Cảm xúc đặc biệt của cô giáo sinh vào đúng Ngày Thống nhất 30/4
Mỗi năm gần đến sinh nhật mình, cô Trần Thị Bích Phượng, giáo viên trường THCS Tô Ký (Hóc Môn, TPHCM) lại cảm thấy lâng lâng tự hào bởi đó cũng là lúc đất nước hân hoan kỷ niệm Ngày Thống nhất 30/4.
Cô giáo Trần Thị Bích Phượng sinh ngày 30/4/1975.
Hàng năm, gần như cô giáo dạy Văn Trần Thị Bích Phượng không tự tổ chức sinh nhật nhưng cô nhận được những “món quà” bất ngờ giản dị như tấm thiệp chúc mừng từ học trò hay những lời mời họp mặt từ bạn bè.
Năm nay, những ngày cuối tháng 4, cô không thể tất bật đến lớp, đến trường với học trò vì phải nghỉ phòng, chống dịch Covid-19. Dù đôi chút buồn nhưng cô Phượng cũng nhận được những lời nhắn chúc mừng sinh nhật.
Nhìn đường phố treo đầy cờ phướn chào mừng kỉ niệm ngày thống nhất đất nước, người dân hân hoan đón chào ngày lễ lớn của dân tộc thì lòng cô lại thấy chộn rộn.
“Tôi nghe mẹ tôi kể lại, gần trưa ngày 30/4/1975 thì mẹ đau đẻ, ba vắng nhà nên lúc đó người cậu bồng mẹ đưa lên xe ngựa để chở tới nhà bảo sinh. Đến 13h, tôi cất tiếng khóc chào đời”, cô Bích Phượng kể lại lúc ra đời của mình.
Cô Phượng kể tiếp, từ nhỏ lúc đi học hay đến lúc lớn đi làm, cô luôn cảm thấy vui dù mọi người hay trêu gọi “30/4″ thay cho tên.
“Cứ đến ngày sinh nhật mỗi năm, tôi đều cảm thấy vui, hãnh diện, tự hào và thấy cuộc đời mình có phần may mắn khi sinh ra đúng vào thời điểm ấy.
Đó là thời khắc chiến tranh đã qua đi, một thời kỳ mới mở ra, một cuộc sống mới cho dân tộc mình”, cô Phượng chia sẻ.
Video đang HOT
“Tôi cảm thấy hạnh phúc vì may mắn sinh ra không còn chiến tranh. Cũng từ đó tôi thấy phải sống thật có trách nhiệm khi thế hệ đi trước đã chiến đấu, hy sinh để mang lại cuộc sống yên bình ngày hôm nay”, cô giáo dạy Văn bộc bạch.
Cô giáo Trần Thị Bích Phượng (thứ hai từ trái qua) cùng các đồng nghiệp chụp ảnh nhân dịp đầu năm học mới.
Sinh ra tại mảnh đất Hóc Môn có bề dày lịch sử, cô yêu mảnh đất ấy và luôn muốn đóng góp cho quê hương mình.
Tốt nghiệp ra trường năm 1998, cô Phượng được quay về quê giảng dạy cho trường THCS Thị trấn Hóc Môn. Sau đó trường THCS Tô Ký (Hóc Môn) được thành lập năm 2012 thì cô Phượng gắn bó ở ngôi trường này đến nay.
22 năm gắn bó với môi trường sư phạm, với nghiệp dạy văn, cô luôn hạnh phúc với công việc mình đã chọn.
Cô Phượng cũng chia sẻ rằng mình mong muốn mọi trẻ em đều được học hành tới nơi tới chốn. Gia đình, nhà trường phải phối hợp với nhau để giúp các em học tập tốt nhất. Bên cạnh đó, cô luôn muốn truyền dạy cho thế hệ sau tình yêu dân tộc.
“Ngoài bài giảng, tôi tìm hết những gì mà bản thân cảm nhận được về chiến tranh, để giáo dục đạo đức học sinh trong những tiết dạy của mình.
Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của mình đối với thế hệ sau, giúp các em thêm yêu quê hương đất nước mình”, cô giáo Phượng tâm sự.
Ngoài công việc giảng dạy, cô Phượng còn phụ trách công đoàn nhiều năm nay
Câu lạc bộ những người sinh ngày 30/4
Cô Trần Thị Bích Phượng chia sẻ, cô là một trong hàng nghìn người có ngày sinh đặc biệt 30/4/1975. Cách đây 15 năm, tại TPHCM có một sự kiện đáng nhớ kết nối gần 1.000 người cùng ngày sinh trong một tiệc sinh nhật chung.
