Cấm viếng đám tang bằng vòng hoa: Có khả thi?
UBND tỉnh Bình Dương vừa ra quy định yêu cầu các cơ quan, đoàn thể, cán bộ công chức không mang vòng hoa khi đi viếng đám tang để thực hiện nếp sống văn minh. Quy định này đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
Tiết kiệm và đỡ ô nhiễm
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành quy định “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh”. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 27.9 với nội dung: “Tổ chức phúng viếng theo hướng dẫn của gia đình hoặc Ban tổ chức lễ tang (nếu có). Hạn chế viếng vòng hoa và câu đối, bức trướng đắt tiền, mang tính phô trương lãng phí.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và thân nhân của cán bộ công chức, viên chức khi từ trần (ông bà, cha mẹ, anh chị em… của hai bên vợ/chồng), các cơ quan, đoàn thể, cán bộ công chức không mang vòng hoa khi đi viếng đám tang”…
Mang vòng hoa đến viếng người đã mất cũng là một nét văn hóa truyền thống (ảnh minh họa)
Quy định này chắc chắn là rất có lợi nếu xét về khía cạnh tiết kiệm và thực hiện nếp sống văn minh và đã nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân.
Video đang HOT
Độc giả Hoàng Xuân Nghĩa ở huyện Bến Cát cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc tiết kiệm chống xa hoa, lãng phí trong hiếu, hỉ. Bởi tôi đã từng chứng kiến đám hiếu có tới gần 300 vòng hoa và vài chục bức trướng, mà trung bình mỗi vòng hoa giá 350.000 đồng. Vậy thì hơn trăm triệu đồng cho những vòng hoa bức trướng chỉ ít lâu rồi trở thành tro tàn hay bị vứt bỏ thì quá lãng phí mà lại gây ô nhiễm môi trường. Nên theo tôi cần cấm các cơ quan nhà nước dùng tiền ngân sách mua vòng hoa, phúng điếu”.
Đồng quan điểm, độc giả Lương Trọng Hiền (Dầu Tiếng) cho rằng: “Nếu quyết định này được đưa ra có lộ trình, từ trên xuống, từ T.Ư đến địa phương và được áp dụng khắp cả nước thì tôi nghĩ sẽ chống được lãng phí và tiết kiệm, cuộc sống sẽ văn minh và tiến bộ hơn”.
Tuy nhiên, nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều và đứng dưới góc độ tâm lý lại cho rằng việc này có những ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống. Ông Lê Tiến Nguyên ở phố Trường Thi, TP.Thanh Hóa cho biết: “Phúng điếu vòng hoa, câu đối, bức trướng lâu nay vẫn thường được coi là một nét văn hóa thuộc về tâm linh được truyền qua nhiều thế hệ và ăn sâu vào quan niệm của người Việt Nam.
Chính vì thế việc cấm đoán, ban hành quy định đối với cán bộ công chức không mang vòng hoa tôi thấy dường như không đúng lắm với nếp sống của người Việt. Mà cấm cũng khó vì ngoài đời, cán bộ công chức cũng là người dân bình thường. Nếu họ làm vậy thì có sai phạm?”.
Nên giáo dục, vận động
GS-TS Ngô Đức Thịnh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, đây là vấn đề khá nhạy cảm, bởi người Việt có truyền thống khi đến viếng đám tang bao giờ cũng có vòng hoa hoặc các bức trướng, bày tỏ tình cảm với người đã mất và thân nhân họ… Theo ông, không nên đưa ra một quy định nào đó mà hãy vận động, giáo dục người dân để họ thay đổi nhận thức dần dần, hạn chế được lãng phí hơn là ra lệnh cấm.
Ông Quốc Huy – Phó phòng Nếp sống văn hóa (Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHTTDL) nhận định: “Việc vòng hoa, bức trướng xuất hiện nhiều trong các lễ tang những năm gần đây, theo cá nhân tôi thật sự rất lãng phí. Tôi thấy có những đám tang có vài trăm vòng hoa cùng rất nhiều trướng, số tiền không hề nhỏ chút nào. Vì thế, việc Bình Dương quy định cấm và hạn chế việc này, tôi hoàn toàn ủng hộ.
Đồng quan điểm, một giảng viên Khoa xã hội học Trường Đại học Công đoàn cho rằng: “Theo tôi việc hiếu, hỉ là một việc liên quan đến văn hóa dân tộc cho nên trước khi quyết định một vấn đề gì đó cũng cần phải xem ý kiến người dân như thế nào. Riêng việc hiếu thì quan điểm của tôi là nên tùy theo văn hóa của từng địa phương để làm sao cho phù hợp mà không nên cấm đoán”.
Nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa phân tích: “Tổ chức ma chay thuộc về nếp sống văn hóa của người dân, có từ lâu đời. Nên khi đưa ra quy định nào đó để cấm những nếp lâu đời ấy thì cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, tránh sự bất hợp lý, bất cập nảy sinh. Ví dụ là Nhà nước từng cấm nhạc trong đám ma, nhưng sau đó thì nhận ra sự bất hợp lý vì dân ta coi đó là một nét đẹp tiễn đưa người đã khuất…”.
Theo 24h
Vòng hoa viếng tang: Chỉ nên vận động
Các chuyên gia văn hóa cho rằng không nên lấy lý do tránh lãng phí để can thiệp vào việc biểu hiện lòng thành kính đối với người đã khuất. Thực tê nhiêu gia đình đã công bô không nhân nhưng cũng không thê ngăn người đên viêng.
UBND tỉnh Bình Dương vừa có quy định các cơ quan, đoàn thể, cán bộ, công chức (CBCC) không được mang vòng hoa khi viếng đám tang để tránh lãng phí.
Thay vòng hoa bằng dải băng
Quyết định kể trên được ban hành tại văn bản "thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh", có hiệu lực thi hành từ ngày 27/9. Theo đó, tại phần quy định về nếp sống văn minh trong việc tang (Điều 8) quy định: "Tổ chức phúng viếng theo hướng dẫn của gia đình hoặc ban tổ chức lễ tang (nếu có). Hạn chế viếng vòng hoa và câu đối, bức trướng đắt tiền, mang tính phô trương lãng phí. Đối với CBCC, viên chức và thân nhân của CBCC, viên chức khi từ trần (ông bà, cha mẹ, anh chị em... của hai bên vợ/chồng), các cơ quan, đoàn thể, CBCC không mang vòng hoa khi đi viếng đám tang".
Theo ông Nguyễn Khoa Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, thì quy định này nhằm mục đích làm giảm sự phô trương, lãng phí. UBND tỉnh Bình Dương cũng đã đưa ra phương án thay thế bằng việc cán bộ, viên chức, đoàn thể tới viếng tang chỉ mang theo dải băng ghi tên cơ quan, đơn vị, sau đó lấy dải băng đặt lên vòng hoa ban tổ chức đã chuẩn bị trước. Ông Hải cũng khẳng định, đôi với CBNV dù dùng tiên cá nhân mua vòng hoa viêng tang cũng vi phạm quy định này.
Vòng hoa là một hình thức biểu hiện sự thành kính, thương tiếc với người đã khuất khá phổ biến ở các thành phố. Ảnh: HTD
Hiện Sở chưa tính đến việc xử phạt hành chính nếu cá nhân, đơn vị làm trái quy định mà chủ yếu là vận động, nhắc nhở. Tuy nhiên, về mặt Đảng, chính quyền có thể lấy đó làm tiêu chí để bình xét danh hiệu thi đua, xếp loại... Ngoài ra, quy định này còn có thể đưa vào các tiêu chí trong phong trào toàn dân thực hiện xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, tiêu chí xây dựng khu phố văn hóa, gia đình văn hóa.
Chỉ nên vận động
PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện phó Viện Tôn giáo, nêu quan điểm: "Đây là một vấn đề rất tế nhị. Đám tang là lúc người ta bày tỏ sự thành kính, nghĩa tử, nghĩa tận với người đã khuất, họ thể hiện điều đó bằng một vòng hoa cũng là điều dễ hiểu. Chính vì thế, chỉ nên vận động, tuyên truyền là chính chứ không nên áp đặt quan điểm của mình để buộc người ta phải tuân theo".
