Campuchia chỉ trích EU vì bỏ ưu đãi thuế gạo
Campuchia chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) vì bỏ ưu đãi thuế đối với gạo của nước này, thay vào đó áp dụng biểu thuế suất trong 3 năm tới, đượcc nói sẽ gây khó khăn cho người nghèo Campuchia.
Campuchia phản đối quyết định của EU liên quan đến gạo của nước này REUTERS
EU ngày 18.1 tuyên bố thay đổi chính sách ưu đãi đối với gạo nhập khẩu từ Campuchia và Myanmar nhằm siết chặt lượng gạo đưa vào cộng đồng chung châu Âu, bị cho đang gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong khối.
Thuế áp dụng sẽ thay đổi theo thời gian. Theo đó, gạo từ hai quốc gia Đông Nam Á này sẽ phải bị đánh thuế là 175 euro/tấn trong năm đầu tiên, năm tiếp theo sẽ giảm xuống còn 150 euro và năm thứ ba là 125 euro.
Đảng cầm quyền CPP và chính phủ của Thủ tướng Hun Sen gọi quyết định của EU là hành động phân biệt đối xử, ảnh hưởng đến hàng triệu người nghèo Campuchia.
Video đang HOT
“Hành động đó tôn trọng hay vi phạm nhân quyền? Đó là sự phân biệt đối xử trong thương mại”, người phát ngôn của đảng cầm quyền CPP, Sok Eysan phát biểu với truyền thông trong nước, theo Reuters. Trong khi đó, Bộ thương mại nước này gọi quyết định của EU là “vũ khí giết chết nông dân Campuchia”.
Lâu nay hàng hóa của Campuchia và Myanmar được ưu đãi về thuế theo một chương trình đặc biệt mà EU dành cho những nước kém phát triển. Ủy ban châu Âu nói rằng qua cuộc điều tra cho thấy nhờ đó gạo từ Campuchia và Myanmar chiếm lĩnh thị trường khối, chiếm 89% mùa trồng lúa trong 5 năm qua, theo AFP. Ngoài ra giá bán gạo của hai nước này thấp hơn so với những đối thủ cạnh tranh của EU.
Gần một nửa trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu 625.000 tấn của Campuchia được tiêu thụ ở thị trường EU năm 2018, theo số liệu của chính phủ nước này.
Ông Ye Min Aung, thuộc Liên đoàn Gạo của Myanmar, cũng chỉ trích quyết định nói trên của EU, cho rằng xuất khẩu gạo của quốc gia này sang khối chỉ khoảng 100 triệu USD mỗi năm.
“Chúng tôi yêu cầu EU tiếp tục giúp đỡ chúng tôi. Đất nước Myanmar còn nhiều khó khăn phải vượt qua”, ông Aung phát biểu, theo AFP.
Hồi đầu tuần, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đe dọa trả đũa khi EU áp thuế đối với hàng hóa của Campuchia và nói rằng “trừng phạt của EU sẽ gây khó khăn cho phe đối lập”. Phnom Penh cho rằng EU trừng phạt Campuchia vì muốn gây áp lực lên chính phủ nước này.
Theo TNO
Đại gia thủy sản An Giang lỗ thêm gần 200 tỷ đồng
Agifish bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục do lỗ năm thứ hai liên tiếp.
Giá cá tra tăng mạnh ảnh hưởng đến lợi nhuận của Agifish.
Báo cáo tài chính hợp nhất niên độ 2017-2018 của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish, mã chứng khoán: AGF) ghi nhận doanh thu thuần 1.285 tỷ đồng, giảm hơn 43% so với niên độ trước do biến động phần lớn đến từ các khoản thu xuất khẩu cá, bán cá nội địa và hàng phụ phẩm chế biến.
Giá vốn bán hàng tăng đột biến khiến công ty báo lỗ gộp 30 tỷ đồng. Dù chi phí tài chính, bán hàng và quản lý đều được cắt giảm đáng kể nhưng vẫn khiến lỗ sau thuế lên đến 178 tỷ đồng. Khoản lỗ này giảm hơn 12 tỷ đồng so với báo cáo công ty tự lập trước đó, nhưng không đủ để hoàn thành mục tiêu "cố gắng không lỗ" đề ra hồi đầu năm.
Hai năm lỗ liên tiếp nâng lỗ lũy kế của đại gia thủy sản An Giang lên 270 tỷ đồng. Phía kiểm toán cho rằng điều này dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Trong khi đó, ban lãnh đạo công ty cho biết sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, điều chỉnh giá bán và tiết giảm chi phí sản xuất để cải thiện lợi nhuận.
Tổng tài sản của Agifish tính đến cuối niên độ 2017-2018 xấp xỉ 1.230 tỷ đồng. Nợ phải trả hơn 800 tỷ đồng, giảm gần phân nửa so với thời điểm đầu niên độ.
Niên độ trước, Agifish đã nhận định tình hình hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, nguyên liệu không đủ đáp ứng sản xuất nên buộc phải tạm ngưng hai nhà máy đông lạnh, đồng thời tiết giảm chi phí đầu vào như bao bì, nhiên liệu, điện nước. Công ty phải giải phóng lượng lớn hàng tồn kho thành phẩm nên tổng tài sản giảm gần 600 tỷ đồng so với thời điểm đầu niên độ. Công ty muốn đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng như khô cá tra, da cá chiên giòn để phát triển ở những thị trường mới như Campuchia, Malaysia...
Thiên Ngân
Theo VNE
Giá tăng, xuất khẩu gạo thu về 3,03 tỷ USD trong năm 2018 Giá xuất khẩu gạo năm 2018 ở mức 502 USD/tấn, mang về ngoại tệ 3,03 tỷ USD. Xuất khẩu được giá Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), năm 2018 là năm bội thu của hạt gạo Việt xuất khẩu, đạt trị giá 3,03 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm 2017....