Cameroon giải cứu thành công con tin người Đức từ tay Boko Haram
Con tin người Đức này bị nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram tại Nigeria bắt cóc từ tháng 7/2014.
Ông Nitsch Eberhard Robert sau khi được giải cứu
Quân đội Cameroon đã giải cứu thành công một con tin người Đức khỏi tay nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram trong một chiến dịch đặc biệt trong đêm, với sự phối hợp của lực lượng các nước khác.
Chính phủ Cameroon ngày 21/1 xác nhận đã bàn giao công dân người Đức Nietzsche Herbet Robert an toàn và khỏe mạnh cho giới chức ngoại giao Đức tại Cameroon.
Theo các nguồn tin, sau khi được giải cứu đêm 20/1, công dân Đức này đã được đưa tới thị trấn miền Bắc Cameroon Maroua và sau đó về thủ đô Yaounde trên một chuyến bay đặc biệt.
Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức đã xác nhận thông tin này, đồng thời cho biết Robert đang ở thủ đô Yaounde của Cameroon.
Con tin người Đức bị nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram tại Nigeria bắt cóc từ tháng 7/2014. Nhóm cực đoan này đang trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành một mối đe dọa an ninh lớn với Nigeria và các nước láng giềng trong đó có Cameroon. Mới đây nhất, hàng trăm người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Boko Haram tại thị trấn Baga, nằm giữa Cộng hòa Chad, Cameroon, Niger và Nigeria./.
Video đang HOT
Theo Hoàng Lê/ VOV – Trung tâm Tin
Quan hệ Việt-Đức khăng khít hơn bao giờ hết
Đại sứ Đức tại Việt Nam Jutta Frasch đã nhấn mạnh điều này trong buổi lễ công bố các hoạt động chào mừng kỷ niệm 40 thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Đức tại Hà Nội vào sáng nay 21/1.
Đại sứ Đức tại Việt Nam, bà Jutta Frasch (giữa), trong buổi lễ công bố các hoạt động chào mừng 40 quan hệ Việt-Đức.
Năm nay, Việt Nam và Đức kỷ niệm tròn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1975-2015). Đại sứ Đức tại Việt Nam, bà Jutta Frasch, cho biết quan hệ chính trị giữa Đức và Việt Nam đã trở nên khăng khít hơn bao giờ hết khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 10/2011.
Con số 120.000 người Việt Nam hiện nay đang sinh sống tại Đức là một trong những minh chứng cho thấy quan hệ giữa hai nước được gắn kết chặt chẽ. Quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế và thương mại cũng tiếp tục phát triển.
Hiện có trên 4.600 sinh viên Việt Nam đang theo học đại học tại Đức và hơn 8.000 sinh viên đang theo học tiếng Đức tại Việt Nam. Trường đại học Việt-Đức tại thành phố Hồ Chí Minh cũng mở rộng cánh cửa đại học Đức với bằng cấp Đức cho các sinh viên Việt Nam.
Để thúc đẩy quan hệ đối tác giữa hai nước, Ngoại trưởng Đức Steinmeier sẽ sang thăm Việt Nam vào giữa tháng 3 năm nay. Chủ tịch Quốc hội Đức ông Norbert Lammert cũng sang Việt Nam vào cuối tháng 3 để triển khai đối thoại chính trị Đức-Việt.
Đông đảo quan khách tham gia buổi lễ tại Đại sứ quán Đức ở Hà Nội.
Bà Frasch cho hay trọng tâm của hợp tác Việt-Đức trong thời gian tới là đào tạo nghề, thành lập Phòng thương mại công nghiệp nước ngoài chính thức của Đức tại Việt Nam để tiến tới thành lập Phòng thương mại và công nghiệp Đức-Việt, thúc đẩy giải ngân ODA, bảo vệ môi trường và chiến lược tăng trưởng xanh, hợp tác trong lĩnh vực nhà nước pháp quyền.
Trong năm 2015, Đức cũng thúc đẩy tiến trình của dự án xe điện ngầm tuyến số 2 và xây dựng ngôi nhà Đức, đều tại thành phố Hồ Chí Minh.
