Cảm phục đôi vợ chồng mù nuôi hai con ăn học thành tài

Theo dõi VGT trên

Cùng cảnh ngộ bị mù từ nhỏ, ông Rết và bà Nhàn kêt duyên vợ chồng, cùng nương tựa vào nhau để sống. Bât châp sô phân, họ đã lo cho hai con ăn học nên người bằng những đông tiên lương thiên.

Một ngày đầu tháng 7, PV Dân trí đến ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, hỏi thăm nhà hai vợ chồng ông Lưu Xà Rết và bà Trương Thị Nhàn. Ở xã vùng sâu này, vợ chồng ông Rết – bà Nhàn rất nổi tiếng bởi cả hai người đều bị mù nhưng lại nuôi dạy được 2 đứa con gái ăn học thành tài.

Cảm phục đôi vợ chồng mù nuôi hai con ăn học thành tài - Hình 1

Đôi vợ chồng mù: ông Lưu Xà Rết và bà Trương Thị Nhàn.

Cưới nhau để dựa nhau mà sống

Ông Rết (69 tuổ.i) sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Xà Phiên, huyện Long Mỹ. Năm lên 4 tuổ.i, sau một lần bị bệnh đậu mùa, ông đã không thể nhìn thấy ánh sáng. Bà Nhàn (65 tuổ.i, quê Bạc Liêu) cũng bị mù sau một cơn bạo bệnh khi mới 13 tuổ.i.

Trò chuyện với PV Dân trí, vợ chồng ông Rết – bà Nhàn cùng cho biết, do bị mù từ nhỏ nên mọi sinh hoạt của ông bà chỉ biết dựa vào cảm giác quen thuộc của bản thân để có thể sinh hoạt như mọi người. Ông Rết chia sẻ, có lẽ ông trời thương tình khi mà những năm tháng còn chiến tranh, bao trận bom rơi, đạn lạc đã không lấy đi được tính mạng của ông.

Không nhìn thấy là một nỗi thiêt thòi quá lớn. Nhưng điêu đó không quât ngã được ông Rết, bà Nhàn. Và rồi duyên phận đã gắn kết ông bà lại với nhau. Ngày ấy thấy ông Rết tuổ.i đã cao, mắt lại mù nhưng luôn cần mẫn, một người quen đã giới thiệu bà Nhàn cho ông với những lời khen ngợi “cô Nhàn tuy mù nhưng giỏi giang, lại đảm đang, tháo vát”. Tuy vậy, để đến được với nhau, hai người cũng trải qua không ít trăn trở. “Lúc ấy tôi không hề có niềm tin vào chuyện dựng vợ gả chồng này. Một người mù sống đã có biết bao nhiêu vất vả, giờ hai người không thể nhìn thấy thì chúng tôi phải bám víu vào nhau như thế nào”, ông Rết nói.

Ông Rết cho biết, lúc đầu, ông chỉ nghĩ đến chuyện bà Nhàn và ông kết nghĩa làm anh em chứ không nên kết duyên vợ chồng. Nhưng rồi, bằng linh cảm của người cùng cảnh ngộ, bà Nhàn đã “thu phục” được ông bằng một lời… chắc như đinh đóng cột, bà nói: “Cả tôi và ông đều mù, về già nếu không dựa dẫm nhau để sống thì còn biết dựa vào ai”.

Thế là đám cưới của hai con người mù ấy diễn ra trong sự mừng tủi của hai bên gia đình. Ông bà dắt nhau về ra mắt hai bên nội ngoại rồi cùng nhau lợp mái nhà nhỏ che nắng che mưa sống qua ngày. May mắn là trước khi lấy ông Rết, bà Nhàn có học nghề làm men nấu rượu từ người quen nên cuộc sống mưu sinh của vợ chồng bà chủ yếu là công việc này cho đến nay. Dù cực khổ nhưng hai ông bà đều muốn tự mình kiếm sống, không muốn dựa dẫm nhờ vả nhiều đến ai.

Cho con đi học để bù đắp thiệt thòi

Lấy nhau về được một năm thì hai ông bà đón niềm vui rất lớn đó là sự chào đời của cô con gái Hữu Nhân, và hai năm sau thêm đứa con gái thứ Ái Nhân ra đời. “Lúc đó không thể nhìn thấy con, chỉ nghe tiếng con khóc rồi đưa đôi bàn tay sờ sờ nắn nắn con, tôi vui hết biết”, bà Nhàn chia sẻ.

