ cần được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp bộ trưởng y tế của ASEAN. Ông Mohamed bày tỏ tin tưởng rằng, chứng nhận này sẽ được thực hiện trong tương lai gần và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa các nước thành viên ASEAN.
Bộ trưởng Mohamed Azmin Ali cho biết thêm tại AEM 27 Retreat các bộ trưởng cũng thảo luận về tiến độ thực hiện Kế hoạch khung về phục hồi toàn diện ASEAN. Các bộ trưởng cam kết sẽ tìm kiếm mọi cơ hội để làm sâu sắc hơn và mở rộng sự hội nhập khu vực trong các lĩnh vực cùng quan tâm, góp phần bảo đảm sinh kế bền vững và khả năng phục hồi kinh tế ở ASEAN cũng như ở ngoài khu vực.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba cho biết nước này sẽ cấp chứng nhận cho người đã tiêm chủng ngừa COVID-19 với kỳ vọng chứng nhận này sẽ đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Thái Lan sẽ cấp sổ tiêm chủng ngừa COVID-19 cho người dân
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 28/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul ngày 4/3 cho biết những người đã được tiêm vaccine COVID-19 ở nước này sẽ được cấp một cuốn sổ để sử dụng cho việc đi lại và nâng cao niềm tin của công chúng.
Thái Lan chính thức khởi động chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 hôm 28/2, với mũi tiêm đầu tiên được thực hiện đối với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul tại Viện các bệnh truyền nhiễm Bamrasnaradura ở tỉnh Nonthaburi.
Thái Lan đã đặt mua 63 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 61 triệu liều từ AstraZeneca và 2 triệu liều từ Sinovac, để xây dựng miễn dịch quốc gia. Theo kế hoạch, việc tiêm chủng cho khoảng 60% dân số dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2021.
Theo ông Anutin, Bộ Y tế đang chuẩn bị để đưa cuộc sống trở lại bình thường, khôi phục các doanh nghiệp và vực dậy nền kinh tế Thái Lan. Dự kiến, vào ngày 8/3, Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm do ông Anutin làm chủ tịch sẽ thảo luận về hộ chiếu vaccine cũng như phương án tạo "bong bóng du lịch" với các quốc gia có số lượng lớn người đã được tiêm chủng.
Ông Anutin cũng hối thúc người dân tiếp tục đeo khẩu trang ở nơi công cộng vì số liệu thống kê gần đây cho thấy người Thái Lan nói chung đang mất cảnh giác. Tỷ lệ đeo khẩu trang hiện là dưới 80%, thấp hơn so với tháng trước có hơn 90% người dân đeo khẩu trang.
Campuchia phong tỏa tỉnh Preah Sihanouk
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 23/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông điệp đặc biệt vào đêm 3/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã trực tiếp lệnh cho giới chức phải có biện pháp ngăn chặn bất kỳ ai rời khỏi tỉnh Preah Sihanouk. Biện pháp này nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan từ tỉnh Preah Sihanouk sang các khu vực khác.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Hun Sen cũng kêu gọi tăng cường tiêm phòng cho cả quan chức chính phủ và người dân. Theo đó, Chính phủ Hoàng gia sẽ gửi bổ sung thêm các loại vaccine ngừa COVID-19 tới tỉnh Preah Sihanouk vào ngày 4/3, bao gồm cả vaccine của các hãng dược phẩm Sinofam và AstraZeneca.
Trong thông điệp này, Thủ tướng Hun Sen khẳng định giao thông đã bị phong tỏa, mọi người không được phép rời khỏi tỉnh Preah Sihanouk, nhưng việc vận chuyển hàng hóa ra vào tỉnh Preah Sihanouk vẫn diễn ra bình thường như trước.
Chính quyền tỉnh Preah Sihanouk cho biết tính đến 12h đêm 3/3, các nhân viên y tế đã lấy tổng số 9.970 mẫu, trong đó 71 mẫu đã có kết quả dương tính với virus, gồm 60 công dân Trung Quốc, 5 nữ
Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, tính đến sáng 4/3, số ca mắc COVID-19 vừa phát hiện liên quan tới "Sự kiện lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2" là 31 trường hợp, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Campuchia lên con số 909.
Số ca mắc COVID-19 tăng đột biến tại Philippines Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Philippines tiếp tục diễn biến phức tạp khi nước này ngày 3/3 ghi nhận 1.783 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 582.223 ca. Nhân viên y tế đeo khẩu trang và tấm chắn nhựa phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 19/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN Bộ Y tế Philippines (DOH)...