Cấm vận vũ khí Iran: Bắc Kinh hoan nghênh, Mỹ ‘ra tay’ với loạt công dân và thực thể Trung Quốc
Ngày 19/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng, sự kết thúc lệnh cấm vận vũ khí và các hạn chế đi lại của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đối với Iran phản ánh quan điểm chung của cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc hoan nghênh dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí Iran, trong khi Mỹ tuyên bố sẵn sàng trừng phạt bất kỳ cá nhân hay thực thể nào đóng góp về vật chất nhằm cung cấp, bán hoặc vận chuyển vũ khí thông thường tới hoặc từ Iran. (Nguồn: Global Village Space)
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, người phát ngôn Triệu Lập Kiên khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với tất cả các bên để thúc đẩy tiến triển của giải pháp chính trị và ngoại giao đối với vấn đề hạt nhân Iran.
“Theo các điều khoản trong Nghị quyết 2231 của HĐBA LHQ, lệnh cấm vận vũ khí và các hạn chế đi lại đối với Iran đã hết hạn hôm Chủ Nhật (18/10). Đây là một thời khắc quan trọng trong tiến trình thực thi Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) về vấn đề hạt nhân Iran và Nghị quyết 2231)”, ông Triệu Lập Kiên nêu rõ.
Theo ông Triệu, diễn biến trên phản ánh quan điểm chung của cộng đồng quốc tế về việc duy trì chủ nghĩa đa phương và quyền lực của HĐBA LHQ, bảo vệ những thành quả hiện có trong vấn đề hạt nhân Iran, cũng như hiệu quả của JCPOA.
Video đang HOT
Ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh: “Trung Quốc sẽ tiếp tục quản lý vấn đề mua bán vũ khí theo cách thận trọng, phù hợp với chính sách xuất khẩu các mặt hàng quân sự và các nghĩa vụ quốc tế của chúng tôi”.
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố đưa 2 công dân Trung Quốc và 6 thực thể của nước này vào danh sách đen vì giao dịch với công ty vận tải biển IRISL của Iran và trong một số trường hợp, giúp đỡ công ty này né tránh các lệnh trừng phạt của Washington.
Động thái diễn ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo, Washington sẵn sàng sử dụng thẩm quyền trong nước để trừng phạt bất kỳ cá nhân hay thực thể nào đóng góp về vật chất nhằm cung cấp, bán hoặc vận chuyển vũ khí thông thường tới hoặc từ Iran.
Theo bộ trên, 6 thực thể Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen là Reach Holding Group (Shanghai) Company Ltd., Reach Shipping Lines, Delight Shipping Co., Ltd.; Gracious Shipping Co. Ltd., Noble Shipping Co. Ltd., Supreme Shipping Co. Ltd.
2 công dân Trung Quốc bị đưa vào danh sách trừng phạt là Eric Chen, hay còn gọi là Chen Guoping – Giám đốc điều hành Reach Holding Group (Shanghai) Company Ltd. và Daniel Y. He, hay còn gọi là He Yi – Chủ tịch của công ty này.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo nêu rõ: “Hôm nay, chúng tôi nhắc lại một cảnh báo đối với các bên liên quan trên toàn thế giới: Nếu các bạn làm ăn với IRISL, các bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ gánh chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc 6 thực thể Trung Quốc cung cấp “các loại hàng hóa và dịch vụ quan trọng” được sử dụng trong lĩnh vực vận tải biển của Iran. Washington cũng cáo buộc Reach Holding Group và công ty thành viên Reach Shipping Lines của tập đoàn này hỗ trợ IRISL cùng các chi nhánh của công ty Iran né tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Khi bị đưa vào danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ, tài sản của các thực thể và cá nhân nằm trong phạm vi tài phán của Washington sẽ bị phong tỏa và các công dân Mỹ thường bị cấm giao dịch với những đối tượng này.
Bất chấp Mỹ doạ dẫm, nhiều nước sắp mua vũ khí Iran
Iran cho biết nhiều quốc gia đang đối thoại với nước này về khả năng trao đổi và cung ứng một số mẫu vũ khí do Tehran tự phát triển.
Các binh sĩ khai hoả tên lửa chống tăng. Ảnh: Reuters
"Từ một năm trước, nhiều quốc gia đã đến với chúng tôi và chúng tôi thảo luận với họ. Cơ chế mua, bán vũ khí đã được chuẩn bị sẵn sàng cho Iran, nhưng chắc chắn là chúng ta sẽ bán nhiều hơn mua", Tehran Times ngày 19/10 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami.
Quan chức Iran tiết lộ, nhiều nhà chức trách nước ngoài khi tới Iran đã bày tỏ ngạc nhiên trước tiến bộ lớn của Iran trong việc sản xuất vũ khí. Hatami tuyên bố Iran sẽ hỗ trợ các nước "bảo vệ sự tồn vong" của họ bằng cách bán vũ khí.
Theo thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015, có tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), lệnh cấm buôn bán vũ khí thông thường của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chống lại Iran đã hết hạn từ ngày 18/10.
Cách đây vài hôm, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định, nước này đã "chiến đấu với Mỹ" suốt 4 năm để đảm bảo lệnh cấm được dỡ bỏ.
Mỹ vài tháng qua kêu gọi gia hạn lệnh cấm vận vũ khí quốc tế với Iran vì cho rằng Tehran vi phạm JCPOA. Phần lớn các nước còn lại kí JCPOA cũng như thành viên Hội đồng Bảo an phản đối cách tiếp cận của Mỹ vì Washington không còn là một bên của thỏa thuận.
Hôm 17/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo mọi hành động bán vũ khí cho Iran sẽ vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc và phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt, ít nhất là của Mỹ.
Iran được đánh giá là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển hàng đầu khu vực. Theo báo cáo của tình báo Mỹ, Iran có kho tên lửa mạnh nhất Trung Đông. Nước này cũng tự phát triển nhiều tàu quân sự, tàu ngầm, máy bay không người lái...
Iran muốn bán lượng lớn vũ khí sau khi hết cấm vận Bộ trưởng Quốc phòng Iran Khatami nói nước này muốn xuất khẩu vũ khí nhiều hơn nhập khẩu sau khi lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc hết hiệu lực. "Nhiều quốc gia đã liên lạc với chúng tôi từ năm ngoái. Chúng tôi cũng tiến hành hàng loạt cuộc thảo luận với nhiều nước. Chúng tôi sẽ xuất khẩu vũ khí nhiều...