Video đang HOT

Bà Nhàn cho biết thêm, niềm vui cũng chóng qua khi nỗi lo không biết phải chăm sóc con cái như thế nào cứ làm bà thấp thỏm. “Nhưng rồi được sự giúp đỡ của bà con, tôi cũng quen dần và hai đứa con đều lớn lên mạnh khỏe, xinh xắn, ngoan hiền”, bà Nhàn tự hào.

Hai đứa con ra đời, thêm gánh nặng miếng ăn đè lên đôi vai của đôi vợ chồng mù. Nhưng nghĩ đến tương lai hai đứa con, ông bà nhất quyết cho con đến trường đi học dù vợ chồng có vất vả nhiều thêm nữa. Khi con gái lớn Hữu Nhân đến tuổ.i đi học, cứ sáng sáng ông lại dắt con ra đứng trước cửa nhà hễ có ai đi qua thì nhờ họ dẫn con đến trường rồi sau đó thì con nó nhớ đường và tự đi. Còn cô em gái Ái Nhân lớn lên đi học thì đã có chị gái chăm lo. Tuy còn nhỏ tuổ.i nhưng hai chị em biết đảm đang mọi chuyện trong nhà, luôn cố gắng học tập sao cho thật tốt và rất yêu thương cha mẹ.

Cảm phục đôi vợ chồng mù nuôi hai con ăn học thành tài - Hình 2

Ngoài việc học, con gái út Ái Nhân (trái) về nhà giúp đỡ cha mẹ những công việc thường ngày.

Nói đến chuyện cho con đi học, ông Rết bộc bạch: “Đời mình đã không có tương lai nên tất cả những tốt đẹp đều dành cho con để bù đắp cho chúng nó thiệt thòi khi sinh ra trong gia đình mà cả cha lẫn mẹ đều bị mù. Cho con đi học cho bằng bạn bằng bè, cho chúng thấy sự yêu thương, vất vả của cha mẹ để chúng cố gắng vươn lên sau này có thể nên người như cái tên của cả hai chị em nó”.

Thấy được sự khó nhọc của cha mẹ, vượt qua mặc cảm gia đình, bằng tất cả cố gắng của mình, hai chị em Hữu Nhân, Ái Nhân đều học rất tốt. Cô chị Hữu Nhân đã học xong trung cấp, hiện đang làm viêc tại Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ và tiếp tục học liên thông lên đại học; còn cô em Ái Nhân cũng vào được đại học và đang là sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ.

Em Ái Nhân cho biết, hiểu rõ thu nhập chỉ khoảng 500- 600.000 đồng/1 tháng từ tiề.n bảo trợ xã hội và tiề.n gia đình kiếm được là không đủ cho hai chị em có thể trang trải chuyện học tập nên suốt những năm học, hai chị em vừa phải đi bán vé số để kiếm thêm tiên phụ giúp cha mẹ.

Trong căn nhà tình thương được dựng lên cách đây hơn 10 năm, hiện đã xuống cấp, hai vợ chồng mù ông Rết- bà Nhàn và hai đứa con gái vẫn kiên trì đâu tranh với khôn khó. Ngày ngày ông Rết dù đã sắp 70 tuổ.i vẫn lội qua sông đốn lá về sửa cho ngôi nhà chưa bao giờ được nguyên vẹn của mình với ước mong…trời mưa không bị dột nước. Còn phía nhà sau căn bếp ọp ẹp, bà Nhàn lại tất bật với nồi men rượu và lo cho 2 con heo trong chuồng. “Những công việc mưu sinh hàng ngày này, đối với vợ chồng tôi là tương lai dành cho đứa con gái út vẫn còn 3 năm học đại học nhưng cũng không biết lo được đến đâu nữa”, bà Nhàn tâm sự.

Cảm phục đôi vợ chồng mù nuôi hai con ăn học thành tài - Hình 3

Mong muốn lớn nhất của đôi vợ chồng mù là lo cho con gái út học xong đại học nhưng sợ không thể lo nổi vì tuổ.i đã cao. (Ảnh: Lương Thủy)

Hai vợ chồng ông Rết- bà Nhàn cũng đã ở cái tuổ.i xế chiều, khi được hỏi mong ước lớn nhất của mình, ông bà lặng lẽ đưa đôi mắt mù hướng về con gái út, mò mẫm tìm bàn tay con mình nắm chặt rồi nói: “Mong sao vợ chồng tôi được khỏe mạnh để có thể lo cho đứa con gái út học xong đại học. Nhưng giờ chúng tôi cũng đã già rồi sợ không còn đủ sức lực để nuôi nó nữa nên vợ chồng tôi cũng mong ai đó giúp đỡ thêm, được nhìn thấy chúng nó trưởng thành thì chúng tôi mới an tâm”. Nói đến đây chúng tôi chợt thấy đôi mắt không còn mở của ông bà như đang dâng lên một ánh cười hạnh phúc.

Theo Dantri

"Liệt sĩ trở về" tâm sự trước giờ phẫu thuật

"Chú là lính, nhớ nhé. Chú nói thật chứ không phải khùng đâu. Nói với đơn vị rằng chú là một người lính đã hoàn thành trách nhiệm" - Đêm trước ngày vào phòng phẫu thuật, ông Phan Hữu Được đã có những phút trải lòng chất chứa nhiều tâm sự.

"Tôi đã hoàn thành xong vai trò của mình"

Trong suốt mấy chục năm lưu lạc trên đất Tây Ninh, ông Được đã nhiều lần nói với mọi người về thân phận của mình nhưng hầu như không ai bận tâm đến lời nói của một ông già ngẩn ngơ. Trong suy nghĩ của mọi người, ông chỉ là một "kẻ khùng vô gia cư".

Liệt sĩ trở về tâm sự trước giờ phẫu thuật - Hình 1

Ông Được và đồng đội cùng khóc khi nhận ra chiếc võng năm xưa

Ông Ngô Văn Đào kể, những lần uống rượu hoặc bị ai bắt nạt, "Năm khùng" thường vỗ vào ngực và bảo" tao là lính nè" nhưng nghĩ ông khùng khùng nên không ai tin. Bây giờ bình tâm lại mới biết, hóa ra lúc đấy là những lúc ông không khùng.

Một thanh niên can đảm đã từng "trả vợ", thay tên, đổi tuổ.i chỉ để được ra chiến trường, vậy mà trong những phút giây hiếm hoi tỉnh táo thời bình, lại không thể khiến ai tin ông là lính.

Bên giường bệnh, những lúc tinh thần phấn chấn, ông đã kể lại những tâm tư trong mấy chục năm lưu lạc. Từng có người nghe ông bảo là lính, những vết thương trên cơ thể là do chiến tranh, đã xui ông lên chính quyền địa phương trình bày để được hưởng chế độ. Ông nghe vậy thôi chứ trong lòng nghĩ: "Mình đi chiến đấu tự nguyện cho đất nước, có ai bắt đâu. Mình bị thương thì phải chịu, có gì to tát. Bị thương mà không chế.t là tốt rồi. So với bạn bè thế là may mắn quá". Tự cho mình là người may mắn so với biết bao đồng đội đã hy sinh, vì thế, ông - một người lính bước ra khỏi cuộc chiến trong cảnh không quê hương, không người thân, không cơm no suốt 40 năm - chưa một chút suy bì.

Ông đã tự chọn lý tưởng chiến đấu và tự đặt vào trái tim biết nói lời yêu nước nồng nàn một sứ mệnh mang tính định mệnh.

Ông chia sẻ: " Bọn chú xác định vai trò của mình là chiến đấu để đất nước hết giặc. Sau này hết chiến tranh là coi như đã hoàn thành trách nhiệm. Vai trò của mình đã xong. Sống hay chế.t thì cũng không ân hận nữa".

Liệt sĩ trở về tâm sự trước giờ phẫu thuật - Hình 2

Một người từng bỏ lại cả thanh xuân và ký ức ở chiến trường, giờ chỉ mong mọi người tin mình là lính

"Nhắn với đơn vị chú là chú vẫn còn sống"

Ông Nguyễn Ngọc Điềm, số nhà 19/59, phố Lê Lợi, Hải Phòng, bạn chiến đấu cùng đơn vi với ông Được, kể, từ ngày biết đồng đội mình còn sống trở về, ông vẫn luôn canh cánh một đề nghị. "Tôi và rất nhiều đồng đội còn sống đều vô cùng nể phục và xó.t x.a trước bạn mình. Được đã không may nắm được chứng kiến giây phút đất nước kết thúc chiến tranh để cầm trên tay tờ giấy xuất ngũ trở về với quê hương gia đình. Đồng chí ấy, 40 năm qua chưa một lần được xuất ngũ. Không phải chiến đấu với bom đạn kẻ thù thì lại phải đối mặt với bệnh tật, đói rét, cô đơn. Hai trận chiến ấy đều cam go, khốc liệt như nhau. Liệu có bù đắp nào xứng đáng cho người đồng đội anh hùng của chúng tôi?".

