Campuchia thông báo kế hoạch tiêm chủng vaccine cho người nước ngoài
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia thông báo sẽ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người nước ngoài sinh sống tại Campuchia trên cơ sở tự nguyện.
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 2/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông cáo báo chí phát đi chiều 29/3, bộ trên cho hay để thực hiện chiến dịch tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 một cách có trật tự và hiệu quả, Campuchia thông báo cho tất cả các đại sứ quán và cơ quan ngoại giao nước ngoài tại nước này cung cấp danh sách công dân mỗi nước đang sinh sống tại Campuchia. Danh sách này gồm đầy đủ họ tên, tuổi, số hộ chiếu, nghề nghiệp và nơi thường trú tại Campuchia.
Hôm 29/3, trong một thông điệp trên Facebook cá nhân, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã khẳng định mục tiêu tiêm chủng cho 1 triệu người tại Campuchia mỗi tháng. Người đứng đầu Chính phủ Campuchia cũng chia sẻ kế hoạch trước mắt sẽ thực hiện tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 500.000 người trong tháng 4/2021 và đề nghị tất cả các quan chức Campuchia nỗ lực làm việc để đạt được kế hoạch này. Thủ tướng Hun Sen yêu cầu chính quyền các địa phương hợp tác trong việc lập các điểm tiêm chủng một cách mau chóng và hợp lý để người dân được tiêm chủng kịp thời. Hiện trên cả nước Campuchia có khoảng 300 điểm tiêm chủng.
Trong ngày 31/3, dự kiến Campuchia sẽ nhận được thêm 700.000 liều vaccine Sinopharm viện trợ của Chính phủ Trung Quốc. Theo thống kê của Bộ Y tế Campuchia, nước này đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng từ ngày 10/2 vừa qua và đến ngày 26/3 đã chủng ngừa được cho hơn 366.000 người.
Cho đến nay, Campuchia đã tiếp nhận 3 loại vaccine ngừa COVID-19, gồm 600.000 liều vaccine Sinopharm (từ Trung Quốc vào tháng 2/2021), 324.000 liều vaccine AstraZeneca (loại do Ấn Độ sản xuất có tên thương hiệu Covishield thông qua cơ chế COVAX vào tháng 3/2021) và 1,5 triệu liều vaccine Sinovac (ngày 26/3).
Lý do Trung Quốc trì hoãn tiêm vaccine COVID-19 cho người cao tuổi
Trong khi người cao tuổi là đối tượng được ưu tiên tiêm chủng đầu tiên ở nhiều quốc gia vì đây là nhóm dễ bị tổn thương trước mối đe dọa của bệnh COVID-19, điều này đã không xảy ra ở Trung Quốc cho đến nay.
Một người dân cao tuổi được tiêm chủng ở Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, trong tháng 3, một số thành phố, bao gồm cả Bắc Kinh và Thượng Hải, đã chính thức triển khai tiêm chủng cho người già trên 60 tuổi có sức khỏe thể chất tốt, trong bối cảnh Trung Quốc nhanh chóng mở rộng chương trình tiêm chủng nhằm đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số vào tháng 6.
Tuy nhiên, các quan chức y tế đang tiến hành tiêm chủng một cách thận trọng do một số nhà sản xuất vaccine của Trung Quốc dường như đã ít đưa người cao tuổi vào các thử nghiệm giai đoạn cuối quy mô lớn, so với các đối tác phương Tây.
Video đang HOT
"Các đơn vị nghiên cứu và phát triển vaccine đang đẩy nhanh tiến độ công việc của họ. Khi có đủ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng về tính an toàn và hiệu quả của vaccine, chúng tôi sẽ tiên hành tiêm chủng quy mô lớn cho những người trên 60 tuổi", bà Mi Feng, phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC), cho biết.
Việc Trung Quốc trì hoãn tiêm vaccine cho người cao tuổi khiến nước này trở nên khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới, như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Những quốc gia này đều đang sử dụng vaccine Sinopharm hoặc Sinovac BioTech của các nhà sản xuất Trung Quốc.
Tại những nước này, các cơ quan quản lý đã xem xét cùng loại dữ liệu, bao gồm các nghiên cứu giai đoạn đầu, cân nhắc những rủi ro với người lớn tuổi và đã quyết định tiêm chủng.
