Campuchia-Lào-Việt Nam nhất trí kết nối 3 nền kinh tế
Trưa 24/11, theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 9, từ ngày 23-24/11/2016 tại Siem Riep, Campuchia, theo lời mời của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Tại hội nghị này, Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam với nhiều đề xuất thiết thực, cụ thể trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith ký Tuyên bố chung
Rà soát lại tình hình hợp tác hai năm qua, kể từ sau Hội nghị cấp cao Campuchia-Lào-Việt Nam 8 tổ chức tại Vientiane, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đều đánh giá tích cực về những kết quả hợp tác đạt được trong nhiều lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, nông nghiệp, giao lưu nhân dân.
Các nhà Lãnh đạo tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của tình đoàn kết, mối quan hệ gắn bó keo sơn của ba nước láng giềng anh em, vì sự phát triển, thịnh vượng của mỗi quốc gia và của ASEAN, vì hoà bình, ổn định của cả khu vực.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định tầm quan trọng của hợp tác Campuchia-Lào-Việt Nam trong xây dựng và triển khai các chính sách phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm an ninh, ổn định xã hội và sự ấm no, hạnh phúc của người dân ba nước. Nhất là trong bối cảnh khu vực, quốc tế có nhiều biến động khó lường, cả ba nước có quy mô kinh tế còn nhỏ, thì càng phải tăng cường hợp tác, thống nhất lập trường và tiếng nói chung trong đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Quan điểm chung của ba nước là cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tận dụng cơ hội, phát huy mọi nội lực và tận dụng mọi ngoại lực trong phát triển. Về ngoại lực, đó là các đối tác phát triển như Nhật Bản, ADB, và kêu gọi nhiều đối tác khác muốn đầu tư vào khu vực này, kể cả doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam. Lãnh đạo ba nước nhất trí cần kết nối ba nền kinh tế. Đây là nhiệm vụ quan trọng thời gian tới mà lãnh đạo ba nước đều xác định.
“Trên tinh thần đó chúng tôi tiếp tục phối hợp để đảm bảo về kinh tế, đồng thời hợp tác đảm bảo môi trường an ninh chính trị, hòa bình ổn định biên giới; hợp tác văn hóa giáo dục; đặc biệt là phát triển du lịch. Chúng tôi cũng thống nhất phối hợp chặt chẽ thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc. Trong đó đặt vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thành công quan trọng của Hội nghị lần này, đó là ba Thủ tướng đã ký tuyên bố chung của Hội nghị. Lãnh đạo ba nước đã thống nhất ủy quyền cho đại diện ba nước ký “Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam”, nhằm tạo điều kiện phát triển quan hệ thương mại và đầu tư, thu hút các nguồn vốn vào khu vực tam giác phát triển.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho rằng, nhiệm vụ quan trọng mà các nhà lãnh đạo xác định cần sớm thực hiện, đó là xây dựng “Kế hoạch hành động về kết nối ba nền kinh tế”, trong đó, không chỉ kết nối về về giao thông mà cả kết nối về cơ sở hạ tầng khác, năng lượng, thương mại, du lịch, đầu tư.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế đã được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan của Lào, Campuchia đã dự thảo được kế hoạch kết nối. Tại hội nghị quan chức cao cấp SOM lần này cũng như cuộc họp của Ủy ban điều phối chung thì dự thảo cũng đã được trao đổi kỹ.
Các bên cũng đã thống nhất trình hội nghị cấp cao đề nghị ba Thủ tướng tiếp tục giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng Lào và Campuchia để từ nay đến cuộc họp của Ủy ban điều phối chung lần tới vào năm 2017 tại Việt Nam sẽ trình được kế hoạch hành động kết nối nền kinh tế ba nước.
Xuất phát từ tiềm năng của 13 tỉnh biên giới ba nước, ba Thủ tướng đã nhất trí xây dựng Kế hoạch phát triền ngành công nghiệp cao su; xây dựng Quy hoạch phát triển ngành du lịch khu vực Campuchia-Lào-Việt Nam. Hai nội dung này sẽ trình Hội nghị cấp cao Campuchia-Lào-Việt Nam 10. Các nhà Lãnh đạo nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao Campuchia-Lào-Việt Nam 10 tại Việt Nam vào năm 2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 9
Tiếp tục đóng vai trò là thành viên tích cực, tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra 7 đề xuất của Việt Nam để thúc đẩy triển khai các chương trình hợp tác giữa ba nước. Các đề xuất này đã được các đại biểu hoan nghênh, đánh giá cao.
Cụ thể là xây dựng cơ chế để phương tiện (đăng ký tại) các tỉnh thuộc Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam được đi lại thuận tiện trong Khu vực không hạn chế về số lượng; Thực hiện mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Việt Nam – Bà Vẹt, Campuchia trong năm 2017; Thiết lập cơ chế đối thoại định kỳ giữa đại diện các cơ quan của Chính phủ Campuchia, Lào, Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào ba nước để kịp thời nắm bắt và giải quyết những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp; Việt Nam sẽ tăng số lượng học bổng đào tạo dạy nghề cho hai nước Campuchia và Lào và huấn luyện để tham gia các cuộc thi tay nghề ASEAN, nâng mức học bổng để tăng chất lượng cuộc sống của sinh viên hai nước Campuchia và Lào; kêu gọi Lào, Campuchia tham gia Công ước về Luật sử dụng dòng nước quốc tế cho mục đích phi giao thông thủy đồng thời cùng Việt Nam nghiên cứu tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các dòng nước xuyên biên giới và hồ quốc tế.
