“Cắm sừng” chồng khi phải đối mặt với cơm-áo-gạo-tiền
Hết lăn lộn cơ quan này đến cơ quan khác, cống hiến cho mỗi nơi được một thời gian nhưng đến khi cần một chữ ký để có hợp đồng chính thức thì anh chàng lại gặp vận đen, trở thành người phải ra đi. Vận đen đó còn đeo đuổi Minh khi không kiếm được tiền, khiến vợ coi khinh và công khai đi cặp bồ.
Lấy vợ như trong tiểu thuyết
Ngày ấy, trong một lần tham gia đoàn công tác liên ngành kiểm tra về sai phạm tại một doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, Minh (quê Bắc Kạn) đã mắc “lưới tình” do tay giám đốc tinh quái giăng ra. Bữa đấy, kết thúc buổi làm việc, tay giám đốc này gợi ý mời riêng Minh ra nhà hàng “đánh chén” một bữa để gọi là anh em thêm “hiểu nhau hơn”.
Dù đã quyết trong lòng từ chối mọi lời mời “bọc đường” ngay từ lúc dấn thân trụ lại nơi thành phố nhưng bữa ấy chẳng biết “ma xui quỷ khiến” thế nào, Minh đã không thể nói lời từ chối với cô trợ lý giám đốc xinh đẹp.
Sau bữa nồng nàn cả men rượu lẫn men tình đó, số điện thoại của Minh đã có trong tay cô trợ lý xinh đẹp. Rồi những cuộc điện thoại, nhắn tin dập dìu đến và đi theo thời gian của cặp “trai tài, gái sắc” đã đưa họ lại với nhau lúc nào không hay.
Dĩ nhiên vì nhận lời yêu thương của cô bạn gái mới quen, Minh bằng khả năng của mình đã “phù phép” lờ đi nhiều sai phạm cơ bản của đơn vị nơi cô công tác để “chiều lòng” người đẹp.
Một báo cáo xoay chuyển tình huống cho doanh nghiệp mà nhân vật chính không ai khác là Hà, cô trợ lý giám đốc nổi lên như một điển hình tiên tiến, có nhiều sáng kiến đóng góp lớn giúp đơn vị vượt qua khủng hoảng bằng tài năng và sức trẻ.
Sau báo cáo đó, tình yêu đến bất ngờ với Minh có đầy đủ dư vị ngọt ngào của cuộc sống hạnh phúc sau này, khi cô trợ lý giám đốc chẳng ngại ngần tìm đến phòng trọ tuềnh toàng để tự tay dọn dẹp, nấu nướng cho anh chàng từng bữa “cơm dẻo, canh ngọt”.
Và trong một lần khi men say tình yêu đã lên đến cực đỉnh, cô trợ lý đã chủ động đề nghị Minh đưa về quê gặp gỡ bố mẹ để sẵn sàng tiến tới hôn nhân.
Để chính thức đưa bạn gái về ra mắt bố mẹ, Minh đã phải chạy vạy thêm của bạn bè đồng nghiệp một khoản kha khá. Yêu Hà thật lòng, Minh chẳng giấu giếm về gia cảnh đơn sơ, nghèo nàn của mình. Minh đưa Hà về thăm “cơ ngơi” ở quê là một căn nhà cấp 4 cũ kỹ mà trong đó tài sản chẳng có gì để cô thêm hiểu về cuộc sống sẽ phải đối mặt khi về làm vợ và làm mẹ của những đứa con anh sau này.
Cũng nói về công việc hiện tại, Minh chẳng giấu Hà việc anh vẫn phải lận đận đi thử việc hết nơi này đến nơi khác mà chưa có một chỗ đứng chính thức ở cơ quan nào…
Nghe hết những tâm sự chân thành này của người yêu, Hà chẳng nói gì mà quàng tay qua cổ Minh thỏ thẻ: “Em yêu chính con người của anh chứ không phải những giá trị vật chất tầm thường khác”. Nói là làm, sau chuyến đi đó, Hà cũng về quê ráo riết giục bố mẹ chuẩn bị đám cưới.
Vận đen đó còn đeo đuổi Minh khi không kiếm được tiền, khiến vợ coi khinh và công khai đi cặp bồ.
Trong nhiều lần đi lại giữa hai gia đình và gặp gỡ với các bạn bè của Minh, Hà đều thẳng thắn bày tỏ quan điểm, với cô, tình yêu của Minh mới là quan trọng, còn hiện tại cuộc sống có thể khó khăn nhưng cô tin, Minh sẽ vượt qua tất cả để thành đạt trong cuộc sống sau này.
