Campuchia phát hiện 2 phụ nữ gốc Việt dương tính COVID-19 ở tỉnh giáp ranh Long An, Tây Ninh
Hai phụ nữ gốc Việt được phát hiện nhiễm COVID-19 khi đang có mặt tại tỉnh Svay Rieng, tỉnh giáp ranh với Long An và Tây Ninh.
Cửa khẩu Bình Hiệp ( thị xã Kiến Tường, Long An) giáp ranh với huyện Kampong Rou, tỉnh Svay Rieng của Campuchia. Trước khi xảy ra dịch bệnh, đây là một trong những cửa khẩu nhộn nhịp thông thương giữa hai nước – Ảnh: TIẾN TRÌNH
Sáng nay, 3-3, Bộ Y tế Campuchia thông báo có thêm 34 trường hợp dương tính với COVID-19.
Những bệnh nhân này mang quốc tịch Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam, nâng số ca nhiễm bệnh của nước này lên 878 ca, 482 trường hợp đã hồi phục, không có người tử vong. Tính riêng đợt bùng phát dịch lần 3, từ “Sự cố cộng đồng 20-2″, nước này có thêm 374 ca nhiễm mới.
Trong số 34 ca nhiễm này, Shihanoukville có 10 ca, Phnom Penh có 22 ca (18 người Trung Quốc), Svay Rieng có 2 ca.
Đáng chú ý, 2 ca nhiễm tại Svay Rieng là 2 phụ nữ 27 và 28 tuổi, gốc Việt Nam. Cả hai đang được điều trị tại bệnh viện tỉnh này.
Video đang HOT
Svay Rieng là tỉnh có đường biên giới dài giáp ranh các tỉnh Long An và Tây Ninh của Việt Nam. Trước khi có dịch bệnh xảy ra, tỉnh này có lượng người và hàng hóa qua lại rất nhiều, chủ yếu ở hai cửa khẩu lớn là Mộc Bài (Tây Ninh) và Bình Hiệp (Long An).
Nuôi trâu vỗ béo ở vùng biên
Trâu từ Campuchia được mua về, sau khoảng vài tuần đến một tháng vỗ béo, người dân bán lại, thu lãi 1-3 triệu đồng mỗi con.
Những ngày giáp Tết, anh Huỳnh Văn Tâm (44 tuổi) nằm bên gốc cây ven kênh Lò Gạch (xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, Long An) vừa nói chuyện qua điện thoại với khách, vừa để mắt đến bầy trâu 3 con đang chăn thả bên bãi cỏ ven sông. Những con trâu này vừa mới được anh mua từ chợ Campuchia về, sừng còn dấu nước sơn để tránh bị nhầm với những con trâu khác.
Đàn trâu nuôi vỗ béo trên cánh đồng xã Hưng Điền, Tân Hưng. Ảnh: Hoàng Nam
"Tuần trước tôi mới bán bầy 7 con, sau đó mua lại ba con này. Mỗi con có giá từ 20 đến 30 triệu, sau khi nuôi vài tuần đến một tháng sẽ bán lại", anh Tâm nói. Anh Tâm là một trong những người nuôi trâu vỗ béo có kinh nghiệm hơn 10 năm ở địa phương. Theo anh, tùy thời điểm, có đợt hút hàng trâu mới bắt về hôm trước, hôm sau đã có thương lái đến hỏi mua, lãi mỗi con cả triệu đồng.
Nghề nuôi trâu vỗ béo sôi động nhất từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch, là khoảng thời gian mùa lũ về, đồng gặt hết lúa, có nhiều lúa chét và cỏ cho chúng ăn.
Mỗi mùa nước lũ về, anh Tâm bắt khoảng 40 con. Những năm nước lũ lên chậm còn đồng cỏ cho trâu ăn nuôi lãi cao, còn năm nào nước "chụp quá nhanh", cỏ chết người nuôi trâu lãi ít. Những năm lũ lớn, do cánh đồng trong nước bị ngập, không có cỏ, các chủ trâu phải "len" sang biên giới Campuchia, chọn những gò đất cao cho trâu ăn khoảng một tháng mới đem về.
Mỗi con trâu ăn đủ sức khoảng 80 kg cỏ một ngày. Gần Tết là mùa khô, cỏ khan hiếm, ngoài việc trồng thêm cỏ vôi, người dân chỉ nuôi mỗi đợt 3-7 con. Lúc cỏ chưa mọc kịp, người dân còn vớt cả lục bình dưới sông cho trâu ăn.
Người dân lùa trâu về chuồng tại xã Hưng Điền, Tân Hưng, sau vài tuần đến một tháng, mỗi con trâu bán lại cho thương lái, người nuôi lãi 1 - 3 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Nam
Anh Phạm Văn Phong (43 tuổi, xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng), một người nuôi trâu khác cũng chia sẻ, một trong những bí quyết thành công là phải biết quan sát khi mua trâu. "Đến mùa, cứ 5h sáng khu vực chợ trâu ở Campuchia có đến 500, 600 con, mình lựa con không mập cũng không ốm quá, phải có 'thùng' (dáng) và chân cẳng lớn, đặc biệt không chọn con nào có bụng 'bồ đài', tức là chỉ lớn phần bụng, nuôi hoài không lớn", anh Phong nói.
