Campuchia đứng hàng đầu khu vực và thế giới về tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19
Theo ourworldindata.org, Campuchia có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 trên tổng số dân trên 16 triệu người cao hơn nhiều quốc gia khác ở châu Á.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dẫn số liệu của trang thống kê trên, phóng viên TTXVN tại Phnom Penh cho biết tính đến ngày 3/11/2021, Campuchia đã tiêm phòng ít nhất 2 mũi cho khoảng 82% dân số nước này, đứng đầu châu Á, cao hơn 1% so với Singapore, Brunei, Hàn Quốc và cao hơn 2% so với Nhật Bản và Malaysia. Trên thế giới, Campuchia đứng thứ 5 về tỷ lệ tiêm phòng COVID-19, chỉ sau Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bồ Đào Nha, Cuba và Chile.
Bắt đầu từ tháng 10/2021, Campuchia đã bắt đầu tiêm mũi tăng cường thứ ba cho người dân. Nước này đặt mục tiêu tiêm phòng đầy đủ cho 91% dân số, trong đó gần 45% trẻ em 5 tuổi đã tiêm ít nhất một mũi. Nhờ chiến lược tiêm phủ rộng vaccine ngừa COVID-19 ở các nhóm tuổi một cách nhanh chóng và hiệu quả, Campuchia đã có 35 ngày bình thường mới với số ca mắc COVID-19 liên tục ở mức thấp.
Ngày thứ 6 sau khi Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen tuyên bố mở cửa hoàn toàn đất nước hôm 1/11, Campuchia chỉ ghi nhận 73 ca mắc COVID-19, trong đó có 10 ca nhập cảnh và có thêm 6 người tử vong, trong đó 4 người chưa tiêm vaccine.
Italy tìm kiếm sự công nhận đối ứng đối với các loại vaccine của Nga và Trung Quốc
Giám đốc Cơ quan Dược phẩm Italy, Nicola Magrini cho biết nước này đang tìm kiếm sự công nhận đối ứng đối với các loại vaccine phòng COVID-19 của Nga và Trung Quốc để mở rộng quyền tự do đi lại cho những người đã được tiêm những loại vaccine không được EU phê chuẩn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 cho người dân tại San Marino, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, phát biểu trong một bài bình luận trên tờ Corriere della Sera (Tin chiều) ra ngày 18/10, ông Magrini nhấn mạnh rằng "việc tăng cường kiểm soát dịch bệnh và nối lại việc đi lại đồng nghĩa với việc chuyển sang hướng có đi có lại trong việc công nhận vaccine. Chúng tôi đang tìm kiếm mọi giải pháp có thể để đảm bảo quyền tự do đi lại vốn có của người dân, một quyền quan trọng. Học sinh, gia đình và người lao động phải được tự do đi lại, ngay cả khi họ đã được tiêm những loại vaccine phòng COVID-19 không được EU phê chuẩn".
Hiện tại, những người đã tiêm vaccine Sputnik V của Nga hoặc vaccine của Trung Quốc không có quyền nhận thẻ xanh COVID-19 tại Italy, điều gây ra vô số khó khăn cho những người nước ngoài làm việc tại nước này, nhất là sau khi thẻ xanh, chứng chỉ giấy hoặc kỹ thuật số cho thấy người sở hữu đã được tiêm phòng, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ hoặc hồi phục từ COVID-19 trong vòng 6 tháng, trở thành điều kiện bắt buộc để họ được đến nơi làm việc từ 15/10. Đại diện của các cơ quan y tế Italy đã nhiều lần hứa sẽ giải quyết vấn đề này.
Tuần trước, Đại sứ Italy tại Moskva Giorgio Starace nói rằng Italy sẽ không công nhận Sputnik V ở cấp quốc gia nếu không có sự đồng ý của Liên minh châu Âu, nhưng sẽ làm mọi thứ có thể để đẩy nhanh các thủ tục công nhận vaccine của Nga trong các tổ chức châu Âu.
Thế giới đã ghi nhận trên 236,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 6/10, thế giới đã có 236.743.254 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và 4.834.453 ca tử vong. Số người đã bình phục hiện là 213.857.573 trong khi vẫn còn 85.217 ca đang phải điều trị tích cực. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Rio de Janeiro, Brazil....