Video đang HOT
Nghe những lời vợ chưa cưới bộc bạch, Minh vô cùng cảm động càng quyết tâm đối mặt với muôn nỗi khó khăn của cuộc sống để quyết xây dựng hạnh phúc chỉ bằng “một mái nhà tranh, hai trái tim vàng”.
Đối mặt với sự thực
Cầm tờ giấy báo trượt kỳ thi tuyển tại một cơ quan kiểm toán trên tay, Minh chẳng còn thiết về nhà. Căn phòng trọ hơn chục m2 ở khu Phùng Khoang chỉ cách vài cây số mà trở nên xa lắc. Ở đó Minh có cô vợ son mới lấy nhau chừng vài tháng.
Mặc dù cũng được bạn bè, đồng nghiệp đánh giá là có tài nhưng chẳng hiểu sao số phận Minh long đong đến thế. Hết lăn lộn cơ quan này đến cơ quan khác, cống hiến cho mỗi nơi được một thời gian nhưng đến khi cần một chữ ký để có hợp đồng chính thức thì anh chàng lại gặp “vận đen”, trở thành người phải ra đi.
Nốc hết cốc bia này đến cốc bia khác bằng số tiền ít ỏi vừa đi ký ở nơi làm tạm về, Minh chẳng giấu giếm giãi bày về hoàn cảnh bi đát hiện tại của anh với người bạn nhậu. Đồng lương trợ lý giám đốc của vợ Minh hóa ra cũng chỉ vừa xoẳn cho chi tiêu của một gia đình.
Cũng từ những chuyện nhỏ nhặt “cơm, áo, gạo, tiền” này nên mới lấy nhau được nửa năm, vợ chồng Minh đã nảy sinh bất hoà. Mâu thuẫn cứ kéo dài âm ỉ trở thành một cuộc chiến tranh lạnh trong căn phòng trọ mà bạn bè cứ ngỡ đang chứa “hai trái tim vàng”.
Vợ Minh như xoay 180 độ, quên bẵng những tuyên bố sẵn sàng vượt qua thử thách lấy anh chàng “nhà nghèo” mà tỏ thái độ khinh thị, coi thường chồng ra mặt.
Minh thấm thía nỗi bất hạnh trong cuộc hôn nhân mới kéo dài được 6 tháng. Và càng đau đớn hơn khi Minh biết, Hà đã công khai cặp kè với tay giám đốc tinh quái, kẻ đã “ngọt ngào” đưa anh vào cuộc hôn nhân chóng vánh như trong tiểu thuyết này.
Không khó để Minh tìm hiểu sự thật, rằng tay giám đốc đó cũng chỉ là một trong những “người cũ” của Hà một thời. Và để Minh “bỏ qua” những con số sai phạm “chết người” hết sức hớ hênh của doanh nghiệp, tay này đã khéo léo dàn kịch để cả Minh và Hà cùng trở thành con rối.
Một mặt, hắn khéo léo nói với Hà đã nhận Minh làm em nuôi và thường xuyên chu cấp một khoản tiền để Hà có thể âm thầm nuôi dưỡng tình yêu.
Vì chịu lép vế vợ về mọi mặt nên Minh đành “ngậm đắng nuốt cay” để chờ đến ngày ngẩng mặt với đời. Cuộc sống của cặp vợ chồng trong căn phòng trọ hơn 10 m2 trở nên ngột ngạt bế tắc khi Minh càng nín nhịn bao nhiêu thì cô vợ càng được nước lên mặt đòi ly dị để mong có một cuộc sống vật chất sung sướng hơn.
Trong lòng Minh vẫn còn rất yêu vợ. Anh tin rằng đây chỉ là những khó khăn ban đầu sau hôn nhân và sau khi vượt qua được, mọi thứ sẽ đi vào quỹ đạo của nó. Một mặt bị thúc ép bởi công việc chưa đâu vào đâu, mặt khác chuyện gia đình ngổn ngang trăm mối, Minh chẳng biết trông cậy vào ai đành gõ cửa chuyên gia tâm lý xin ý kiến.
