Campuchia công bố quyết định dỡ lệnh phong tỏa Phnom Penh, Ta Khmao
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, tối 3/5, Chính phủ Campuchia đã công bố quyết định dỡ lệnh phong tỏa phòng chống dịch COVID-19 đối với Phnom Penh và thành phố tiếp giáp thủ đô là Ta Khmao (thuộc tỉnh Kandal), có hiệu lực kể từ ngày 6/5 tới.
Tuy nhiên, chính quyền thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal khẳng định sẽ vẫn áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với một số khu vực thuộc hai địa bàn trên, cũng như những biện pháp cần thiết để phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, vào tối 2/5, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đăng tải thông tin trên trang Facebook cá nhân rằng sau ngày 5/5 tới, Chính phủ Campuchia sẽ dỡ bỏ tình trạng phong tỏa phòng chống dịch COVID-19 tại thủ đô Phnom Penh và một số tỉnh khác, ngoại trừ những khu vực còn tình trạng lây nhiễm cao virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Thủ tướng Hun Sen khẳng định: “Chúng tôi sẽ chỉ áp dụng tình trạng phong tỏa những tỉnh/thành có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. Trước đây, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải phong tỏa để chặn đứng nguồn lây lan dịch và cứu lấy sinh mạng người dân”.
Thủ tướng Hun Sen cũng kêu gọi người dân Campuchia thông cảm trong thời điểm khó khăn này. Ông cho rằng chiến dịch tiêm chủng tại Phnom Penh và tỉnh Kandal sẽ được hoàn tất trong tháng 6 tới.
Mặc dù chính quyền thủ đô Phnom Penh đã phân cấp 4 quận gồm Dangkor, Meanchey, Por Senchey và Kampol thuộc “Khu vực Đỏ” bị phong tỏa hoàn toàn với những biện pháp hành chính nghiêm ngặt nhất, nhưng có những dấu hiệu cho thấy việc kiểm soát khoanh vùng dịch bệnh đã tốt hơn khi tại những “Khu vực Vàng sẫm” và “Khu vực Vàng” ở thủ đô, người dân đã được phép buôn bán hàng hóa trở lại trong khu vực họ sinh sống.
Video đang HOT
Bất thường COVID-19 ở Đông Nam Á, nhiều nước mạnh tay hơn
Trong tuần qua, nhiều quốc gia như Campuchia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia có số ca nhiễm mới cao với mức 3 hoặc 4 con số mỗi ngày. Riêng 3 nước Thái Lan, Campuchia và Lào, số ca nhiễm mới có xu hướng giảm đi nhưng không ổn định.
Người dân đợi tiêm vắcxin ngừa COVID-19 của Hãng Sinovac ở Phnom Penh, Campuchia, hôm 1-5 - Ảnh: AFP
Điển hình là trường hợp Campuchia, sau khi ghi nhận số ca nhiễm mới ít nhất hôm 1-5 (388) tính từ đầu tuần, nước này có số ca nhiễm mới gấp đôi vào ngày 2-5. Lào ghi nhận số ca nhiễm ít dần trong tuần trước thì đến ngày 2-5 bất ngờ có tới 112 ca nhiễm, gần bằng kỷ lục 113 ca nhiễm hôm 26-4.
Philippines, Indonesia, Malaysia tăng cao nhất
Thái Lan, quốc gia láng giềng với Campuchia và Lào, ngày 2-5 ghi nhận thêm 1.940 ca nhiễm và 21 ca tử vong do COVID-19. Đây là ngày thứ hai liên tiếp xứ sở chùa vàng ghi nhận 21 ca tử vong do dịch bệnh này, con số cao nhất được công bố trong ngày đến nay.
Nhìn chung, Thái Lan đã có thể kiểm soát đại dịch COVID-19 trong giai đoạn đầu thông qua các biện pháp hạn chế và việc kiểm soát biên giới chặt chẽ. Tuy nhiên, nước này đang phải vật lộn với làn sóng lây nhiễm chết chóc thứ ba vốn bắt đầu hồi đầu tháng 4 với biến thể B117 lây nhiễm cao hơn.
Đến nay, khoảng một nửa trong tổng số ca nhiễm và ca tử vong do COVID-19 ở Thái Lan là do làn sóng dịch thứ ba này. Nước này đã ghi nhận tổng cộng 68.984 ca nhiễm và 245 ca tử vong, tính tới ngày 2-5.
Philippines, Indonesia và Malaysia là ba nước có ca nhiễm mới mỗi ngày cao nhất Đông Nam Á trong tuần qua, luôn ở mức 4 con số. Trung bình số ca nhiễm mới hằng ngày trong tuần qua ở Philippines, Indonesia, Malaysia lần lượt khoảng 8.000, 5.000 và 3.000 ca.
