Campuchia bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho thiếu niên
Campuchia bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm 12-17 tuổi từ hôm nay tại Phnom Penh và ba tỉnh khác, đồng thời dự kiến sớm triển khai tiêm liều ba.
“Hiện nay, việc tiêm chủng cho trẻ em là bước quan trọng để tạo khả năng miễn dịch cộng đồng. Trẻ em như búp măng. Nếu sức khỏe của trẻ em bị tổn hại, chúng ta sẽ không có những cây tre tốt”, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 1/8 phát biểu.
Ngoài thủ đô Phnom Penh, những trẻ em trong độ tuổi 12-17 tại Kandal, Koh Kong và Preah Sihanouk, ba tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, cũng bắt đầu được tiêm. Thủ tướng Hun Sen cho biết hai triệu thiếu niên dự kiến sẽ được tiêm chủng, nói thêm rằng Campuchia đang cân nhắc việc tiêm cho trẻ em 10 và 11 tuổi.
Người dân được tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở Phnom Penh, Campuchia, hôm 1/5. Ảnh: Reuters .
Một số quốc gia châu Âu, như Đan Mạch, Pháp và Litva, cũng đã bắt đầu tiêm chủng Covid-19 cho trẻ em nhằm đẩy nhanh tốc độ đạt miễn dịch cộng đồng. Canada là nước đầu tiên trên thế giới phê duyệt sử dụng vaccine Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ sau đó cũng cấp phép sử dụng loại vaccine này cho trẻ em 12-15 tuổi.
7 triệu dân trong tổng số 10 triệu người đủ điều kiện tiêm chủng Covid-19 tại Campuchia đã được tiêm vaccine AstraZeneca, Johnson & Johnson, hoặc vaccine của hai công ty Trung Quốc Sinovac và Sinopharm. Hun Sen cho biết giới chức sẽ sớm bắt đầu tiêm liều thứ ba cho những người trưởng thành đã tiêm chủng đầy đủ.
Video đang HOT
Campuchia cũng dự định tiêm kết hợp các loại vaccine. Hun Sen, người đã tiêm hai liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca, cho biết ông muốn liều thứ ba của mình là vaccine do hãng Sinovac phát triển.
Sau khi kiểm soát Covid-19 thành công vào năm ngoái, đợt bùng phát từ hồi tháng 2 đã khiến số ca nhiễm tại Campuchia ngày càng gia tăng, hiện lên đến gần 78.000, trong đó hơn 1.400 trường hợp đã tử vong.
Hôm 29/7, Campuchia áp đặt các biện pháp hạn chế mới với 8 tỉnh giáp biên giới với Thái Lan, quốc gia đang chật vật ứng phó đại dịch do biến chủng Delta tấn công dữ dội. Người lao động Campuchia tại Thái Lan cũng không được phép hồi hương.
Campuchia vật lộn với làn sóng lây nhiễm Alpha, cảnh báo về chủng Delta
Các quan chức y tế của WHO đã cảnh báo về sự nguy hiểm của biến chủng Delta tại Campuchia, trong bối cảnh nước này đang vật lộn với chủng Alpha.
Một người được tiêm chủng Covid-19 ở Campuchia (Ảnh: Reuters).
Hôm nay, Campuchia ghi nhận 685 ca Covid-19 mới, mức thấp nhất trong nhiều tuần trở lại đây. Tuy nhiên, số lượng ca nhập cảnh ở nước này đang ở mức cao. Campuchia thời gian qua đã ghi nhận nhiều ca mắc chủng Delta từ nước ngoài trở về, làm gia tăng mối lo ngại dịch bệnh.
Dù chủng chủ đạo ở Campuchia hiện là Alpha, nhưng Phnom Penh đang lo ngại khi biến thể nguy hiểm Delta đã lây lan với tốc độ phi mã ở nhiều nước ở Đông Nam Á, đẩy khu vực này trở thành một điểm nóng về dịch bệnh trên thế giới.
