Cắm sổ đỏ sang Libya, về nhà không dám ngủ vì sợ nợ
Nhiều lao động đã không kìm được nước mắt khi nhớ lại những ngày tiếng súng văng vẳng bên tai, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn họ lại phải đối mặt với những nỗi sợ trước mắt như thất nghiệp và nợ nần vì cắm sổ đỏ trước khi sang Libya.
Gánh nặng trả nợ chồng chất khi về nước
Bác Nguyễn Văn Cường, quê ở Thanh Hóa, vừa bước xuống máy bay mệt mỏi ngồi bệt tại bậc ra vào sân bay Nội Bài, hút liên tục 2 điếu thuốc, trên khuôn mặt sạm đi vì vất vả và sự lo lắng bao trùm. Câu hỏi lấy tiền đâu mà trả nợ luôn ám ảnh bác từ khi nghe tin sẽ phải về nước.
“Đây là lần thứ 2 tôi sang Libya làm việc, thế nhưng cả hai lần tôi đều phải về nước vì chiến tranh. Lần trước may mắn được xem là hòa vốn, lần này mới sang được 3 tháng còn chưa kịp thu lại chi phí bỏ ra”, bác Cường buồn rầu kể.
Theo bác kể thì để sang Libya gia đình đã phải cắm sổ đỏ chi hết gần 50 triệu. Bây giờ về nước với khoản nợ nần treo trước mắt, trên đường về đây đã nghĩ nhiều cách mà không biết làm sao để trả nợ.
Bước xuống máy báy nhiều công nhân lo lắng vì gia đình còn phải nợ số tiền quá lớn.
Anh Đinh Văn Công (Hà Nội) buồn rầu đứng một góc chờ xe công ty, thỉnh thoảng vò đầu bứt tóc, mặt đăm đăm suy nghĩ làm cách gì để đi làm kiếm tiền trả nợ. Số tiền vài chục triệu quá lớn đối với gia đình hộ nghèo như anh.
Anh Công lắc đầu: “Thú thực là tôi chưa biết về nhà đối mặt với gia đình như thế nào, nghĩ đến cảnh 3 đứa con háo hức chờ bố đưa tiền về nộp tiền học, mua thịt ăn là tôi không chịu được. Tôi đã làm việc rất chăm chỉ, số tiền kiếm được đều dành dụm gửi về cho vợ trả nợ, chỉ cần thêm mấy tháng nữa thôi, thế mà…”
Ước muốn của anh là được công ty hỗ trợ phần nào, nếu không thì tạo điều kiện cho anh được xuất khẩu lao động sang nước khác, làm việc khác cũng được. Bởi không phải anh tự ý phá hợp đồng bỏ về mà do chiến tranh, thế nên hỗ trợ lao động là chuyện đương nhiên, nhưng cho đến giờ anh vẫn chưa được nghe tin là sẽ được hỗ trợ gì sau khi về nước.
Hơn nữa sau khi về quê anh cũng chưa biết làm gì để sống, công việc trước kia của anh là đi phụ hồ, làm thuê, bữa được bữa mất, tiền kiếm được chẳng là bao. Giờ quay lại nghề cũ thì thậm chí không đủ ăn nói gì tới việc nuôi 3 con ăn học.
Video đang HOT
Về với gia đình là niềm hạnh phúc nhưng câu hỏi sẽ làm việc gì vẫn còn bỏ ngỏ với người lao động.
Anh Nguyễn Văn Đông (Thanh Hóa), chia sẻ: “Tôi về nhà được 2 hôm rồi, nhưng có hôm nào ngủ trọn giấc đâu, phần thì vui vì gặp được gia đình hàng xóm, phần thì sợ hãi không biết kiếm tiền đâu ra trả nợ, số tiền ấy thật quá lớn với những người lao động nghèo như chúng tôi”.
Được về nước an toàn, giữ được mạng sống về với gia đình thật là hạnh phúc. Tuy nhiên, nỗi trăn trở về cơm áo gạo tiền luôn hiện diện trước mắt, về nhà mà khi nào cũng lo lắng, trong đầu các lao động luôn đặt câu hỏi: Về làm nghề gì nuôi gia đình? Làm sao trả nợ số tiền đã vay? Làm sao để tiếp tục sống?…
Nhà nước chỉ hỗ trợ trước mắt, hướng đi nào lâu dài cho người lao động?
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa ký quyết định mức hỗ trợ với người lao động làm việc tại Libya phải về nước trước thời hạn.
Theo đó, người lao động sẽ được hỗ trợ một khoản tiền mặt, cao nhất là 5 triệu đồng với người làm việc đủ 3 tháng trở xuống; 3 triệu đồng nếu làm 3-6 tháng; 2 triệu đồng nếu làm 6-12 tháng; thấp nhất là một triệu đồng với người làm việc trên một năm.
Ngoài ra, những lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc tại Libya theo Quyết định 71 ngày 29/4/2009 của Thủ tướng sẽ được hỗ trợ thêm 50% mức quy định như trên. Nguồn kinh phí hỗ trợ được lấy từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Như vậy, lao động có mức hỗ trợ cao nhất sẽ được 7,5 triệu đồng/người.
Theo tin tức từ ông Bung Hun Jung – Trưởng VP Đại diện Công ty Huyndai Engineering tại Hà Nội thì Công ty cũng cam kết thanh toán đầy đủ lương cho những ngày làm việc cuối cùng của lao động Việt Nam tại Lybia.
Các cơ quan chức năng cần tìm những giải pháp cụ thể để người lao động có việc làm ổn định.
Tuy nhiên, điều này chỉ giống như mưa rào giữa nắng hạn khi các món nợ trên đầu lao động vẫn treo lơ lửng, rõ ràng bước đi tìm việc làm lâu dài với thu nhập ổn định vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Người lao động sẽ phải nỗ lực tự kiếm hướng đi cho mình trước khi chờ được các cách giải quyết hợp lý từ các cấp chính quyền có liên quan.
Đến giờ lời hứa của ông Nguyễn Việt Hải có thể xem là niềm hi vọng mong manh để người lao động bấu víu, khi GĐ Công ty Vinamex cho biết, trong thời gian tới, Vinamex sẽ miễn phí hoàn toàn cho các lao động có thời gian làm việc ngắn tại Libya vừa về nước để sang Ả rập Xê út, Quarta, Dubai… làm việc, nếu họ có nguyện vọng.
Ngoài ra, đại diện Huyndai ở Hà Nội còn cho hay sẽ ưu tiên xem xét sử dụng lao động Việt Nam tại các dự án khác của Công ty.
Theo Người Đưa Tin
Nỗi ám ảnh về người mẹ ép con uống thuốc nhuộm tóc tự tử
Giận chồng suốt ngày bỏ bê vợ con, Nguyễn Thị Thủy Miễn (tỉnh Bình Định) đã cùng con uống thuốc nhuộm tóc tử tự.
Nỗi ám ảnh về người mẹ ép con uống thuốc nhuộm tóc tự tử
Giận chồng với những cuôc chơi thâu đêm suốt sáng rồi lại về nhà đánh chửi vợ con thậm tệ, Nguyễn Thị Thủy Miễn (sinh năm 1983), ngụ tại thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đã uống thuốc nhuộm tóc tự tử. Trong giây phút cận kề giữa sự sống và cái chết. Miễn nghĩ tới đứa con gái bé bỏng của mình sẽ ra sao nếu như không còn mình trên cõi đời này nữa. Suy nghĩ đó khiến cho đầu óc Miễn trở nên mụ mị, cô quyết định ép đứa con gái mới tròn 1 tuổi uống thuốc nhuộm tóc theo mình để có mẹ có con nơi suối vàng. Thật may, cháu bé được cứu sống nhưng người mẹ thì đã ra đi mãi mãi, để lại niềm ân hận, day dứt khôn nguôi cho người chồng.
Tiệc thôi nôi bỗng trở thành thảm kịch
Vào đầu năm 2010, chị Miễn gặp gỡ và đem lòng yêu mến anh Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1977, ở thôn Ngãi Chánh, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Sau một thời gian tìm hiểu, Miễn quyết định đưa bạn trai về nhà ra mắt bố mẹ và xin tổ chức cưới hỏi. Tuy nhiên, gia đình chị kiên quyết phản đối, ngăn cản con gái, bởi Cường vốn là người ham mê rượu chè, bài bạc.
Thế nhưng với tình yêu chân thành, Miễn quyết tâm vượt qua mọi rào cản, ngăn cấm của gia đình để đến với chàng trai làng bên. Chiều lòng con gái, một ngày giữa tháng 6/2011, gia đình đành tổ chức cưới cho đôi trẻ. Một năm sau, họ đón nhận tin mừng khi con gái Nguyễn Phương Trà My ra đời. Cứ tường rằng có con thì Cường sẽ chí thú, chăm chỉ làm ăn nhưng không ngờ anh vẫn "chứng nào tật nấy", không thay đổi. Thậm chí, Cường còn có nhân tình bên ngoài, rồi những lần to tiếng giữa hai vợ chồng diễn ra thường xuyên hơn. Buồn chán về chuyện hạnh phúc gia đình đứng trước nguy cơ tan vỡ, nhưng chị Miễn vẫn nhẫn nhịn, chị giữ nỗi buồn và khổ đau cho riêng mình.
