Cam sành Hàm Yên “lên đời” nhờ phân bón Lâm Thao
Người trồng cam ở Hàm Yên (Tuyên Quang) ngày càng sử dụng phổ biến hơn các loại phân bón hữu cơ và vô cơ, trong đó có NPK Lâm Thao, để bón cho cây cam. Cũng từ đó, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tự hào đã góp phần làm nên thương hiệu vàng của nông nghiệp nước nhà, làm tăng vị ngọt lành cho cam sành Hàm Yên.
Cây xóa đói, giảm nghèo
Nông dân Hàm Yên đang làm giàu từ trồng cam, trong đó có sự góp sức của phân bón Lâm Thao. Ảnh: V.T
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong những năm qua, cam là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân Hàm Yên. Toàn huyện hiện có gần 4.500ha cam với hàng nghìn hộ trồng cam quy mô hàng hóa. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cộng với giống tốt, kỹ thuật chăm sóc tốt là những yếu tố cơ bản làm nên năng suất, chất lượng cam Hàm Yên được cả nước biết đến.
Chị Phạm Thị Hà (ở thôn 65 xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên) là một trong những hộ đã gắn bó với nghề trồng cam lâu năm. Vợ chồng chị đều từ quê lúa Thái Bình lên lập nghiệp ở Yên Lâm từ năm 1979. Hiện tại, anh chị có 8ha cam và 50ha rừng.
Trước đây gia đình chị Hà là hộ nông dân nghèo, thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Nhưng với sự mạnh dạn và năng động, vợ chồng chị đã gây dựng được một mô hình kinh tế tổng hợp thâm canh cây cam, quýt, cây keo và nuôi cá.
Video đang HOT
Biết ứng dụng KHKT vào thâm canh, nên vườn cam của gia đình chị luôn cho sản phẩm chất lượng cao; năm 2014 doanh thu đạt tới 2,4 tỷ đồng. Anh chị có 4 người con, đều được đầu tư ăn học tử tế.
Dù đã lên chức bà ngoại, nhưng ở chị Hà vẫn đậm đà nét duyên gái đất chèo. Chị cho biết, vụ cam này, trang trại cầm chắc sản lượng trên trăm tấn. Giá bán tại vườn cam chanh là 20.000-25.000 đồng/kg. Chị Hà cho biết, mỗi vụ, gia đình chị sử dụng khoảng 50-60 tấn phân hóa học, trong đó một nửa là NPK của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
Chị nói vanh vách cách thức bón phân cho cam như thế nào. Chẳng hạn, với đồi cam 5-6 tuổi như của gia đình, trước lúc cây ra hoa khoảng 4 tuần, bón mỗi gốc từ 0,8-0,9kg NPK-S.M1 12.5.10-14. Cùng loại phân ấy, sau đậu quả và phát triển, bón tiếp 0,8-0,9kg; một tháng trước thu hoạch bón tiếp cho mỗi gốc cũng từng ấy. Như vậy, quả cam sẽ to, đều, nhiều nước và ngọt hơn.
Thấy chúng tôi ngạc nhiên về hiểu biết kỹ thuật của chị chủ vườn, người hàng xóm thấy có khách cũng sang chơi và góp lời cho biết thêm: Anh Trình Ngọc Huynh – chồng chị Hà – mới là lão nông đích thực. Gia đình cô Hà là 1 trong 10 hộ nông dân của huyện Hàm Yên đựơc công nhận danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương. Anh Huynh từng được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân. Tại Festival trái cây lần thứ nhất, anh Huỳnh được tuyên dương là “Nhà vườn sáng tạo”; năm 2013 được vinh danh là “Thần nông”, năm 2014 lại được nhận giải thưởng “ Sao Thần Nông – cho mùa bội thu”. Chúng tôi mừng thầm vì gặp được “vua cam” ở đây.