GS-TSKH Phan Đăng Nhật, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, cho rằng việc cấm CBCC đem vòng hoa viêng tang cần phải suy nghĩ kỹ. "Ở nước ta, khi có một người qua đời, người sống phải biểu lộ tình cảm của mình bằng một hình thức nào đó. Vòng hoa là một hình thức biểu hiện khá phổ biến ở một số nơi. Mặc dù đó không phải là hình thức biểu hiện duy nhất. Nếu cấm hình thức này, nhà quản lý cũng cần phải định ra một cách thức biểu hiện mới" - ông Nhật nói.
Tác giả của cuốn Văn minh vật chất người Việt - họa sĩ Phan Cẩm Thượng cũng cho rằng: "Cấm hẳn thì không nên", tuy nhiên ông lưu ý "trong trường hợp này nên suy nghĩ ở tính đặc thù của địa phương. Có thể ở một tỉnh lớn, phát triển như Bình Dương hiện tượng này phổ biến, nhiều quá, lãng phí quá thì người ta phải hạn chế nó lại. Chứ như một tỉnh như Hòa Bình chẳng hạn, chắc chắn việc sử dụng vòng hoa sẽ rất ít. Như thế không cần phải cấm".
NSND Kim Cương:Đã công bô không nhân nhưng vân có 300 tràng hoa!Tiết kiệm trong tang lễ là việc nên làm. Tôi là thường vụ của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, tôi ủng hộ việc này. Hồi chú Sáu Tường (ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp - Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP) còn sống, chú có vận động má tôi (NSND Bảy Nam) và một số người tham gia tang lễ từ thiện. Năm 2002, 18 vị lão thành cách mạng, cán bộ lão thành, hưu trí, nghệ sĩ... trong đó có má tôi đã công bố lời tâm huyết biến tang lễ đau buồn thành việc làm từ thiện. Trong lời tâm huyết, các vị này đã công bô di chúc mong muốn thân hữu bạn bè đến viếng tang không đi vòng hoa mà phúng điếu bằng tiền để dùng số tiền đó mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Năm 2004, sau khi má tôi mất, gia đình đã đến Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP trao tặng toàn bộ tiền điếu tang. Đến giờ tôi vẫn cho việc làm này là đúng.Lẽ dĩ nhiên, lấy tình cảm của người phúng điếu để chia sớt cho người nghèo là tốt. Tuy nhiên, việc đem tràng hoa tới đám tang là tình cảm của người đi viếng. Chính quyền không nên cấm người ta đi viếng bằng vòng hoa vì sẽ chạm đến tình cảm thiêng liêng của họ, nên chăng chỉ vận động, khuyến khích. Nếu muốn, gia đình có thể đưa ra lời kêu gọi cho người đi viếng, còn việc họ có thực hiện lời kêu gọi đó hay không là chuyện của họ. Người đến lễ tang thường có tâm lý thích mang theo hoa và có một dòng tên trên vòng hoa. Trong tang lễ má tôi, dù gia đình đã nói nhiều lần di nguyện của má là không nhân phúng điếu bằng vòng hoa nhưng cũng có đến hơn 300 tràng hoa mang đến. Dù đã đưa ra lời kêu gọi nhưng khi nhận vòng hoa tôi vẫn cảm động và cám ơn người đi viếng vì đó là tình cảm thiêng liêng dành cho má. Tôi không thể từ chối, cũng không thể ngăn cản. Thanh MậnCác đoàn đến viếng không mang vòng hoa"Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang theo băng vải đen, có kích thước 1,2 m x 0,2 m, ghi dòng chữ trắng: "Vô cùng thương tiếc đồng chí..." (Lễ Quốc tang) "Vô cùng thương tiếc..." (Lễ tang cấp Nhà nước" "Vô cùng thương tiếc ông (bà) (Lễ tang cấp cao Lễ tang đối với CBCC, viên chức), dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức để gắn vào vòng hoa do ban tổ chức lễ tang chuẩn bị".(Lược trích dự thảo Nghị định quy định tổ chức lễ tang CBCC, viên chức của Chính phủ soạn thảo)Theo 24h
Cấm cán bộ công chức mang vòng hoa đến đám tang UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành quy định các cơ quan, đoàn thể, cán bộ công chức (CBCC) không mang theo vòng hoa khi đi viếng đám tang nhằm tránh lãng phí. "Đối với CBCC, viên chức và thân nhân của CBCC,viên chức khi từ trần, các cơ quan, đoàn thể, CBCC không mang theo vòng hoa khi đi viếng đám tang"....