Campuchia kết án 7 thành viên đối lập tội phản quốc
Tòa Campuchia tuyên án tù với 7 bị cáo phạm tội phản quốc vì đăng bình luận trên mạng ủng hộ thủ lĩnh đối lập lưu vong Sam Rainsy.
Luật sư Sam Sokong của các bị cáo hôm 24/9 cho hay 7 người này bị tòa án ở tỉnh Tboung Khmum tuyên án tù vì tội phản quốc hồi đầu tuần, liên quan những bình luận trực tuyến bày tỏ sự ủng hộ với Sam Rainsy, người sáng lập đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP).
Đảng này bị giải thể vào năm 2017 vì tội thông đồng với người nước ngoài để lật đổ chính phủ. Rainsy sống lưu vong ở Pháp từ năm 2015.
Sam Rainsy tại Philippines tháng 6/2016. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Rainsy năm ngoái tuyên bố với người ủng hộ rằng ông sẽ về Campuchia nhân dịp Quốc khánh 9/11 và 7 thành viên đối lập bị cáo buộc đăng các thông điệp trên mạng ủng hộ chuyến về nước của ông này.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhiều lần nói rằng ông đã gửi lệnh bắt Rainsy tới các nước láng giềng và quân đội được triển khai tại biên giới Thái – Campuchia để ngăn chặn sự trở lại của thủ lĩnh đối lập. Rainsy sau đó quay trở về Pháp vì bị mắc kẹt ở Malaysia và Indonesia cùng các thành viên CNRP khác.
Trong số 7 bị cáo bị tòa án ở Tboung Khmum kết án, 4 người vắng mặt bị xử 7 năm tù kèm lệnh truy nã, trong khi một nhà hoạt động đang ở trong tù, nhận án tương tự. Hai người còn lại bị tuyên 5 năm tù treo. Luật sư Sokong tuyên bố sẽ kháng cáo, cho rằng các bản án này là “không công bằng”.
Thu thập chữ ký kiến nghị hợp pháp hóa mại dâm Thái Lan
Một tổ chức hỗ trợ người hành nghề bán dâm đang thu thập chữ ký trình quốc hội Thái Lan với hy vọng xóa bỏ luật cấm mại dâm.
Empower Foundation, một tổ chức hỗ trợ người hành nghề mại dâm ở Chiang Mai, hy vọng sẽ thu thập được 10.000 chữ ký và trình kiến nghị lên quốc hội để thuyết phục các nhà lập pháp xem xét thay đổi luật mại dâm hiện hành.
"Luật trừng phạt người bán dâm mà 80% trong số họ là những người mẹ và trụ cột gia đình", Mai Junta, đại diện của Empower, hôm 22/9 cho biết. "Nó biến chúng tôi thành tội phạm".
Tổ chức đã thu thập được hơn 1.000 chữ ký từ khi bắt đầu hôm 19/9.
Nhân viên đợi khách ngoài một tiệm mát xa ở Pattaya. Ảnh: AFP.
Thái Lan chủ yếu theo đạo Phật và cực kỳ bảo thủ, nhưng lại là nơi mà ngành công nghiệp tình dục rất phát triển, chủ yếu phục vụ nam giới. Du khách khắp nơi đổ xô tới những quán bar và mát xa sáng rực đèn ở thủ đô Bangkok cũng như các thành phố du lịch lớn của đất nước, nơi nổi tiếng với ngành công nghiệp tình dục.
Những nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ và cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới và phi giới tính) cho rằng luận cấm mại dâm ban hành năm 1960 không bảo vệ được người bán dâm, trong khi việc bắt giữ và phạt hành chính khiến họ rơi vào cảnh nghèo đói hơn.
Cơ quan phụ trách các vấn đề phụ nữ thuộc Bộ Phát triển Xã hội và An sinh Con người cho hay đang trong quá trình chuyển đổi luật mại dâm và sẽ mở phiên thảo luận công khai vào năm tới, nhưng không nói thêm chi tiết.
"Chúng tôi biết có nhiều khiếu nại liên quan tới vi phạm nhân quyền của người bán dâm theo luật này, và chúng tôi không bỏ qua đề nghị bãi bỏ luật của họ", đại diện của cơ quan này cho biết.
Theo một báo cáo năm 2014 của cơ quan phòng chống AIDS thuộc Liên Hợp Quốc, Thái Lan có khoảng 123.530 người bán dâm, nhưng các nhóm vận động cho hay con số thực phải gấp đôi, bao gồm hàng chục nghìn người di cư từ các nước láng giềng như Myanmar, Lào, Campuchia.
Mại dâm có thể bị phạt lên tới 1.284 USD hoặc hai năm tù, hoặc cả hai. Những người mua dâm với người chưa đủ tuổi có thể phải ngồi tù tới 6 năm. Theo Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, năm ngoái có hơn 24.000 người bị bắt, truy tố và phạt tiền vì các tội danh liên quan tới mại dâm.
Surang Janyam, giám đốc Service Workers in Group, một tổ chức hỗ trợ người bán dâm ở Thái Lan, cho hay luật mại dâm nên được bãi bỏ, cho phép người bán dâm được bảo vệ theo luật lao động.
Surang nói thêm "ngành công nghiệp tình dục tạo ra thu nhập lớn" cho Thái Lan nhưng "không có cơ chế nào để bảo vệ" những người hành nghề mại dâm.
Ông Hun Sen bức xúc vì phương Tây 'ngó lơ' thành tựu của Campuchia Thủ tướng Hun Sen chỉ trích phương Tây về cái gọi là "tiêu chuẩn kép" và việc không đánh giá cao các thành tựu của Campuchia. Thậm chí báo Phnom Penh Post chạy dòng tít ngày 21-9: "Thủ tướng Hun Sen: Phương Tây không công bằng với Campuchia". Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Ảnh: Khmer Times Trong một tuyên bố đưa ra...