Nhiều triệu phú trồng cam
Cũng nhờ chuyến lên Yên Lâm (Hàm Yên) lần này, chúng tôi còn biết đến một triệu phú khác của xã này là ông Tướng Văn Tề, người dân tộc Dao, ở thôn Ngõa. Hiện nay gia đình ông có 7.000 gốc cam. Với việc ông luôn thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật chăm sóc, biết sử dụng phân bón Lâm Thao đúng lúc, đúng cách, vườn cam của gia đình năm nào cũng đạt năng suất, sản lượng cao, quả đều và ngọt. Vụ cam năm trước, ông Tuyền thu hơn 160 tấn quả, bán được hơn 2 tỷ đồng.
Có nhiều gia đình sản xuất lớn như chị Hà, ông Tuyền nên cả xã Yên Lâm là một vùng cam với diện tích tới 353ha – một trong những nơi trồng nhiều cam nhất huyện Hàm Yên. Một đoạn Quốc lộ 2 phía bên dưới cầu Lạ đã hình thành chợ cam sầm uất. Ô tô, xe máy về xuôi đều rẽ vào đây để mua cam. Nhìn từ trên cầu, dọc hai bờ suối Lạ, xanh ngút ngàn cam. Nối liền một mạch từ Hàm Yên về Đoan Hùng, theo Quốc lộ 2, đâu đâu cũng là cam và bưởi.
Cùng với cây chè, cam và bưởi đang là cây trồng hàng hóa chủ lực của nông dân các tỉnh vùng trung du, miền núi Tuyên Quang, Phú Thọ.
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) mới của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là ông Đỗ Quốc Hội (sinh năm 1960, quê quán Phú Thọ), trình độ chuyên môn thạc sĩ Công nghệ Hóa học.
Ông Phạm Quang Tuyến (thứ hai bên trái) tặng hoa cho tân Chủ tịch HĐQT Đỗ Quốc Hội (thứ ba bên trái). Ảnh: P.V Thực hiện Công văn số 1090/HCVN-HĐTV, ngày 11.8.2016 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (HCVN) về việc thay đổi người đại diện phần vốn Tập đoàn tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, ông Nguyễn Văn Thiệu thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty nhiệm kỳ 2015-2020; cử ông Đỗ Quốc Hội – Trưởng ban Hóa chất cơ bản và Hóa dược Tập đoàn HCVN là người đại diện phần vốn Tập đoàn tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, nhiệm kỳ 2015-2020. Giữa tháng 8, tại Công ty, HĐQT Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã họp, bầu bổ sung thay thế thành viên HĐQT. Theo đó, ông Đỗ Quốc Hội – người được Tập đoàn HCVN cử đại diện phần vốn Tập đoàn tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao được HĐQT công ty nhất trí bầu làm thành viên HĐQT và giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nhiệm kỳ 2015 – 2020, từ ngày 19.8.2016. Phát biểu tại buổi nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT, ông Đỗ Quốc Hội cảm ơn sự tín nhiệm của các thành viên HĐQT đã dành cho mình. Ông Hội cam kết và mong muốn trong thời gian tới nhận được sự ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban điều hành công ty; các phòng, ban, xí nghiệp thành viên trong toàn công ty để ông hoàn thành tốt nhiệm vụ và cùng tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ, người lao động đưa công ty vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016 và các năm tiếp theo. Cũng tại hội nghị này, ông Phạm Quang Tuyến -Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty và HĐQT, Ban kiểm soát công ty bày tỏ lời cảm ơn ông Nguyễn Văn Thiệu – nguyên Chủ tịch HĐQT về những đóng góp của ông trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty.
Phạm Việt
Theo Danviet
Bảo vệ đất trồng bằng phân bón cân đối
Việt Nam có bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người rất thấp, nên những năm qua trong bón phân rất chú trọng bón đủ N, P, K để đạt năng suất cây trồng cao.
Sau nửa thế kỷ sử dụng phân khoáng (bắt đầu sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ 20) chú trọng cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, đất trồng dù có tiềm năng các nguyên tố trung lượng cao cũng suy thoái rất nhiều do bị cây trồng khai thác liên tục mà không được trả lại bằng phân bón.