Không thể mãi “ngậm đắng nuốt cay”
Cuộc sống vợ chồng với những vấn đề thực tế như cơm áo gạo tiền đã là nguyên nhân không nhỏ gây ra những rạn nứt trong đời sống hôn nhân và vợ chồng Minh cũng không phải là ngoại lệ. Minh và Hà đã có một tình yêu đẹp khi đến với nhau bởi sự mến mộ tài năng và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để trở thành vợ chồng.
Nhưng có lẽ, tình yêu đó cũng chưa thật sự sâu sắc khi nó thiếu đi sự thấu hiểu, cảm thông chân thành và vị tha. Điều đó thể hiện qua việc vợ Minh đã tỏ rõ sự khó chịu, không hài lòng của mình khi thấy chồng không kiếm được nhiều tiền. Ứng xử đó xuất phát từ quan niệm truyền thống lâu nay cho rằng đã là đàn ông thì phải có sự nghiệp, phải kiếm ra tiền.
Bởi vậy mà rất nhiều người vợ vẫn cho rằng người chồng phải là trụ cột, phải kiếm được nhiều tiền hơn vợ mà không hiểu rằng, để làm được như thế còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng, cơ hội hoặc thậm chí là sự may mắn nữa.
Minh có thể là người đàn ông chưa thật sự thành công, có thể chưa làm ra được nhiều tiền như vợ mong muốn nhưng anh vẫn hoàn toàn có thể là một người chồng tốt khi vẫn biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ vợ trong việc gia đình… “.
Để có một gia đình hạnh phúc bền vững thì cả hai đều phải là chỗ dựa của nhau về mọi mặt và cần có sự chia sẻ, thông cảm, động viên, khích lệ nhau khi đứng trước khó khăn thử thách.
Đó mới là điều quan trọng nhất trong hôn nhân. Thật tiếc là vợ Minh đã thiếu đi sự kiên nhẫn và thông cảm cho hoàn cảnh khó khăn của chồng nên đã có những ứng xử tiêu cực dẫn đến gia đình có nguy cơ tan vỡ” – Chuyên gia tâm lý Võ Thanh Giang, Trung tâm tư vấn Tâm lý tình cảm Linh Tâm chia sẻ
Cũng theo chị Giang, điều Minh cần làm hiện nay không phải là chán nản và buông xuôi mà cần có thái độ rõ ràng trước những phản ứng tiêu cực của vợ. Nếu vì yêu và vì sợ gia đình tan vỡ mà anh cứ “ngậm đắng nuốt cay” mãi thì thì chắc chắn Hà cũng không thể còn tôn trọng và yêu thương anh mãi được.
Hà có thể lại càng làm những điều gây tổn thương cho chồng và tình cảm vợ chồng. Minh nên chia sẻ chân thành với vợ điều mà mình mong muốn.
Đó là sự thấu hiểu, tôn trọng và động viên từ người vợ. Anh cũng cần phân tích cho cô ấy hiểu rằng, hạnh phúc không chỉ đến từ tiền bạc, vật chất mà đến từ tình yêu, sự hy sinh và thông cảm cho nhau. Chỉ cần nhìn nhận một cách tích cực, Hà sẽ thấy dù Minh không phải là người chồng kiếm được nhiều tiền nhưng luôn là người chồng biết yêu thương, quan tâm chăm sóc vợ và hết lòng vì gia đình.
Nếu qua trao đổi, trò chuyện mà Hà vẫn không thay đổi cách nhìn nhận thì anh xem xét xem có thể nhờ người thân trong gia đình hai bên hoặc bạn bè phân tích giúp cô ấy hiểu ra vấn đề.
Hiện tại Minh vẫn đang cố níu kéo hạnh phúc bằng mọi cách nhưng anh cũng nên hiểu rằng, hạnh phúc chỉ có được nếu có sự vun đắp từ cả hai phía. Nếu anh mong muốn gìn giữ mà Hà lại không muốn thì việc xây đắp tổ ấm là vô cùng khó khăn.
Anh có thể cố gắng hết sức mình để gìn giữ hạnh phúc nhưng không nên đánh mất mình vì nó. Hãy chỉ nên tiếp tục nếu Hà còn yêu thương và mong muốn chung sống. Trong trường hợp Minh cảm nhận tình yêu nơi vợ không còn nữa thì việc níu kéo sẽ chỉ gây thêm đau khổ và tổn thương cho nhau mà thôi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nỗi lo con... đỗ đại học
Để có tiền cho con dự thi đại học, nhiều gia đình đã phải bán trâu bò và nhiều tài sản có giá trị. Trong buổi thi cuối cùng của đợt hai ngày hôm qua, những gương mặt phụ huynh vạ vật chờ con lại hằn thêm những nỗi âu lo, nếu con đỗ đại học thì chuyện cơm áo gạo tiền càng thêm căng thẳng.