Để kỷ niệm 40 quan hệ ngoại giao Việt-Đức, Viện Goethe sẽ tổ chức một loạt các sự kiện văn hóa đa dạng trong khuôn khổ năm kỷ niệm, trong đó nổi bật là Liên hoan phim Đức sẽ diễn ra vào tháng 9.
Một điểm nhấn đặc biệt của năm kỷ niệm là sự kiện lễ hội Đức dành cho mọi lứa tuổi sẽ diễn ra vào ngày 28/3. Lễ hội Đức với các hoạt động ca nhạc, ẩm thực, các hoạt động văn hóa, các buổi trao đổi và thuyết trình sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về nước Đức.
Để thể hiện quan hệ giữa hai nước dưới dạng hình ảnh sống động, Đại sứ quán Đức còn phát động một cuộc thi thiết kế logo. Logo thắng cuộc là tượng trưng cho sự phát triển năng động như quan hệ khăng khít giữa hai nước, với thiết kế hình tròn cũng tượng trung cho sự toàn vẹn.
Cũng nhân dịp đánh dấu 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Đức, một loạt bia đặt biệt được sản xuất tại Việt Nam có tên gọi Đại Việt Pilsner, mang đậm màu sắc văn hóa 2 dân tộc Việt và Đức, đã được tập đoàn Hương Sen cho ra mắt.
Ông Trần Văn Trà (giữa), Phó tổng giám đốc tập đoàn Hương Sen, tại lễ ra mắt sản phẩm bia hợp tác Việt-Đức.
Đại Việt Pilsner ra đời với ý nghĩa như một sản phẩm ẩm thực cao cấp, chứa đựng những giá trị văn hóa cao nhất của sự kết hợp văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa hai quốc gia. Sản phẩm được nấu theo Luật bia Tinh Dòng lâu đời của người Đức với sự đầu tư sản xuất của người Việt. Để nấu thành công loại bia này, Hương Sen đã nhập khẩu các nguyên liệu đặc biệt từ Đức.
Ông Alexander Haf, chuyên gia nấu bia từ Đức, người trực tiếp điều hành nấu mẻ bia đặc biệt này cho biết: "Tôi thật sự hài lòng về công tác chuẩn bị nguyên vật liệu chất lượng cao nhập khẩu từ Đức. Các chuyên gia Việt Nam đã tiếp nhận rất tốt kỹ thuật nấu dòng bia Pilsner đặc biệt này. Khó nhất là công đoạn đưa Hoa Bia vào đúng thời điểm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết. Các bạn đã làm rất tốt".
Đại Việt Pilsner được ví với một tác phẩm nghệ thuật mang đậm sự giao thoa văn hóa Việt-Đức.
Ông Hans-Jrg Brunner, Phó đại sứ kiêm Tham tán Kinh tế tại Đại sứ quán Đức, tâm sự: "Đức và Việt Nam kết nối với nhau trong nhiều lĩnh vực thông qua sự trao đổi chặt chẽ giữa hai nước cả về kinh tế và văn hóa. Trong sự giao lưu, kết nối đó có cả văn hóa ẩm thực mà thưởng thức bia là một trong những nét văn hóa của nhiều người Việt Nam và người Đức".
Ông Trần Văn Sen, Chủ tịch tập đoàn Hương Sen, cho hay bia Đại Việt Pilsner là thành quả sáng tạo đầy đam mê của đội ngũ chuyên gia kỹ thuật người Đức và Việt Nam. "Có thể nói, đây không chỉ đơn thuần là một dòng bia cao cấp đặc biệt, mà hơn thế nữa, đây là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm sự giao thoa văn hóa Đức-Việt Nam", ông Sen nói.
An Bình
Theo dantri
Các nước nào trả tiền chuộc cho khủng bố để cứu con tin? Người ta cho rằng một số nước châu Âu đã âm thầm trả tiền chuộc để cứu các công dân của mình bị bắt cóc. Tuy nhiên các nước này đều miễn cường khi phải thừa nhận đã làm vậy. Anh và Mỹ đã tuyên bố rằng họ không trả tiền chuộc cho các con tin. Hai nước này tin rằng trả tiền...