Trong khi đó, Singapore ghi nhận ca nhiễm mới luôn ở mức 2 con số, với 45 ca hôm 26-4 và 34 ca hôm 1-5, trung bình 30 ca/ngày trong tuần qua. Việt Nam là quốc gia có số ca nhiễm mới mỗi ngày thuộc hàng thấp nhất khu vực, với trung bình khoảng 15 ca/ngày trong 7 ngày qua.
Số ca nhiễm công bố trong ngày ở một số nước Đông Nam Á tuần qua - Dữ liệu: BẢO ANH tổng hợp
Giữ cảnh giác mọi lúc
Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến bất thường trong tháng 4 vừa qua đã khiến nhiều quốc gia tại Đông Nam Á phải áp dụng biện pháp mạnh tay. Một số nước, vốn không ghi nhận ca nhiễm cao báo động hoặc đã đẩy lùi được các đợt bùng phát trước đây, nay vấp phải một làn sóng dịch khó kiểm soát hơn.
Chẳng hạn, Lào phải áp dụng biện pháp phong tỏa và giới nghiêm tại nhiều tỉnh thành. Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmao. Hay Thái Lan dùng các biện pháp chống dịch COVID-19 khắt khe hơn, gồm áp dụng trở lại chính sách cách ly 14 ngày với tất cả những người nhập cảnh.
Người phát ngôn Apisamai Srirangson của Trung tâm Quản lý tình hình COVID-19 (CCSA) Thái Lan nói rằng người dân không nên tự mãn và rằng việc chính phủ nước này vừa quyết định cấm các dịch vụ ăn uống tại chỗ ở các nhà hàng, quán ăn tại một số tỉnh thành sẽ giúp giảm số ca nhiễm.
Trên Facebook, hôm 2-5 Cơ quan kiểm soát bệnh truyền nhiễm của Campuchia nhắc nhở người dân xứ sở chùa tháp: "Đại dịch COVID-19 tiếp tục đe dọa chúng ta. Xin hãy tiếp tục giữ cảnh giác bằng cách giữ gìn vệ sinh, giữ giãn cách xã hội và không rời khỏi nhà của bạn trong bối cảnh dịch đang lây nghiêm trọng trong cộng đồng ở đất nước chúng ta, các nước láng giềng của chúng ta và thế giới".
Bên cạnh việc tăng biện pháp chống dịch trước mắt, về lâu dài các nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh tiêm vắcxin ngừa COVID-19. Theo Hãng tin Reuters, đến nay Thái Lan đã phân phối ít nhất 1,47 triệu liều vắcxin COVID-19 (đủ tiêm 1,1% dân số Thái Lan). Mới đây, nước này ra mắt dịch vụ Mor Prom trên ứng dụng Line để những người thuộc diện ưu tiên đăng ký tiêm vắcxin.
Singapore phân phối ít nhất 2,2 triệu liều vắcxin (đủ tiêm 19,4% dân số, giả sử mỗi người cần hai liều), Philippines đưa đến người dân 1,9 triệu liều (đủ tiêm 0,9% dân số), Indonesia là 20 triệu liều (đủ tiêm 3,7% dân số). Riêng Việt Nam tiêm vắcxin COVID-19 cho 506.435 người tính tới sáng 30-4...
56 người Việt ở Lào mắc COVID-19
Đại sứ quán Việt Nam tại Lào báo cáo thêm 38 ca bệnh COVID-19 là người Việt Nam trong ngày 30-4, nâng tổng số ca dương tính với virus corona trong cộng đồng người Việt Nam tại Lào đến nay lên 56 trường hợp.
Trả lời Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Nguyễn Duy Quận - tham tán, trưởng phòng lãnh sự cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Lào - xác nhận mặc dù số người mắc COVID-19 là người Việt Nam làm ăn sinh sống ở Lào có gia tăng nhưng toàn bộ đã được cách ly tập trung theo quy định của nước sở tại. Lào cũng tập trung rà soát, sàng lọc các trường hợp F1, F2 liên quan.
Ấn Độ lập kỷ lục hơn 400.000 ca COVID-19 trong ngày, vượt mốc 19 triệu ca Ấn Độ tiếp tục lập "kỷ lục u ám" khi ghi nhận thêm hơn 400.000 ca COVID-19 trong vòng 24 giờ, mức tăng theo ngày kỷ lục thế giới, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên hơn 19 triệu ca. Bệnh nhân COVID-19 điều trị trong phòng cấp cứu ở Bệnh viện Holy Family tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ -...