Campuchia đặt mục tiêu miễn dịch cộng đồng vào cuối năm
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, nước này đặt ra mục tiêu đạt được miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay, và đặc biệt cảm ơn Trung Quốc vì đã hỗ trợ vắc xin.
Một phụ nữ được tiêm vắc xin Sinovac (Trung Quốc) tại Phnom Penh, Campuchia hôm 1/6 (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Khmer Times đưa tin, ông Hun Sen ngày 20/8 cho biết, chương trình tiêm chủng của nước này dự kiến sẽ bao phủ 12 triệu dân – tương đương 75% dân số 16 triệu – vào cuối năm nay.
Thủ tướng Campuchia cho hay mục tiêu tiêm chủng 10 triệu dân trưởng thành dự kiến sẽ đạt được vào tháng 11 theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, ông Hun Sen cam kết sẽ hoàn thành tiêm chủng cho 2 triệu trẻ em và thiếu niên độ tuổi 12-17 vào cuối năm nay nhằm giúp Campuchia đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng.
“Thay mặt chính phủ Campuchia, tôi muốn thể hiện sự cảm kích chân thành tới các quốc gia bạn bè đã cung cấp vắc xin cho Campuchia kịp thời, đặc biệt là tới Trung Quốc – nước dẫn đầu trong việc cung cấp vắc xin (cho Campuchia) về cả khía cạnh tài trợ nhân đạo và thông qua các đơn đặt hàng trực tiếp”, ông Hun Sen cho biết.
Quan chức cấp cao Bộ Y tế Campuchia Or Vandine ngày 19/8 cho hay, nước này đã tiêm chủng ít nhất một liều vắc xin cho 9,38 triệu người, tương đương 58,7% dân số.
Video đang HOT
“Khoảng 86,12% trong 10 triệu người trưởng thành và 39,8% trong nhóm 2 triệu trẻ em và thiếu nhi đã được tiêm chủng”, bà Or Vandine nói.
Campuchia ghi nhận 519 ca Covid-19 vào ngày 20/8, nâng tổng số ca bệnh lên 88.242. Quốc gia Đông Nam Á đã phát hiện 836 ca nhiễm chủng Delta. Số người thiệt mạng vì dịch ở Campuchia hiện là 1.762.
Campuchia nêu lý do ngăn Mỹ thăm toàn bộ căn cứ hải quân
Giới chức Campuchia cho biết phía Mỹ yêu cầu thăm địa điểm tại căn cứ Ream không có trong thỏa thuận trước đó nên từ chối yêu cầu này.
Bộ Quốc phòng Campuchia ngày 12/6 ra thông cáo xác nhận nước này từ chối cho phái đoàn Mỹ tiếp cận toàn bộ cơ sở bên trong căn cứ hải quân Ream trong chuyến thăm một ngày trước đó.
Bộ này cho hay họ "rất thiện chí" khi tổ chức chuyến thăm căn cứ Ream cho phái đoàn của tùy viên quân sự Mỹ theo quyết định của Thủ tướng Hun Sen, và đã tổ chức "một số hoạt động quan trọng" bên trong căn cứ.
"Các hoạt động này bao gồm cuộc họp kéo dài hơn một tiếng, chuyến thăm hai tòa nhà mới xây làm nơi ở cho công nhân, tham quan bến tàu và chiến hạm, thăm xưởng sửa chữa tàu do Australia xây dựng, thăm bệnh viện và tới đảo Koh Preab thị sát tiến trình xây dựng Sở Chỉ huy Chiến thuật mới của Ủy ban Hàng hải Quốc gia", thông cáo cho biết.
Chuyến thăm bắt đầu lúc 9h30 và kéo dài trong khoảng ba tiếng. "Tuy nhiên, ngoài những địa điểm đã được yêu cầu và nằm trong thỏa thuận, phía Mỹ đột ngột yêu cầu thăm một địa điểm khác không có trong yêu cầu ban đầu", Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết.
Địa điểm này được cho là cơ sở do Trung Quốc nâng cấp bên trong căn cứ Ream. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh hôm 2/6 thừa nhận Trung Quốc đang hỗ trợ nước này xây dựng, nâng cấp căn cứ. "Sau khi hoàn thành, họ sẽ bàn giao nó cho Campuchia. Campuchia có toàn quyền sử dụng căn cứ", ông nói thêm.
Binh sĩ và chiến hạm Campuchia tại căn cứ hải quân Ream tháng 7/2019. Ảnh: AFP .
"Nhận thức được bất thường và xác định rằng chủ quyền của Campuchia không được tôn trọng cùng ý định bỏ qua việc đảm bảo bí mật quân sự, phía Campuchia từ chối yêu cầu trên. Tùy viên quân sự Mỹ vẫn khăng khăng đưa ra yêu cầu này, song đây là điều không thể chấp thuận được", thông cáo của Bộ Quốc phòng Campuchia có đoạn.
Sau khi rời căn cứ Ream, đại sứ quán Mỹ tại Campuchia ra thông cáo báo chí cho biết nước sở tại từ chối cho đại tá Marcus Ferrara, tùy viên quân sự, "tiếp cận toàn bộ cơ sở hạ tầng" trong chuyến thăm. Ferrara kết thúc chuyến thăm và đề xuất phía Campuchia sắp xếp lại chuyến thăm khác với đầy đủ quyền tiếp cận vào thời điểm sớm nhất.
Bộ Quốc phòng Campuchia nhận định phản ứng của đại sứ quán Mỹ là "cố tạo ra những vấn đề mới và xuyên tạc sự thật, có thể gây ra tác động tiêu cực đối với quan hệ quốc phòng giữa hai nước". Bộ Quốc phòng Campuchia đánh giá các biện pháp mà nước này thực hiện là "đúng đắn và chuyên nghiệp".
"Bộ Quốc phòng Campuchia kêu gọi đại sứ quán Mỹ ngừng tạo ra các tình huống mới gây tiêu cực, yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền và bí mật quân sự của Campuchia", thông cáo cho biết.
Bộ Quốc phòng Campuchia tuyên bố sẽ xem xét kỹ lưỡng các yêu cầu trong tương lai, song khẳng định toàn bộ hoạt động được phê duyệt trong cơ sở quân sự "là các chuyến thăm, không phải thanh tra hay khám xét".
Chuyến thăm hôm 11/6 được tổ chức theo thỏa thuận giữa Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, cùng đề nghị của tùy viên quân sự Mỹ Ferrara.
Khu vực tòa nhà do Mỹ tài trợ (phía dưới) hồi tháng 7/2020 và cơ sở mới được xây dựng (phía trên) ngày 21/5. Ảnh: CSIS .
Trong báo cáo công bố ngày 21/5 và cập nhật một tuần sau đó, tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) phát hiện hai tòa nhà được xây dựng cấp tốc tại gần nơi từng là sở chỉ huy chiến thuật của Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia Campuchia, vốn được Mỹ tài trợ xây dựng ở căn cứ Ream.
Giới chức Campuchia hồi cuối năm ngoái san phẳng công trình do Mỹ xây dựng rồi xây dựng hai tòa nhà mới, làm dấy lên lo ngại Trung Quốc có thể hưởng lợi từ hoạt động nâng cấp căn cứ hải quân Ream. Sở chỉ huy mới đang được xây dựng trên đảo Koh Preab với tốc độ chậm hơn công trình lớn vừa hoàn thành tại căn cứ Ream.
Thủ tướng Hun Sen quyết "sờ gáy" những ông trùm tai tiếng ở Campuchia Thủ tướng Campuchia Hun Sen đang báo hiệu các biện pháp cứng rắn đối với những ông trùm kinh doanh được phong danh hiệu Hoàng gia sau hàng loạt vụ bê bối đáng xấu hổ, báo Asia Times nhận định. Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Ảnh: AFP). Duong Chhay, con trai một gia đình tài phiệt và là một ông trùm kinh doanh...