Chi tiêu như bị mất cắp
Sau khi đưa con vào phòng thi, nhiều phụ huynh ở ngoài mới bắt đầu bữa sáng: Một tay cầm chiếc bánh mì khô khốc, tay kia cầm chai nước, "thực đơn" phổ biến trong những buổi sáng thi cử ở Hà Nội. Trong đó nhiều vị phụ huynh "tay xách nách mang" theo rất nhiều đồ đạc, để sẵn sàng về quê ngay khi con cái thi xong. Chị Nguyễn Thị Yên (Thái Bình) đưa con đi thi vào ĐH Sư Phạm giải thích: "Bao nhiêu của nải trong này hết. Ở một phòng đến cả chục người, chả biết ai vào ai, nên tốt nhất cứ gói ghém mang đi".
Chưa dứt câu chuyện, một người đàn ông đến "tay bắt mặt mừng" với cô Yên, cảm ơn rối rít: "May quá lại gặp chị ở đây, em cứ tìm chị mãi. Khi nào chị rảnh về quê em chơi nhé, em để dành một tạ cam chờ bác" rồi anh vội vã rời đi.
Cô Yên kể: "Hai bố con nhà đấy tôi gặp hôm đăng ký dự thi. Không đủ tiền xe ôm, cả bố và con bị họ giữ lại. Con bé con sợ muộn giờ đăng ký nên cứ khóc mãi. Thấy hoàn cảnh tội quá, tôi trả giúp cho tiền xe ôm".
Đó là hai bố con chú Đoàn Văn Phúc, người dân tộc Mường ở Hoà Bình. Trước khi đưa con đi thi, vợ chồng chú đã bán hết vốn liếng thu hoạch: gồm 5 tạ cam, một con lợn và 4 tạ thóc, được khoảng 5 triệu. Chú để lại cho vợ và 5 đứa con 500 nghìn để chi tiêu, còn lại mang đi để chi phí cho đứa con lớn thi đại học. Số tiền ấy những tưởng là dư dả, ai ngờ chưa đến ngày thi đã... cạn sạch. Chú Phúc liệt kê những chi phí sinh hoạt: "Tôi đưa con lên thi đại học hai đợt, tiền ở đã 180 nghìn/ngày. 10 ngày đã hết triệu tám, chưa kể tiền ăn uống cũng phải bằng ấy. Rồi những chi phí khác như tiền xe cộ đi lại. Ở quê lên, cái gì cũng không biết, người nhà cũng không có, chẳng biết phải hỏi ai. Chưa đến ngày thi đợt 2, hai bố con đã gần cạn sạch tiền, không biết lúc về tính sao".
Thấy hoàn cảnh chú Phúc đáng thương, nhiều phụ huynh chứng kiến cảnh bố con chú Phúc bị xe ôm giữ lại, mỗi người góp một ít để chú chi tiêu tằn tiện cho qua ngày thi. Có phụ huynh tốt bụng tìm hộ nhà trọ mới có giá 40 nghìn/ngày cho hai bố con chú Phúc ở.
Những gương mặt lộ rõ vẻ lo âu, mệt mỏi, căng thẳng (Ảnh: Hồng Phú)
Chi tiêu tằn tiện cả năm trời để có chút tiền đưa con lên thành phố thi đại học, nhiều người bị "choáng" vì chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Hà Nội. Chị Lại Huyền Thu (Vĩnh Phúc) kể lể trong lúc chờ con: "Ở đây tiêu có mấy ngày mà như bị mất cắp. Tôi đã tiết kiệm hết sức có thể. Con thi ở ĐH Sư phạm mà trọ tận Cổ Nhuế. Lại xin nhà trọ cho tôi được đem thức ăn, nấu nướng cho con. Thế mà tiền vẫn cứ hết. Một đợt thi thế này cũng mất toi 2, đến 3 triệu rồi".