Các chuyên gia cho rằng đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy lựa chọn này là sai lầm. Theo các nhà khoa học tham gia thử nghiệm lâm sàng, Trung Quốc đã không có các ca nhiễm trong cộng đồng liên tiếp, trong khi các bằng chứng ban đầu từ Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho thấy các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine Sinovac đã giảm đáng kể.
Không có dấu hiệu nào cho thấy các loại vaccine này không an toàn ở người lớn tuổi. Nhưng một số chuyên gia vẫn hoài nghi về việc thiếu dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.
"Không có lý do gì để tin rằng những loại vaccine bất hoạt này không thể được sử dụng ở người cao tuổi. Nhưng điều đáng lo ngại là chúng đã không được thử nghiệm đúng cách", nhà virus học Jin Dong-yan, chuyên gia y khoa tại trường Đại học Hong Kong, cho biết.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Trung Quốc Sinopharm. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các chuyên gia, vấn đề mấu chốt là nếu không có dữ liệu này, các cơ quan y tế sẽ tiêm chủng cho nhóm người dễ bị tổn thương mà không biết liệu vaccine có hoạt động tốt để bảo vệ họ hay không.
John Donnelly của Công ty Tư vấn Tiêm chủng tại Mỹ cho biết nguy cơ tử vong do COVID-19 tăng lên rất cao, gần như gấp 10 lần ở những người trên 75 tuổi. Tuy nhiên, người lớn tuổi thường gặp ít tác dụng phụ hơn so với những người trẻ tuổi.
Hiện các cơ quan y tế của Trung Quốc đang chờ thêm kết quả thử nghiệm lâm sàng trước khi họ mở rộng triển khai tiêm vaccine hàng loạt cho người cao tuổi và những người có bệnh lý tiềm ẩn. NHC và các nhà sản xuất 4 loại vaccine được chấp thuận của Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận về người cao tuổi trong các cuộc thử nghiệm.
Yang Xiaoming, Giám đốc của công ty con Sinopharm China National Biotec Group, hồi đầu tháng cho biết giai đoạn thử nghiệm lâm sàng của công ty này lần đầu tiên được tiến hành trên những người từ 18-59 tuổi, trước khi mở rộng cho những người trên 60 tuổi và dưới 18 tuổi. Các cuộc thử nghiệm được thực hiện với các đối tác của công ty ở UAE, với sự tham gia của 31.000 người từ 18-60 tuổi.
Vào tháng 2, phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin các cơ quan y tế Maroc đã phát hiện vaccine Sinopharm có khả năng dung nạp tốt đối với những người trên 60 tuổi trong thử nghiệm giai đoạn 3.
Theo dữ liệu đăng ký thử nghiệm lâm sàng, các thử nghiệm toàn cầu đối với vaccine Sinovac đã thu hút hơn 29.000 người tham gia. Hai trong số các thử nghiệm này thu hút khoảng 1.000 người tham gia ở mỗi thử nghiệm. Tuy nhiên, thử nghiệm ở Brazil với sự tham gia của 1.260 người cao tuổi, không được thiết kế để đo mức độ hiệu quả theo nhóm tuổi.
Một nhà sản xuất vaccine khác, CanSino Biologics, không chỉ định giới hạn độ tuổi trong các thử nghiệm toàn cầu, theo đăng ký của hãng. Tuy nhiên không rõ những người trên 60 tuổi cuối cùng có đăng ký thử nghiệm hay không.
Chỉ có loại vaccine mới nhất được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Trung Quốc, phát triển bởi công ty dược phẩm Anui Zhifei Longcom, dường như đã được người cao tuổi đăng ký thử nghiệm trên quy mô lớn. Hồ sơ cho thấy cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 được tiến hành từ tháng 12/2020, đã thử nghiệm trên 7.000 người cao tuổi ngoài Trung Quốc.
Nhân viên y tế kiểm tra tình trạng sức khỏe của người dân trước khi tiêm vaccine tại một điểm tiêm chủng ở Bắc Kinh. Ảnh: Global Times
Trong khi đó, đã có trên 40% người từ 56-85 tuổi trong tổng số 44.000 người tham gia thử nghiệm giai đoạn 3 của vaccine Pfizer/BioNTech. 7.000 người trên 65 tuổi trong tổng số 30.000 người tham gia thử nghiệm vaccine Moderna. Johnson và Johnson cũng có 14.600 người trên 60 tuổi tham gia thử nghiệm trong tổng số khoảng 44.000 người.