Mâu thuẫn vợ chồng trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong suy nghĩ của người vợ tội nghiệp. Hằng ngày, hai buổi sớm chiều, chị bồng con thơ ra tiệm uốn tóc nhỏ ở chợ Nhơn Hậu, nơi chị hành nghề mưu sinh. Đầu tắt mặt tối cả ngày, đã vậy về nhà chưa kịp ngả lưng thì chị bị Cường mắng chửi, xua đuổi.
Miễn buồn chán vô cùng, song vì thương đứa con gái bé bỏng, sợ con thiếu sự chăm sóc và tình thương của mẹ, nên chị vẫn gắng gượng. Ngày qua ngày, bi kịch gia đình của đôi vợ chồng trẻ trở nên gay gắt, ý nghĩ tìm đến sự giải thoát bắt đầu xuất hiện trong đầu người vợ. Và cứ thế, cuộc sống trôi đi chậm chạp với chị trong ngôi nhà không có hạnh phúc. Tiếng cười nói của con trẻ không còn là niềm vui của chị nữa mà trờ thành nỗi lo âu. Quá bế tắc, chị đã chuẩn bị cho "cuộc chia ly".
Buổi sáng ngày 11/6/2013, trong lúc hai vợ chồng bàn bạc chuyện tổ chức sinh nhật đầu tiên cho bé Trà My thì lại xảy ra mâu thuẫn. Chị Miễn bảo chồng đưa tiền để đi chợ mua đồ về cúng, Cường lên giọng "tao không có tiền". Thế nhưng ngay sau đó, Cường mang đồ cúng về nhà nên Miễn tỏ ra giận dỗi bởi cho rằng Cường ích kỷ, sợ vợ lấy hết tiền nên không dám đưa tiền để vợ đi chợ mà tự đi mua. Thêm vào đó, những uất ức bấy lâu dồn nén nay bùng phát khiến cuộc khẩu chiến giữa hai vợ chồng càng diễn ra gay gắt.
Đêm 11/6, Miễn ôm con vào lòng trong nỗi cô đơn buồn chán, lại nghe những lời thoá mạ của chồng trong ngày thôi nôi con, nên ý định tự tử lại trỗi dậy trong tâm trí của Miễn. Lối thoát nào cho gia đình, bản thân và đứa con thơ dại? Câu hỏi đó cứ lởn vởn, ám ảnh khiến chị không làm chủ được suy nghĩ của mình. Người mẹ trẻ lấy chai thuốc nhuộm tóc uống, quyết dùng cái chết để giải thoát cho mình. Trước khi hành động, Miễn viết vài dòng biệt ly gởi lại đấng sinh thành để tạ lỗi. Liều thuốc khiến đầu óc chị quay cuồng, trong lúc cận kề cái chết chị lại nghĩ về con. Chị nghĩ, khi mình chết đi rồi, con bé phải làm sao. Chị muốn mang con theo cùng mình. Chị ngắm con lần cuối trong cơn vật vã bởi thuốc nhuộm tóc, rỗi ép đứa con uống nốt chai thuốc nhuộm tóc còn dang dở. Đứa bé tím tái, lịm dần...
Kể về cái chết của con gái, ông Nguyễn Văn Ngọc nhớ lại: "Khi nghe người thân gọi cho hay cháu Miễn tự tử, vợ chồng tôi sững sờ, chưa dám tin đó là sự thật. Khi đến nơi, thì mới biết con và cháu được chuyển vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu, vợ chồng tôi vào mà lòng đau như cắt khi thấy con gái dại dột cùng đứa cháu ngoại bé bỏng đang nguy kịch tính mạng. Sau 5 ngày cấp cứu các bác sĩ cho biết không thể cứu sống con tôi vì lượng thuốc nhuộm tóc là loại cực độc ngấm sâu vào cơ thể và phá huỷ nội tạng, chỉ cứu sống được con bé Trà My mà thôi".
Lời tâm sự đẫm nước mắt của người chồng
Ngồi bên cạnh ông Ngọc, nghe chồng kể về đứa con gái dại dột mà bà Đào chỉ biết khóc nức nở. Rồi bà Đào mở tủ lấy lá thư đẫm nước mắt mà con gái út gởi lại người thân trước lúc đi xa. Tròn năm nhưng lá thư vẫn còn mới, với nét chữ nguệch ngoạc, nhưng mỗi câu từ đều thấm đẫm bi kịch đắng cay của một đời người. Trong bức thư Miễn viết: "Con bất hiếu mong ba mẹ tha tội, con ra đi con khổ lắm vì chồng con không thương, coi con không ra gì. Con không về với ba mẹ được, làm ba mẹ buồn và lo cho con nữa, con đã có chồng rồi vẫn làm cho ba mẹ buồn phiền... Con nhìn thấy con của con mà đứt ruột đứt gan ra, nó có tội tình gì mà mới nhỏ đã khổ. Vậy cho con mang con con theo chứ không thể rời xa nó được".
Thắp nén hương trên ban thờ con gái mỏng phận, ông Ngọc chua xót nói: "Có lẽ, trong giờ phút hấp hối cái Miễn bỗng nghĩ đến đứa con bé bỏng của mình, không muốn nó phải rời xa mẹ và để khỏi giao núm ruột cho người chồng không ra gì vì sợ con sẽ khổ giống mình. Lúc đầu con gái tôi chỉ định tự tử một mình vì cho rằng chồng ngược đãi và không quan tâm đến mình. Chính những uất ức, kìm nén lâu ngày vì những chuyện xích mích, những lần chồng trở mặt và đuổi ra khỏi nhà khiến con tôi trở nên cùng quẫn, bế tắc, nên muốn được giải thoát. Con tôi đành nhắm mắt ép con uống thuốc để cùng chết, để cùng về thế giới bên kia...".
Trong lúc đưa vợ con đi cấp cứu, Cường không thể tin, không thể hình dung ra được giây phút sinh tử biệt ly này. Trong ngày đưa linh cữu người phụ nữ mỏng phận về nơi an nghỉ, ai ai cũng xót xa khi bóng dáng người chồng, người cha tay ôm di ảnh vợ, tay bồng con thơ cùng đoàn người đưa tiễn.
Anh Cường tâm sự: "Trước lễ sinh nhật con gái mấy ngày, Miễn đòi bán lợn nhưng tôi bảo cứ từ từ bởi có lời đồn rằng cô ấy muốn bán lợn rồi lấy tiền mang về nhà cha mẹ ruột sống. Đến ngày sinh nhật con, tôi có bán một con lợn lấy tiền lo cúng thôi nôi. Đúng là tôi đã ích kỷ vì không đưa tiền cho vợ đi chợ mua đồ cúng, mà tôi tự đi mua. số tiền có được do bán lợn bay vèo theo những cuộc nhậu vô bổ, nghĩ lại mà thương cô ấy tảo tần sớm hôm, chắt bóp đồng tiền thì tôi lại phung phí. Bi kịch lại xảy ra không ai lường trước được. Những ngày đầu mẹ mất, bé Trà My cũng khóc đòi mẹ nhiều lắm nhưng giờ con bé quấn ông bà ngoại, đi đến đâu thì con bé cũng đòi theo. Tôi ở bên này nhà (bên nhà cha mẹ ruột Cường) nhớ con bé nên có qua lại bế con cho khây khỏa, đỡ buồn đau vì mất vợ. Bây giờ cháu được 2 tuổi rồi nhưng nó đâu biết mẹ mất, mà vẫn chỉ tay lên ban thờ và ngắm di ảnh mẹ, nói ngọng nghịu: "Mẹ ơí, mẹ cười với con nhé mẹ!". Thấy cảnh đó, ông bà ngoại bé vô cùng xót xa, tôi cảm thấy ân hận, giá như ngày ấy tôi không hồ đồ, mắng chửi, đánh đập cô ấy, có trách nhiệm với vợ con thì cô ấy đâu phải ra đi tức tưởi, bỏ bố con tôi lạc lõng giữa dòng đời. Hối hận thì cũng đã muộn rồi".
Theo Xahoi
Uống thuốc diệt cỏ sau khi sát hại nữ sinh Cường không khai đã uống thuốc diệt cỏ ngay sau khi giết thiếu nữ 17 tuổi nên không được đưa đi cấp cứu kịp thời khiến thiệt mạng. Ảnh minh họa Trao đổi với VnExpress chiều 9/7, thượng tá Đinh Văn Thảnh (Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Tiền Giang) cho biết Nguyễn...