Thủ tướng cũng đề nghị Chính phủ ba nước phối hợp xây dựng chương trình vận động ODA và xây dựng chương trình chung xúc tiến đầu tư và du lịch của ba nước; Công ty Viễn thông Viettel đầu tư hiện đại hóa mạng viễn thông ba nước bằng công nghệ 4G, hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử cho ba nước, và áp dụng mức cước gọi giữa thuê bao của Viettel tại ba nước tương đương với mức cước trong nước.
Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp gỡ song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith; gặp gỡ đại diện cộng đồng người Campuchia gốc Việt ở Siem Reap.
Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 9 đã thành công tốt đẹp, và việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị tiếp tục khẳng định cam kết và vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam. Cùng với sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN, quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Campuchia – Lào – Việt Nam ngày càng gắn kết chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Theo Vũ Dũng
HN phân luồng giao thông phục vục Hội nghị cấp cao ACMECS
Phòng CSGT Hà Nội vừa có thông báo về kế hoạch phân luồng tổ chức giao thông phụ vụ các Hội nghị cấp cao diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
CSGT Hà Nội ra quân phân luồng, bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ các hội nghị cấp cao từ 24.10 đến 26.10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Sáng 22.10, Phòng CSGT Hà Nội, từ ngày 24.10 đến ngày 26.10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội nghị cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya Mê Công (gọi tắt là ACMECS) lần 7, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi tắt là CLMV) lần 8 và Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về Mê Công (gọi tắt là WEF - Mê Công).
Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ các hội nghị, Công an TP.Hà Nội sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện như sau:
Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 09h00; từ 11h00 đến 14h30 và từ 16h00 đến 18h00 các ngày từ 24.10 đến 26.10, hạn chế đối với các xe ôtô tải có tải trọng hàng hóa từ 500 kg trở lên; xe ôtô chở khách từ 25 chỗ trở lên (trừ các xe ôtô phục vụ Hội nghị, xe có phù hiệu bảo vệ, xe buýt, xe vệ sinh và xe giải quyết, khắc phục sự cố; xe chở khách tuyên cố định) không được hoạt động trên các tuyến đường: Phạm Hùng (đoạn từ Mễ Trì đến Trần Duy Hưng); Đại lộ Thăng Long (phần đường tiếp giáp với trung tâm Hội nghị Quốc gia, đoạn từ Trần Duy Hưng đến Lê Quang Đạo); đường Đỗ Đức Dục; Trần Duy Hưng (đoạn từ Trần Duy Hưng - Hoàng Đạo Thúy đến Trần Duy Hưng - Phạm Hùng); Nguyễn Chí Thanh (chiều hướng về Trần Duy Hưng).
Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng Phòng CSGT Hà Nội và chỉ huy các đội triển khai kế hoạch phân luồng, bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ các hội nghị cấp cao từ 24.10 đến 26.10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Bên cạnh đó, Công an TP.Hà Nội thông báo tổ chức hướng đi cho xe ô tô tải, xe khách trong diện hạn chế tham gia giao thông theo tuyến đường như sau:
1 - Xe từ các tỉnh phía Nam đi các tỉnh phía Bắc (qua Cầu Thăng Long) - đi đường vành đai 3 trên cao đến Phạm Văn Đồng hoặc vào trung tâm thành phố (xuống nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi); từ các hướng đến đường Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến theo đường Nguyễn Trãi và Lê Văn Lương vào Trung tâm Thành phố.
Các phương tiện từ hướng Bắc qua cầu Thăng Long vào trung tâm Thành phố theo tuyến Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt; Phạm Văn Đồng - Trần Quốc Hoàn; Phạm Văn Đồng - Xuân Thủy và đi hướng Tây theo Hồ Tùng Mậu - Quốc lộ 32.
2 - Riêng xe ô tô tải, có trọng lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên từ phía Nam đi phía Bắc đến Phùng Hưng - Xa La - Văn Phú - Quang Trung (Hà Đông) sẽ đi thẳng hướng Quốc lộ 6 - Xuân Mai - đường Hồ Chí Minh - Đại lộ Thăng Long (hoặc đi thẳng ra Quốc lộ 32) - Tỉnh lộ 70 - Nhổn - Quốc lộ 32 - Hồ Tùng Mậu - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long. Đối với các xe từ các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh phía Nam đi theo chiều ngược lại.
Công an Hà Nội cũng yêu cầu tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ, khi gặp các xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ, các phương tiện phải khẩn trương nhường đường, đi sát vào lề đường phía bên phải chiều đi và dừng hẳn lại nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
Thủ tướng: Lựa chọn công nghệ hiện đại, đảm bảo môi trường sống cho người dân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các nhà đầu tư như vậy tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng năm 2016 diễn ra lúc chiều nay (19/9) tại Trung tâm hội nghị thành phố. Thủ tướng gặp gỡ với các nhà đầu tư Hải Phòng. Ảnh: VGP Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Văn Thành, Bí thư...