Người nuôi cũng cho biết, so với bò trâu rất dễ nuôi. Trước đây miệt Đồng Tháp Mười còn nhiều đỉa, mỗi lần lùa trâu qua sông, đỉa bu cắn nhiều đến mức chúng phải rống vì đau. Bây giờ, phân thuốc hóa học được sử dụng nhiều cho đồng ruộng, giống đỉa vì thế gần như tuyệt chủng. Để trâu mau lớn, mỗi ngày người nuôi cần dắt đến bờ sông cho trầm mình dưới nước để giúp chúng mát, mau lớn.
Sáng sớm, 3-4 nhà sẽ lùa trâu nhập bầy 60 - 80 con đi ăn chung, xa nhất 2-3 km, mỗi người được phân công giữ một ngày. Đến chiều, trâu có đặc điểm nhớ đường giỏi, sẽ tự tách bầy về chuồng. Cũng có trường hợp trâu đực mùa động dục không về, chủ cũng không sợ lẫn với trâu hàng xóm. Bởi trâu thoạt nhìn đều khá giống nhau, nhưng mỗi con có đặc điểm sừng, đuôi, chân khác nhau, chủ chỉ cần nhìn sơ qua là biết.
Để công việc trôi chảy, thương lái cũng ăn chia với lực lượng "cò trâu". Mỗi con họ trả cho "cò" khoảng 100.000 đồng. Trâu từ đây được các thương lái đưa về Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh lẫn phía bắc tiêu thụ.
Anh Huỳnh Văn Tâm chia sẻ, nghề nuôi trâu vỗ béo nhìn có vẻ nhàn hạ, nhưng vào mùa mưa, đất sình lầy việc chăn thả rất vất vả. Ngoài ra, còn có những tai nạn ngoài ý muốn. "Khi lựa trâu từ chợ phải để ý con nào mắt láo liên, hay di chuyển thường dữ, hay dở chứng không nên bắt", anh Tâm nói.
Những con trâu tại Hưng Điền, Tân Hưng sau một ngày chăn thả, được chủ cho trầm dưới ao nước để giúp chúng mát, mau lớn. Ảnh: Hoàng Nam
Gần hai năm trước, hàng xóm của anh Tâm không để ý, đã mua nhầm trâu dữ. Sau mấy ngày, khi bị chủ đánh đau, con trâu đã bứt đứt dây vàm, lao ra đường húc xe máy, chém 3-4 người bị thương, nếu không chạy kịp đã bỏ mạng. Sau sự cố, chủ bán trâu vẫn không đủ bồi thường tiền thuốc cho những người bị nạn.
Ông Trương Đông Hồ, Chủ tịch UBND xã Hưng Điền cho biết, toàn xã có khoảng vài trăm hộ nuôi trâu bò, tổng đàn 1.400 con, chủ yếu là trâu, là địa phương có đàn trâu bò lớn nhất huyện Tân Hưng. "Nghề nuôi trâu vỗ béo đã có hàng chục năm ở địa phương, có hộ nuôi nhiều, mỗi đợt nuôi vỗ béo 1- 2 tháng, lãi 50-70 triệu là bình thường", ông Hồ nói.
Ông cũng cho hay, do lượng trâu, bò chủ yếu được người dân thu mua từ nước bạn, nên trước khi về chuồng trại, chúng được tập trung, địa phương cử cán bộ thú y đến hỗ trợ tiêu độc khử trùng, nhằm đề phòng dịch bệnh.
Khi mặt trời khuất sau bụi tre, thấy đàn trâu đứng yên một chỗ, bụng bên trái phình to ra, biết chúng no, anh Tâm chậm rãi dắt từng con vô chuồng. Cạnh bên, chiếc vạt tre có mùng, mền chiếu gối sẵn, những khoanh nhang trừ muỗi cháy dở cũng nằm ngổn ngang dưới nền đất. "Bình thường buổi tối hễ dưới 10 con thì mình tui giữ, còn bầy lớn 40-50 con tui phải kêu bả ra ngủ giữ phụ để đề phòng trộm cắp, nhất là những ngày cuối năm", anh Tâm nói.
Việt Nam tăng ba bậc về quyền lực mềm toàn cầu Việt Nam tăng ba bậc, lên vị trí thứ 47/100 trong bảng xếp hạng Chỉ số Quyền lực Mềm, dường như nhờ thành tựu chống Covid-19. Bảng xếp hạng Chỉ số Quyền lực Mềm do tổ chức tư vấn Brand Finance của Anh thực hiện dựa vào ý kiến thăm dò từ 1.000 chuyên gia, bao gồm các chính trị gia và lãnh...