Campuchia ‘khuyên’ ASEAN đứng ngoài tranh chấp biển Đông
Campuchia cho thấy sự ủng hộ của mình đối với lập trường của Trung Quốc khi cho rằng những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông nên được giải quyết giữa các nước tuyên bố chủ quyền và không liên quan đến ASEAN.
Trung Quốc xây dựng cầu cảng trái phép ở Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Mai Thanh Hải
Phát biểu sau cuộc họp kín ngày 7.5 giữa giới chức Campuchia và các nhà ngoại giao từ 28 quốc gia, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia, bà Soeung Rathchavy cho rằng: “Các tuyên bố chủ quyền tại biển Đông nên được giải quyết giữa các bên liên quan”, theo Reuters.
“ASEAN không thể giải quyết các tranh chấp. Chúng ta không có quyền hợp pháp trong vấn đề này, tòa án mới là cơ quan giải quyết đúng sai”, Reuters dẫn lời bà Rathchavy.
Bà Rathchavy cũng nhấn mạnh rằng Campuchia chưa từng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và 2 nước chỉ có mối quan hệ bạn bè gần gũi, cũng giống với những nước khác. Trung Quốc là nguồn viện trợ quan trọng đối với Campuchia về cả kinh tế lẫn quân sự, Reuters cho biết.
Video đang HOT
Trung Quốc từ lâu ngang ngược tuyên bố chủ quyền phi lý chiếm phần lớn diện tích biển Đông. Bắc Kinh cũng cho rằng ASEAN không phải là một phần trong các tranh chấp tại vùng biển này và chỉ muốn giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại song phương.
Quá trình cải tạo đất và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại biển Đông là vấn đề nổi bật của hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN vào tuần trước tại Malaysia. Tại hội nghị đó, các nước ASEAN đã ra thông cáo chung coi những hành động như vậy đã làm xói mòn lòng tin, mặc dù trong thông cáo không nêu rõ tên Trung Quốc.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Mỹ sắp mở phiên điều trần về tình hình Biển Đông
Hạ viện Mỹ trong tháng này sẽ có phiên điều trần về tình hình Biển Đông, trong bối cảnh các nước gia tăng quan ngại việc Trung Quốc cải tạo các đá thành đảo nhân tạo.
Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Matt Salmon, trái, trong cuộc họp báo sáng nay. Ảnh: Việt Anh
"Tôi là người bảo trợ cho một nghị quyết về Biển Đông của Quốc hội, tôi dự định sẽ tổ chức một phiên điều trần sau chuyến đi này về nghị quyết đó. Thông điệp của Mỹ với Trung Quốc là chúng tôi không muốn thấy họ lặp lại các hành động trong tương lai, đó là việc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, là các sự vụ liên quan đến đánh bắt cá. Sự hung hăng đó là không thể chấp nhận được, chúng tôi sẽ phản đối", ông Matt Salmon, Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ trả lời câu hỏi của VnExpress sáng nay về diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Ông Salmon, hạ nghị sĩ đảng Cộng hoà, cùng hai thành viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện là Tom Emmer và Alan Lowenthal có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 4/5.
Ông Salmon tiết lộ Washington đang tham vấn các nước có liên quan vềbiện pháp phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. "Đây là vấn đề lớn trong Quốc hội Mỹ và chúng tôi sẽ hối thúc chính phủ đưa ra câu trả lời mạnh mẽ và rõ ràng", ông Salmon nói.
Trung Quốc gần đây công khai việc cải tạo, bồi đắp ở 7 đá thuộc Trường Sa của Việt Nam thành các cơ sở phục vụ cho mục đích dân, quân sự. Hình ảnh vệ tinh của nhiều nước và tổ chức nghiên cứu cho thấy Bắc Kinh có thể xây dựng các đường băng ở khu vực này.
Đề cập tới Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Salmon cho rằng mối quan hệ Việt - Mỹ hiện nay được xây dựng như một đối tác về kinh tế nhưng thực ra ý nghĩa của nó còn lớn hơn. "TPP không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà sẽ còn có ý nghĩa về mặt địa chính trị. Như chúng ta biết hiện nay đang có những mối quan ngại về Biển Đông, quan hệ TPP cũng quan trọng không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ", ông Salmon nhấn mạnh.
Hạ nghị sĩ Salmon cho rằng việc Việt Nam tham gia cùng Mỹ và 10 nước khác sẽ giúp tiếng nói của Việt Nam về vấn đề Biển Đông được khuếch đại hơn nhiều lần khi có sự ủng hộ của các nước này. Nhắc lại quan điểm của Mỹ là kêu gọi các nước phải giải quyết các vấn đề về hàng hải một cách hòa bình, thông qua các biện pháp ngoại giao, ông Salmon cho rằng các nước liên quan và có lợi ích ở Biển Đông cần nhất quán trong việc thể hiện quan điểm về vấn đề này một cách thống nhất, rõ ràng và mạnh mẽ. Trước cách hành xử hung hăng của Trung Quốc cả ở Biển Đông và Hoa Đông gần đây, các nước trên thế giới cần có sự phối hợp để có tiếng nói chung.
Ông Salmon cho biết việc thảo luận về khả năng bán vũ khí hoặc việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam hiện được thảo luận trong Ủy ban Quân lực của Quốc hội.
"Tiến trình phải dần dần, đầu tiên là chúng ta bàn về bán vũ khí phi sát thương, sau đó đến khả năng bán vũ khí sát thương. Khi quan hệ hai bên được cải thiện dần, lòng tin tăng lên sẽ thúc đẩy mối quan hệ và sẽ cải thiện nhiều lĩnh vực khác", ông Salmon nói.
Ông Salmon hôm qua có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Nhóm các hạ nghị sĩ cũng làm việc với đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương và Ban Đối ngoại Trung Ương.
Việt Anh
Theo VNE
Philippines tố Trung Quốc đánh lạc hướng hoạt động cải tạo ở Biển Đông Philippines hôm qua chỉ trích Trung Quốc cố tình đánh lạc hướng khu vực bằng những cáo buộc đối với Manila và yêu cầu Bắc Kinh ngừng các hoạt động cải tạo trên Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh được Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Mỹ công bố cho thấy tàu Trung Quốc đang nạo vét cát ở...