Campuchia hiện đã phát hiện 114 ca mắc Delta. Thông tin đáng lo ngại nhất là việc Bộ Y tế nước này thông báo mới tìm ra 39 ca mắc Delta mới, trong đó có 18 ca lây nhiễm cộng đồng. Điều này có nghĩa là mầm bệnh nguy hiểm đã bắt đầu lây lan trong dân số Campuchia.
Chuyên gia Michael C. Thigpen từ trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ở Campuchia đánh giá, quốc gia Đông Nam Á vẫn đang sử dụng chiến lược xét nghiệm liên tục và cách ly để hạn chế tốc độ lây lan của mầm bệnh. Tuy nhiên, chuyên gia Ailan Li, đại diện WHO tại Campuchia, cho biết bà lo ngại chủng Delta có thể sẽ "xé rào" chiến lược này.
"Tại nhiều nước, chủng Delta đã thay thế nhiều chủng khác. Chúng ta cần phải lường trước những kịch bản như vậy trong tương lai. Delta có thể lây lan nhanh hơn và liên quan đến sự gia tăng các ca bệnh, điều này cũng có thể dẫn tới nhiều trường hợp nhập viện hơn", chuyên gia Li cảnh báo.
Campuchia kêu gọi người dân tuân thủ quy tắc chống Covid-19 như đeo khẩu trang, không gặp mặt theo nhóm lớn hoặc chạm vào tay người khác, dù người đó đã tiêm chủng.
Tuy nhiên, Or Vandine, quan chức cấp cao Bộ Y tế nước này, cảnh báo nhiều người không tuân thủ các quy tắc đặt ra và điều này có thể làm bùng nổ lây lan và gây ra "thảm họa sức khỏe cộng đồng".
Chuyên gia Li của WHO cảnh giác, Campuchia cần phải theo dõi các ca bệnh "ẩn" vì không phải ai mắc Covid-19 cũng có triệu chứng.
"Tại Campuchia, số ca bệnh mới trong ngày và ca tử vong vẫn rất cao và cho thấy virus dường như chưa bị kiểm soát hoàn toàn và lây nhiễm cộng đồng vẫn đang diễn ra", Li cho biết.
Vật lộn với làn sóng lây nhiễm Alpha
Campuchia vẫn đang ngăn chặn làn sóng lây lan của Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Theo SCMP , chủng SARS-CoV-2 hiện đang chiếm chủ đạo trong làn sóng lây nhiễm ở Campuchia là Alpha, biến thể lần đầu xuất hiện ở Anh, dễ lây lan hơn và gây ra số ca nhập viện nhiều hơn.
Dịch bệnh tại Campuchia trở nên căng thẳng kể từ hồi tháng 2 năm nay. Vào thời điểm đó, quốc gia Đông Nam Á chỉ có 500 ca Covid-19, không có ca tử vong vì dịch và họ bắt đầu chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, chỉ sau 5 tháng, quốc gia hơn 16 triệu dân chứng kiến số ca tăng phi mã lên 73.000 và hơn 1.300 người chết.
Theo báo Khmer Times, làn sóng bùng nổ chủng Alpha ở Campuchia là do 4 công dân Trung Quốc bị cáo buộc hối lộ bảo vệ của một cơ sở cách ly để trốn ra ngoài trước khi thời hạn 14 ngày kết thúc. Ít nhất 2 trong số 4 người đó đã tới một câu lạc bộ đêm đông đúc ở Phnom Penh trong khi mắc chủng Alpha, gây ra sự kiện siêu lây nhiễm.
5 tháng sau vụ việc trên, Campuchia vẫn đang khắc phục hậu quả bằng hàng loạt các biện pháp ngăn dịch bùng mạnh hơn, tăng tốc xét nghiệm khoanh vùng dịch và đẩy mạnh chương trình tiêm chủng.
Trung Quốc "căng mình" đối phó hàng loạt ổ dịch mới Các tỉnh thành trên khắp Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp hạn chế cứng rắn hơn trong nỗ lực chạy đua để ngăn chặn đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất trong nhiều tháng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh: AFP). Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết nước này ghi...