Campuchia nêu lý do phá cơ sở quốc phòng Mỹ tài trợ
Phó thủ tướng Campuchia xác nhận việc nước này phá dỡ cơ sở quốc phòng do Mỹ tài trợ tại căn cứ hải quân Ream, vì công trình đã cũ.
“Chúng tôi đã di dời cơ sở đến một địa điểm mới. Chúng tôi không thể giữ công trình này được nữa, bởi tòa nhà đã cũ”, phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh hôm nay cho biết, đề cập đến sở chỉ huy chiến thuật của Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia, công trình được khánh thành hồi năm 2012.
Ông Tea Banh nói tòa nhà bị phá dỡ vào tháng trước và cơ sở mới, công trình đang được xây dựng ở địa điểm cách căn cứ Ream khoảng 30 km về phía bắc, “sẽ tốt hơn rất nhiều”. Ông còn cho hay Campuchia chỉ sử dụng “một khoản hỗ trợ nhỏ” từ Mỹ để xây lại tòa nhà vừa bị phá dỡ.
Hải quân Campuchia tại cầu cảng ở căn cứ Ream hồi tháng 7/2019. Ảnh: AFP.
Bình luận của Campuchia đưa ra sau khi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm 2/10 công bố ảnh vệ tinh cho thấy tòa nhà Mỹ tài trợ bị sản phẳng, khiến Lầu Năm Góc lo ngại và yêu cầu Phnom Penh giải thích. Năm ngoái, Lầu Năm Góc cũng yêu cầu Campuchia giải thích lý do từ chối đề nghị sửa chữa căn cứ Ream.
Video đang HOT
Phía Mỹ còn cho rằng quyết định này đặt ra những suy đoán về việc Campuchia có thể cho phép quân đội Trung Quốc đồn trú tại Ream. Đây là căn cứ hải quân lớn nhất Campuchia, nằm ở vị trí chiến lược trong Vịnh Thái Lan, cung cấp khả năng sẵn sàng tiếp cận Biển Đông.
Vị trí căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Đồ họa: GiS.
Tuy nhiên, chính phủ Campuchia nhiều lần bác bỏ thông tin cho rằng Trung Quốc đã đạt thỏa thuận bí mật với họ để bố trí lực lượng tại căn cứ. Campuchia khẳng định việc cho phép lực lượng nước ngoài đồn trú trái với hiến pháp của nước này.
Căn cứ Ream nằm ở phía đông nam thành phố cảng Sihanoukville, đặc khu kinh tế đang bùng nổ kinh doanh sòng bạc, với các doanh nghiệp phần lớn thuộc sở hữu của Trung Quốc. Phnom Penh duy trì quan hệ thân thiết với Bắc Kinh và đã nhận hàng tỷ USD viện trợ từ Trung Quốc.
Campuchia phá dỡ công trình Mỹ xây ở căn cứ hải quân
Campuchia phá dỡ tòa nhà do Mỹ xây tại căn cứ hải quân Ream lớn nhất nước này, khiến Lầu Năm Góc yêu cầu Phnom Penh giải thích.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm 2/10 công bố ảnh vệ tinh cho thấy một tòa nhà do Mỹ xây tại căn cứ hải quân Ream bị san phẳng hồi tháng trước. Công trình được cho là sở chỉ huy chiến thuật của hải quân Campuchia, được Mỹ tài trợ xây dựng trước đây.
Lầu Năm Góc cũng cho biết họ lo ngại trước thông tin sở chỉ huy này bị phá dỡ và đã yêu cầu chính phủ Campuchia giải thích.
"Chúng tôi lo ngại việc phá cơ sở này có thể gắn liền với kế hoạch của chính phủ Campuchia về việc tiếp nhận khí tài và quân nhân Trung Quốc tại Căn cứ Hải quân Ream", Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố.
Ảnh vệ tinh chụp hôm 22/8 (trái) và hôm 1/10 (phải) cho thấy tòa nhà do Mỹ xây tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia đã biến mất. Ảnh: CSIS.
Đại sứ quán Campuchia tại Washington hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Năm ngoái, Lầu Năm Góc yêu cầu Campuchia giải thích tại sao từ chối đề nghị sửa chữa căn cứ Ream, nói rằng quyết định này đặt ra những suy đoán về việc Campuchia có thể cho phép quân đội Trung Quốc đồn trú tại căn cứ này.
Chính phủ Campuchia nhiều lần bác bỏ thông tin cho rằng Trung Quốc đã đạt thỏa thuận bí mật với Campuchia để bố trí lực lượng tại căn cứ. Campuchia khẳng định việc cho phép lực lượng nước ngoài đồn trú sẽ trái với hiến pháp.
Căn cứ Ream ở phía đông nam thành phố cảng Sihanoukville. Thành phố này là đặc khu kinh tế do Trung Quốc điều hành và là trung tâm bùng nổ sòng bạc.
Vị trí căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Đồ họa: GiS.
Trong một lá thư gửi phía Mỹ hồi năm ngoái, Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết các cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ Ream cần được di dời để phục vụ "phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường an ninh", theo WSJ.
Campuchia là một trong những quốc gia Đông Nam Á duy trì quan hệ thân thiết với Trung Quốc và đã nhận được hàng tỷ USD viện trợ từ Bắc Kinh.
Campuchia hy vọng sớm đàm phán hợp tác khai thác dầu khí với Thái Lan Campuchia cho biết đã sẵn sàng nối lại đàm phán với Thái Lan về hợp tác phát triển dầu khí tại khu vực chồng lấn đang tranh chấp ở khu vực Vịnh Thái Lan. Ông Cheap Sour, Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí Campuchia cho biết phía Campuchia hy vọng rằng các cuộc đàm phán với Thái Lan sẽ được tiến hành...