Trước cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội), một người đàn ông có khuôn mặt sạm nắng, móng tay, móng chân vẫn còn dính bùn đất đang ngóng con qua khung cổng sắt của trường. Đó là anh Bá Văn Lôi (quê Nam Định). Điều bất ngờ là anh không biết chính xác con mình thi vào khoa gì: "Tôi không rõ nó thi vào chuyên ngành gì. Mình ít chữ, chỉ biết làm ruộng nên có biết gì đâu. Nhưng con bé nhà tôi nó học hành chăm chỉ và có chí lắm, nên tôi tin tưởng vào sự lựa chọn của nó. Tôi chỉ biết chăm chỉ đi làm nuôi nó thôi." Để có tiền đưa con đi thi, anh Lôi tích cóp số tiền bán thóc của cả vụ mùa 6 tháng, khăn gói hết đưa con đi thi: "Mình thì thế nào chẳng được, ăn cơm một bữa thôi, bữa còn lại ăn bánh mì. Miễn sao con nó đỗ đại học là mừng".
.... Khắc khoải ngóng vào trường thi (Ảnh: Minh Yến)
Lo đường dài nuôi con ăn học
Với những người nông dân khăn gói đưa con đi thi, họ mong mỏi cho con đỗ đại học, sẽ đổi đời, nhưng nỗi lo "cơm áo gạo tiền" cho con theo đuổi đèn sách đè nặng trên vai. Chị Lê Thuý Hạnh (Thanh Hoá) chờ con đi thi mà vừa ngồi vừa tranh thủ... ngủ, khuôn mặt chị hốc hác và đôi mắt trũng sâu mệt mỏi: "Lên đây tôi chóng hết cả mặt, nhìn thấy cái gì cũng hối hả gấp gáp mà đầu quay quay"- cô Hạnh tâm sự.
Ở làng chị nhiều nhà có con học đại học. Mỗi năm họ thống kê hết gần 20 triệu cho con cái. Với cả nhà chị đó là số tiền lớn, cả nhà có nhịn ăn nhịn mặc để dành cho con học đại học cũng không đủ. Chị chia sẻ: "Con đỗ thì mừng, nhưng cũng lo lắm. Chặng đường còn dài, biết làm gì nuôi con ăn học". Thôi thì cứ thi đã, nước nổi bèo nổi, chứ biết tính sao bây giờ - chị nói như tự trấn an mình.
Con thi đỗ đại học, vui lắm, hãnh diện lắm, nhưng hiển hiện trước mắt là chuyện cơm áo gạo tiền, lại là bài toán làm sao giật gấu vá vai nuôi con ăn học (Ảnh: Hồng Phú)
Ngồi bên chiếc xe 82 cũ đã hoen gỉ, chồng chất túi lớn túi bé đồ đạc, anh Đinh Văn Hùng (quê Thái Nguyên) đang lật giở quyển sách toán lớp 12 ra xem. Vừa ngẫm công thức toán, anh vừa giải thích: "Ngày trước tôi cũng được học, nhưng lâu dần quên hết cả rồi. Giờ đọc lại xem có biết gì không. Lát con ra còn biết đường mà hỏi nó". May mắn hơn nhiều người cùng làng, anh Hùng đã được học hết lớp 12, giờ muốn cố gắng để con mình vào đại học: "Làng tôi ít nhà có con thi đại học lắm. Nhưng thấy con nó ham học, mình cũng cố thôi chứ biết làm sao. Nếu nó đỗ được còn có tương lai thoát khỏi cảnh nghèo. Tôi và nhà tôi có cực đến đâu cũng chịu được. Trước ăn 3 bữa thì giờ 2 bữa thôi, nếu cần thì 1 bữa cũng cố chịu để đầu tư cho con ăn học."
Giữa cái nắng oi ả của mấy ngày thi ĐH đợt 2, nhiều phụ huynh có vẻ đuối sức vì mệt mỏi nhưng còn vì nỗi lo đang đè nặng trên vai, khi cái nghèo còn đeo đẳng mà con cái lại theo đuổi giấc mơ đèn sách. Con mà thi đỗ đại học, thì vui lắm, hãnh diện lắm, nhưng hiển hiện trước mắt là chuyện cơm áo gạo tiền, lại là bài toán làm sao giật gấu vá vai nuôi con ăn học.
Theo khám phá
Cuộc sống muôn màu của gái hộp đêm ở Trung Quốc Họ đa phần đều là dân ngoại tỉnh, xuất thân từ những gia đình nghèo, lên thành phố sống bằng nghề "buôn" niềm vui phút chốc, lấp đầy sự cô đơn cho những kẻ "khát tình" hay "khát sex". Ánh đèn đường bật lên cũng là lúc những "cô ong nhỏ" - từ lóng ám chỉ những cô gái làm việc ở các...