Cấm vợ về nhà mẹ đẻ ăn Tết
Đã mấy năm nay, vợ chỉ một năm về quê một lần, thậm chí là chỉ về hè, Tết nhất còn không được về thăm bố mẹ.
Mấy ngày nay, hai vợ chồng cãi vã nhau suốt vì chuyện chồng không cho vợ về nhà mẹ đẻ ăn Tết. Số là chồng ki bo, tiết kiệm, sợ vợ mang tiền cho nhà ngoại, mừng tuôi trẻ con họ hàng lại hàng xóm láng giềng nên cấm tiệt chuyện ấy.
Chồng nói &’lấy chồng thì phải theo chồng’, không còn là con gái của mẹ nữa nên cái chuyện về quê mình là chuyện không thể. Vả lại vợ lại trót lấy chồng xa nên chặng đường về quê cũng tốn khá nhiều, thế nên chồng nhất định không chịu chi ra khoản tiền để cho vợ về thăm bố mẹ.
Chồng có hiểu cảm giác đau khổ của vợ không? Đã mấy năm nay, vợ chỉ một năm về quê một lần, thậm chí là chỉ về hè, Tết nhất còn không được về thăm bố mẹ. Chồng không bao giờ hiểu được tâm trạng của vợ, không thể hiểu được vợ buồn như thế nào khi tình cảm ngày càng xa cách, ngay cả với những người ruột thịt của mình. Vợ cảm thấy mình là đứa con bất hiếu vì đã không chăm sóc được bố mẹ.
Chồng không bao giờ hiểu được tâm trạng của vợ, không thể hiểu được vợ buồn như thế nào khi tình cảm ngày càng xa cách. (ảnh minh họa)
Người ta nói, con gái lấy chồng xa là quên hết bố mẹ. Vợ không tán thành chuyện đó những nghĩ lại đúng là thế thật. Vì bây giờ, vợ không lo nổi cho bố mẹ. Khi trái gió trở trời, bố mẹ đau ốm vợ cũng không thể về thăm. Thật tình, nhà nội ngoại cũng không phải cách nhau quá xa, tầm 300km. Nếu chồng nhiệt tình, hiểu cho vợ thì Tết nhất hai vợ chồng có thể cùng về để bố mẹ an lòng.
Nghĩ lại ngày còn yêu nhau chồng hứa hẹn đủ thứ, nào là sẽ cho vợ một năm về quê thăm bố mẹ vài lần, thậm chí lúc nào nhớ thì có thể về. Thế mà lời nói gió bay. Chồng có biết, trong năm bố mẹ ốm nhiều thế nào không? Vậy mà đứa con gái này chỉ có thể gọi cho bố mẹ và hỏi thăm vài câu nhạt nhẽo. Nuôi con gái mà làm gì cơ chứ.
Lần này, vợ quyết định về quê ăn Tết cùng bố mẹ. Vợ chỉ ở nhà chồng một ngày thôi. Chồng có đồng ý hay không thì cũng tùy. Vợ phải làm theo ý mình, không thể để chồng điều khiển mãi thế được. Vợ chồng cần tôn trọng nhau chồng ạ. Dù chồng có đồng ý hay không vợ cũng mặc kệ, đừng làm vợ phiền lòng hơn nữa. Vợ đã hết sức chịu đựng rồi. Chồng muốn tính sao thì tính.
Theo Eva
Giả bệnh trốn về quê chồng ăn Tết
Năm hết Tết đến, nghĩ đến Tết là Hoài sợ xanh mắt vì phải về nhà chồng.
Chẳng phải kêu ca nhưng cứ mỗi lần cái Tết đến gần, Hoài lại toát mồ hôi hột khi nghĩ về nó. Mẹ chồng Hoài khó tính, chi li và soi mói Hoài vô cùng. Nếu như mẹ chồng người khác, dễ tính, hoặc chí ít cũng biết thương con cái mà ít để ý hơn thì đã khác, đằng này...