Phân bón Lâm Thao rất thích hợp với cây ngô. Ảnh: H.V
Vì vậy, đã đến lúc rất cần bón phân chứa đủ không chỉ N, P, K mà còn các nguyên tố trung lượng (S, Ca, Mg, Si) cho cây trồng, vì chúng trở thành thiếu và hạn chế năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng rõ dù các chất đa lượng (N, P, K) đã được cung cấp đủ... Kết quả thực nghiệm bón phân đa yếu tố có chứa đủ N, P, K, Ca, Mg, S, Si cho lúa trên 2 loại đất phù sa và xám bạc màu ở đồng bằng sông Hồng trong 2 vụ xuân và mùa năm 2015 làm tăng năng suất lúa trung bình 1,105 tấn thóc/ha (39,7 kg thóc/sào) so với bón phân đa yếu tố chỉ chứa N, P, K cùng lượng tối thích kinh tế.
Để thực sự giúp nông dân bón phân cân đối và hợp lý một cách đơn giản và hiệu quả, nhà sản xuất phân bón cần phối hợp với nhà khoa học nghiên cứu sản xuất các phân đa yếu tố chuyên dùng cho từng cây trồng nhằm cung cấp đủ không chỉ về chủng loại (đa, trung, vi lượng) mà còn đúng lượng (tối ưu kinh tế) các chất dinh dưỡng thiết yếu, phù hợp với đất, khí hậu, kỹ thuật canh tác, giá nông sản và phân bón.
Việc sản xuất phân đa yếu tố chuyên dùng (ĐYTCD) cần đảm bảo mỗi thời kỳ bón cho một cây trồng cụ thể chỉ cần dùng 1 dạng phân ĐYTCD một hạt với một lượng bón cụ thể, để giúp người sử dụng vừa đơn giản, tránh thừa hay thiếu dinh dưỡng khi bón phân vừa tạo tương tác tốt của các chất dinh dưỡng khoáng tới cây trồng để nâng cao hiệu quả phân bón và sản xuất. Đây cũng chính là các phân ĐYTCD mà Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao đang sản xuất, với hàng chục dạng, loại phân ĐYTCD cho việc "khép kín" sử dụng cho các loại cây trồng. Để làm được điều này công ty luôn quan tâm đầu tư và phối hợp với các nhà khoa học để hoàn thiện sản phẩm phân bón.
Từ năm 2012 tại công ty ngoài phân lân supe còn sản xuất phân lân nung chảy, tạo khả năng phối trộn 2 dạng phân lân này để sản xuất các phân đa yếu tố Lâm Thao có nhiều ưu điểm khác biệt: Không chỉ có N, P, K với ưu điểm của 2 dạng lân dễ tiêu mà còn có đủ các chất trung lượng S, Ca, Mg, Si thiết yếu nhưng hầu như không làm tăng giá thành phân bón.
Như vậy bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng bằng phân đa yếu tố chuyên dùng có chứa đủ các chất đa lượng (N, P, K), trung lượng (Ca, Mg, S, Si) và vi lượng là cách sử dụng phân bón vừa rất hiệu quả trong việc đạt năng suất cây trồng cao, phẩm chất tốt, giảm thiểu sâu bệnh hại và chi phí sản xuất; vừa đơn giản trong sử dụng do mỗi thời kỳ bón chỉ cần dùng một loại phân ĐYTCD với một lượng bón cụ thể. Tuy nhiên bà con nông dẫn cần lựa chọn phân bón từ các cơ sở sản xuất phân bón có uy tín và có điều kiện sản xuất ra các phân bón ĐYTCD nêu trên.
Theo Danviet
Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao tri ân khách hàng Nhằm tri ân hệ thống phân phối và các đơn vị vận tải sản phẩm, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất (PP&HC) Lâm Thao đã tổ chức hội nghị khách hàng năm 2016; sơ kết, đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm 7 tháng đầu năm, đề ra các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy...