“Campuchia đang chơi trò mạo hiểm với Trung Quốc”
Chheang Vannarith nói: “Một khi chúng tôi dựa quá nhiều vào Trung Quốc, chúng tôi sẽ mất đi quyền tự quyết trong chính sách đối ngoại.”
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và người đồng nhiệm Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Đài VOA Khmer Hoa Kỳ ngày 21/7 đưa tin, trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã nhận được nhiều cam kết hỗ trợ từ phía quân đội Trung Quốc. Ông Tea Banh nói với VOA rằng chuyến thăm rất thành công và quan hệ hợp tác Campuchia – Trung Quốc gần gũi hơn quan hệ Phnom Penh với Washington.
Các nhà phân tích nói rằng Campuchia có thể sẽ xem xét tìm kiếm hỗ trợ từ Trung Quốc nhiều hơn về các vấn đề “biên giới, lãnh thổ”. Năm 2012 Campuchia đứng về phía Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Scarborough và căng thẳng leo thang trên Biển Đông, một năm sau Trung Quốc cho Campuchia vay 195 triệu USD để mua 12 chiếc trực thăng quân sự Z-9 do Bắc Kinh chế tạo.
Tháng Năm năm nay, Trung Quốc cam kết sẽ viện trợ xe tải quân sự, phụ tùng thiết bị và một số loại hóa chất không xác định cho Campuchia. Thủ tướng nước này ông Hun Sen rất hoan nghênh quan hệ với Trung Quốc. Tháng trước ông nói với một nhóm nông dân Campuchia rằng, quan hệ với Trung Quốc đang ở “đỉnh cao thời đại”. Quỹ phát triển Trung Quốc dành cho Campuchia năm 2015 đã tăng lên 140 triệu USD từ 100 triệu USD năm trước.
Tea Banh đã bảo vệ quan hệ song phương với Trung Quốc khi cho rằng viện trợ của Bắc Kinh là “vô điều kiện”, Trung Nam Hải chưa bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Ông từ chối tiết lộ Trung Quốc đã hứa sẽ viện trợ bao nhiêu trong chuyến đi vừa rồi của mình.
Video đang HOT
Ông Tea Banh bắt tay một cố vấn quân sự Trung Quốc trong lễ tốt nghiệp học viên sĩ quan quân sự Campuchia tại tỉnh Kampong Speu ngày 12/3 vừa qua. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên các nhà phân tích cảnh báo rằng Trung Quốc đang được nhiều hơn Campuchia từ các thỏa thuận song phương. Chheang Vannarith, một giáo sư thỉnh giảng tại đại học Leeds nhận định, Trung Quốc cần Campuchia như một đối tác trong khu vực Đông Nam Á nơi cạnh tranh ngày càng gay gắt. “Campuchia cần sự hợp tác của Trung Quốc khi Việt Nam phát triển quan hệ với Hoa Kỳ”, ông nói.
“Đây là khu vực đầy cạnh tranh phức tạp. Trung Quốc sẽ thông qua Campuchia và khu vực sông Mekong để tăng cường tầm ảnh hưởng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, Chheang Vannarith bình luận. Nhưng rốt cuộc Campuchia đang chơi một trò chơi mạo hiểm hơn so với Trung Quốc, Chheang Vannarith nói: “Một khi chúng tôi dựa quá nhiều vào Trung Quốc, chúng tôi sẽ mất đi quyền tự quyết trong chính sách đối ngoại.”
Paul Chambers, một giáo sư từ đại học Chiang Mai bình luận, Trung Quốc là một siêu quyền lực đang gia tăng muốn sử dụng Campuchia để gây ảnh hưởng trong ASEAN, trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh” mới với Mỹ. “Tôi tin rằng Hun Sen đã thể hiện sự cân bằng rất tốt với các đồng minh trong quá khứ cũng như hiện tại. Hun Sen sẽ ngày càng chào đón hỗ trợ quân sự của Trung Quốc cho Campuchia”.
Hugh With, giáo sư nghiên cứu chiến lược từ đại học Quốc gia Úc nói với VOA Khmer rằng: “Chúng tôi nhìn thấy nước Mỹ đang nỗ lực phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam. Trung Quốc sẽ sẵn sàng phát triển các mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với Campuchia là một phần của quá trình này. Tuy nhiên tôi nghi ngờ rằng điều đó có thể dẫn đến một biến đổi cơ bản trong thế trận quân sự của Campuchia hay khu vực”.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Phi công phụ cầm lái QZ8501 không thể cứu nổi máy bay?
Tờ Wall Street Journal ngày 29.1 đưa tin, phi công phụ Remi-Emmanuel Plesel được cho là đã lái chiếc máy bay QZ8501 tránh bão trước khi phi cơ chết máy và rơi xuống biển Java khiến toàn bộ 162 người thiệt mạng.
Một mảnh vỡ máy bay QZ8501 vừa được trục vớt lên tàu từ dưới đáy biển.
Theo Wall Street Journal, các nhà điều tra Indonesia về thảm kịch QZ8501 cho rằng, phi công phụ Remi-Emmanuel Plesel vốn có ít kinh nghiệm hơn cơ trưởng Iriyanto, đã lái chiếc máy bay tại thời điểm trời đang có bão trong hành trình từ thành phố Surabaya của Indonesia đến Singapore vào ngày 28.12.
Các nhà điều tra dẫn dữ liệu phân tích từ hộp đen cho thấy phi công phụ đã cố gắng điều khiển QZ8501 tránh bão nhưng không thành công và sau đó chiếc máy bay đột ngột tăng độ cao trước khi chết máy giữa không trung rồi rơi xuống biển Java.
Trong khi đó, hãng tin Reuters ngày 29.1 cũng đưa tin, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC) đã khẳng định rằng, QZ8501 được phi công phụ Remi-Emmanuel Plesel điều khiển trước khi máy bay tăng độ cao đột ngột rồi gặp nạn.
Trước đó, theo các nhà điều tra Indonesia, dữ liệu từ thiết bị ghi âm buồng lái cho thấy, trước khi máy bay gặp nạn, âm thanh cảnh báo đã réo liên hồi khi cơ trưởng và phi công phụ cố gắng kiểm soát máy bay.
Tuy nhiên, giới chức Indonesia khẳng định rằng, vẫn còn quá sớm để có thể đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân dẫn đến thảm kịch.
Quân đội Indonesia đã tuyên bố ngừng trục vớt thi thể và thân máy bay AirAsia QZ8501 trên biển Java sau 4 ngày nỗ lực không thành công.
Quân đội đã rút khỏi khu vực tìm kiếm chiếc máy bay xấu số bị rơi xuống biển Java hôm 28.1 và gửi lời xin lỗi gia đình các nạn nhân vì không thể làm gì hơn.
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Indonesia (BASARNAS) Bambang Soelistyo hôm nay tuyên bố, các hoạt động tìm kiếm nạn nhân sẽ tiếp diễn thêm ít nhất một tuần.
Chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia sau thảm kịch QZ8501 đến nay mới vớt được 70 thi thể từ dưới biển Java. Lực lượng cứu hộ kỳ vọng sẽ tìm thấy nhiều thi thể hơn sau khi tìm thấy thân máy bay. Tuy nhiên, thời tiết quá khắc nghiệt, cản trở tầm nhìn dưới nước khiến nỗ lực trục vớt thân máy bay cũng như thi thể các nạn nhân.
Chuyến bay QZ8501 đã rơi xuống biển Java vào ngày 28.12 trong điều kiện thời tiết có bão khiến toàn bộ 162 người có mặt trên khoang thiệt mạng.
Theo Phương Đăng (Danviet.vn)
Nhật phô diễn máy bay tuần tra P-1 ở Anh, cạnh tranh hợp đồng vài tỷ USD Máy bay săn ngầm P-1 sẽ cạnh tranh với máy bay săn ngầm P-8A của Mỹ và máy bay săn ngầm của Airbus ở Anh trước mối đe dọa tàu ngầm từ Nga. Sức mạnh chiến đấu trên biển của Nhật Bản có 3 điều đứng đầu thế giớiMáy bay săn ngầm P-1 Nhật Bản sẽ uy hiếp mạnh tàu ngầm Trung QuốcNhật...