Sau đó buổi hội ngộ đó, một “Câu lạc bộ những người sinh ngày 30/4″ đã được ra đời. Hàng năm, các anh chị trong nhóm thường gặp nhau làm tổ chức các từ thiện. Năm nay, do tình hình dịch Covid-19 nên nhóm không thể tổ chức họp mặt như mọi năm nhưng mọi người vẫn luôn quan tâm và thăm hỏi nhau.
3 chàng trai tô điểm góc phố quen của TP.HCM bằng ký ức ngày 30/4
Qua dự án tranh, nhóm bạn trẻ muốn gợi nhớ rằng mỗi góc nhỏ người dân TP.HCM chạy xe qua hàng ngày từng là chứng nhân cho sự kiện lịch sử hào hùng cách đây 45 năm.
"1 ngày và 45 năm" là dự án hướng về ngày 30/4 của nhóm bạn Thái Thanh, Maxk Nguyễn, Minh Mi Goi. Trên nền 9 bức ảnh chụp lại cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân TP.HCM trên đường phố, các tác giả tái hiện khung cảnh tiêu biểu của 45 năm trước qua hình vẽ. Chia sẻ với Zing, Thái Thanh - họa sĩ minh họa - cho hay bộ ảnh ra đời với lý do đơn giản: thể hiện tình yêu với Sài Gòn.
Thanh kể anh và 2 người bạn sinh sống, làm việc ở Sài Gòn lâu đủ để thấy yêu những góc quen thuộc của thành phố. Khi nảy ra ý tưởng cùng làm bộ ảnh kết hợp tranh về đề tài 30/4, nhóm thống nhất rằng sự đan xen của quá khứ - hiện tại trên cùng một địa điểm là phù hợp nhất. "Sự kết hợp này vừa thể hiện góc nhìn tươi trẻ, nhiều sức sống, vừa kết nối những cảm xúc, ký ức của các thế hệ đi trước với người trẻ hôm nay. Bởi mỗi góc nhỏ ai cũng chạy qua mỗi ngày từng là chứng nhân cho sự kiện lịch sử đầy hào hùng của dân tộc", Thanh nói.
Cả nhóm đều hào hứng nên việc triển khai dự án không mất nhiều thời gian. Trước tiên, Minh đi quanh thành phố và chụp hình trong 2 ngày. Sau đó, Thanh vẽ trong 7 ngày liên tục. Còn Maxk Nguyễn chịu trách nhiệm giới thiệu bộ tranh tới mọi người.
Không chỉ được nhiều bạn trẻ khen dễ thương, bộ ảnh kết hợp tranh "1 ngày và 45 năm" cũng xuất hiện trong chương trình "Ký ức hoà bình" của VTV. Tại đây, các khách mời thuộc thế hệ đi trước bày tỏ sự yêu thích, niềm xúc động vì giới trẻ vẫn quan tâm và nhớ về ký ức hào hùng của dân tộc.
Thanh cho hay: "Mình là hoạ sĩ minh hoạ 10 năm nay, lại rất yêu thích chủ đề về lịch sử và văn hóa dân tộc. Bởi vậy, khi bắt tay vào thực hiện, các hình ảnh đến với mình rất nhanh, cứ như tràn ra vô tận trên bản vẽ. Khó khăn là mình không có mặt trong những sự kiện ngày xưa. Mọi thứ thể hiện qua nét vẽ đều là cảm giác của bản thân, có lẽ không nắm bắt được tinh thần thực sự khi ấy. Hơn nữa, hình ảnh được vẽ vào, dù chỉ là hoạt hoạ, vẫn phải đúng ở mức không truyền tải thông tin sai. Chuyện này khá áp lực, vì kiến thức mình giới hạn, không tránh khỏi sai sót".
Khi được tham gia một dự án ý nghĩa, nhất là khi ngày 30/4 đang tới gần, Thanh cảm thấy rất vui. "Trong dịp giãn cách xã hội, nhóm mình tập hợp ở nhà làm việc online. Mình cảm thấy giới trẻ tụi mình nhờ sự tiến bộ của công nghệ mà có thể xoá nhoà các giới hạn về vị trí, địa điểm để thực hiện được các dự án có ý nghĩa", chàng trai nói.
Thiên Nhi
Không muốn học sinh bị ảnh hưởng tâm lý, cô giáo 'bỉm sữa' mang theo con 5 tháng tuổi đến trường dạy học Trong thời gian cô Vĩ đứng trên bục giảng, bé 5 tháng tuổi sẽ được người thân chăm sóc trong văn phòng của cô giáo. Cô Trương Vĩ hiện là giáo viên chủ nhiệm, đồng thời là giáo viên dạy văn của trường trung học Linqing No.3 Senior High School, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Theo thông tin được biết, Cô Vĩ mới...