Nói ra thì bảo là nói quá nhưng đêm ngày Hoài nằm mà nghĩ, mà mơ vì sợ cảnh ở nhà chồng, cơm không dám ăn, cười không được cười thoải mái. Còn nhớ lần ấy về ăn cơm, vì cứ gắp thức ăn cho mẹ và bố chồng mà Hoài bị mẹ mằng vì bảo nhà này không có tục lệ đó. Việc ai người ấy lo, thức ăn ai thích ăn gì tự gắp, người khác gắp không đúng sở thích lại bỏ ra thì mất lịch sự. Thế là Hoài sợ tím tái mặt vì đó là lần đầu.
Vì tính Hoài vô tư nên nhiều lần ngồi xem phim Hoài vô tình cười to. Và ngay lập tức mẹ chồng tỏ thái độ, gọi hẳn con dâu vào phòng nói chuyện, chê trách tại sao lại vô duyên trước mặt bố mẹ chồng và chồng. Đó, Hoài đâu có muốn tạo cảm giác xa lạ. Mọi thứ cũng chỉ là những cử chỉ gần gũi nhưng có vẻ sự cố gắng của Hoài không được đền đáp, thậm chí còn bị coi là hành động vô duyên. Lòng Hoài buồn lắm, kể từ hôm đó Hoài câm nín, không nói gì để tránh bị hớ. Người ta nói, thà không nói còn hơn, nói nhiều đâm lắm chuyện. Thế là Hoài trở thành cô con dâu ít nói bất đắc dĩ.
Hoài sợ xanh mặt cảnh ăn Tết nhà chồng cùng mẹ chồng (ảnh minh họa)
Mẹ chồng chỉ coi Hoài là con dâu khi Hoài đưa tiền cho bà. Nhưng chỉ được vài ngày là bà lại thay đổi thái độ. Trách nhiệm của Hoài khi về nhà chồng là nấu cơm, rửa bát và làm việc nhà. Ai cũng dị nghị, con dâu như Hoài sướng vì cả năm không phải động chân động tay việc nhà chồng, thiệt cho những người sống gần nhà chồng. Nhưng mẹ chồng đâu hiểu, chính vì sự khắt khe của mẹ mà Hoài thà ra ngoài thuê nhà ở chứ không ở cùng bố mẹ chồng. Cuộc sống gần nhau nảy sinh nhiều phức tạp, rồi có lúc không biết đâu được mà nói trước.
Cũng từ đó, Hoài như chìm vào cơn ác mộng mẹ chồng, nhất là sau những cuộc điện thoại tra khảo thông tin. Hoài thường tránh tiếp chuyện mẹ thì bị mẹ nói là coi thường nhà chồng, nhưng biết làm sao được. Người ta đã không muốn tốt với mình khi mình có cố gắng thì đành chịu vậy. Hoài buông xuôi, ai muốn nghĩ sao thì nghĩ. Một năm Hoài chỉ tìm cách về nhà chồng 2, 3 lần là cùng. Về nhiều chắc Hoài ức chế mà chết.
Năm hết Tết đến, nghĩ đến Tết là Hoài sợ xanh mắt. Tất cả những lý do trên là minh chứng cho việc Hoài không muốn về quê chồng đến mất ăn mất ngủ. Hoài giả bệnh, nhưng thúc thực, bệnh trong tâm Hoài còn nặng gấp trăm lần mà là bệnh thật. Hoài sợ mẹ chồng đến phát ngán, nhưng Tết không về thì không xong với mẹ. Thế nên Hoài đành phải giả bệnh, dù có mang tiếng dối trá, có nằm bẹp giường ngày Tết không đi đâu cũng còn hơn phải về nhà chồng chịu trận. Chắc họ đang chờ Hoài về giải quyết cả đống công việc mà trước giờ không mấy ai muốn làm.
Nghĩ đến việc đó Hoài càng ốm hơn. Khéo mà cái sự giả bệnh lại thành ra thật. Đúng là ở đời khó nói chuyện mẹ chồng nàng dâu.
Theo Eva
Dâu mới và ác mộng 'nhận họ' ngày Tết Không phải tôi hay kêu ca nhưng đúng là một cái Tết nhận họ chắc phải bằng nửa năm hai vợ chồng kiếm tiền. Không biết ở nơi các bạn sống có tục lệ nhận họ vào năm đầu tiên sau khi cưới không, còn ở quê tôi, tục ấy rất phổ biến, không thể không làm theo. Con dâu mới, năm đầu...