Ông Kwok Kin-on, Giáo sư tại trường Đại học Hong Kong, cho rằng Chính phủ Trung Quốc đã thận trọng tiêm chủng cho người cao tuổi bằng cách chờ đợi thêm dữ liệu. "Tại thời điểm này, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc khá tốt. Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh thấp vì các ca lây nhiễm cộng đồng đã sụt giảm", ông nói.
Ông Kin-on cho biết nhóm người cao tuổi chiếm 18% dân số Trung Quốc. Nhóm này cần được tiêm chủng để Trung Quốc đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng và nới lỏng kiểm soát biên giới. Trong khi đó, Trung Quốc đang ở trong một tình huống khác với các quốc gia khác khi tình hình dịch bệnh khả quan hơn.
Hong Kong là một trong những nơi đã chấp thuận vaccine Sinovac để sử dụng khẩn cấp ở nhóm người cao tuổi, vì đợt dịch thứ 3 trong mùa hè đã khiến các trại dưỡng lão bị ảnh hưởng nặng nề. Hong Kong đã ghi nhận 10 trường hợp tử vong, chủ yếu ở người lớn tuổi bị bệnh mãn tính, sau khi tiêm vaccine. Song các cơ quan y tế cho biết đến nay vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ nào giữa các ca tử vong với loại vaccine này.
Dây chuyền sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của Sinovac tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Tuần trước, Thượng Hải, cũng đã bắt đầu triển khai tiêm chủng cho người từ 60-75 tuổi không mắc bệnh mãn tính cấp tính. Một số người dân cũng nhận thức được rằng các giới hạn sẽ được dỡ bỏ nếu họ tiêm chủng ngay lúc này.
Một cư dân Thượng Hải 60 tuổi, người đã sống sót sau khi chiến đấu với căn bệnh ung thư, cho biết bà sẽ đợi thêm thông tin trước khi quyết định tiêm chủng vì tiền sử bệnh.
"Vì việc tiêm vaccine là tự nguyện, tốt hơn hết hãy quyết định sau khi đặt ra một số câu hỏi xem tôi có nên tiêm hay không", bà nói.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với vấn đề thiếu dữ liệu vaccine ở nhóm người cao tuổi. Canada và Đức ban đầu cũng đã quyết định không chấp thuận vaccine AstraZeneca do Anh/Thụy Điển phát triển để sử dụng cho người trên 65 tuổi, cho đến khi có thêm dữ liệu. Hiện tại, Anh đã chấp thuận sử dụng loại vaccine này.
Các chuyên gia cho rằng giới chức Trung Quốc có thể đang chờ dữ liệu về hiệu quả của vaccine nội địa từ việc sử dụng ở nước ngoài. Tại Brazil, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Butantan, nơi đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vaccine Sinovac, đang tiến hành các nghiên cứu cộng đồng về những người được tiêm chủng, bao gồm cả người cao tuổi.
"Báo cáo sơ bộ từ các cơ quan y tế ở một số khu vực Brazil cho thấy các ca bệnh đang gia tăng ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng không phải ở nhóm trên 90 tuổi và nhóm 85-89 tuổi, những người đầu tiên được chủng ngừa," Giám đốc Y tế Nghiên cứu lâm sàng Ricardo Palacios của Viện Butantan, nói.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi thử nghiệm giai đoạn 3 của vaccine Sinovac ở người lớn trong độ tuổi từ 18-59, điều phối viên Serhat Unal cho biết không có kế hoạch thử nghiệm bổ sung có đối chứng với giả dược ở người cao tuổi. Tuy nhiên, nhóm người đầu tiên được tiêm vaccine trong đợt triển khai hàng loạt của Thổ Nhĩ Kỳ đang được giám sát.
"Trong nhóm những người trên 65 tuổi đang được giám sát, một số trường hợp đã dương tính với virus sau khi tiêm vaccine. Giờ đây, dữ liệu sẽ đến từ cuộc sống thực", ông Unal nói.
Thế giới có trên 120,5 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 15/3 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 120.510.712 ca COVID-19, trong đó có 2.666.966 ca tử vong. Hơn 97,05 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi còn hơn 20,79 triệu bệnh nhân vẫn đang được điều trị. Tại châu Á, giới chức y tế tại tỉnh Quảng Đông, miền...