Còn ông Nhữ Hồng Doanh, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, người biết rõ nhất việc ông Được nằm trong diện miễn nhập ngũ nhưng vẫn thay họ, đổi tuổ.i để tráo hồ sơ xin đi bộ đội, nói: "Ngày nhập ngũ tôi và ông Được cùng đi, nhưng khi tôi trở về thì đồng đội tôi đã thành liệt sĩ. Tôi mang ba lô, cầm theo tờ giấy phục viên về quê xây dựng hạnh phúc trong niềm vui đoàn tụ. Người mẹ già của Được thì phải nhận tờ giấy báo tử mà không biết thân xác con mình nằm lại nơi đâu".

Thiếu tướng Trần Đình Huy, Cục Trưởng Cục Trinh sát - Bộ đội biên phòng đã cùng nhiều đồng nghiệp về tận Tiên Lãng thăm ông Được, thể hiện lòng mến phục với người lính của những năm tháng không thể nào quên. Ông Được đã được họ khoác cho chiếc áo xanh của người lính.

Liệt sĩ trở về tâm sự trước giờ phẫu thuật - Hình 3

Ông Được được khoác lại chiếc áo lính

Một thanh niên xung phong của 43 năm về trước đến tận bây giờ mới được ghi tên vào danh sách những cựu thanh niên xung phong Việt Nam còn sống. Khi được cầm tấm thẻ chứng nhận thanh niên xung phong trên tay, ông Được bật khóc. Mới đây ông cũng được cấp lại chứng minh nhân dân và một cuốn sổ hộ khẩu ghi mỗi tên ông. Tất cả những điều đó giúp ông Được từ một "Năm Khùng", "Năm Cô Đơn" thành một công dân có tên tuổ.i, quê hương...

Tối qua, trước lúc chia tay chúng tôi để chuẩn bị đi nghỉ lấy sức cho ca mổ sắp tới, ông níu bàn tay tôi dặn dò: "Chú là lính, nhớ nhé! Chú chiến đấu ở đoàn 340, đoàn Trường Sơn, Cục Hậu cần miền B2 đấy. Đồng đội chú đã chế.t nhiều lắm... Chú nói thật đấy, không phải khùng đâu".

"Chú không cần tiề.n, không cần ăn ngon đâu, chú chỉ cần mọi người đừng gọi chú là khùng mà hãy gọi chú là lính. Cấp trên của chú là ông Đỗ Chính đấy. Cháu hãy nhắn giúp với đơn vị chú là chú còn sống đây nè. Chú là một người lính đã hoàn thành trách nhiệm. Chỉ cần vậy thôi" - Từng câu nói day dứt như xát muối vào lòng người nghe!

Trao đổi nhanh với Thiếu tá Ông Vĩnh Hòa, phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 384, binh đoàn 12 (tiề.n thân của đoàn 559, đơn vị cũ của ông Được), chúng tôi nhận được một thông tin đáng mừng. Thiếu tá Hòa cho biết: "Nguyện vọng của ông Được sẽ nhanh chóng được đơn vị đáp ứng. Qua rà soát ban đầu, chúng tôi đã tìm được tên ông trong danh sách những người lính từng tham gia chiến đấu của đơn vị. Tôi đã báo cáo cấp trên để chỉ đạo tiếp tục việc rà soát lại hồ sơ sâu hơn nhằm có thông báo chính xác sớm nhất về đơn vị mà ông Được chiến đấu trước lúc "hy sinh". Ông ấy mãi là một người lính".

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024

Tin đang nóng

Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều
23:20:55 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Vợ muốn diện bikin.i nhưng ngại ánh mắt dòm ngó, đại gia Dubai mạnh tay chi 50 triệu đô mua đứt đảo riêng tặng nàng
18:56:32 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024
"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường
19:48:18 29/09/2024
'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo
22:11:27 29/09/2024

Tin mới nhất

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh

Sao châu á

23:26:37 29/09/2024
Trong những bức ảnh cũ đang được dân cư mạng truyền tay nhau, Triệu Lệ Dĩnh thời còn phèn có ngoại hình kém sắc, đường nét trên gương mặt chưa thực sự nổi bật.

Vợ cũ Bằng Kiều: "Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ"

Sao việt

23:18:15 29/09/2024
Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ, không ai làm lại được anh ấy. Anh Hoài Linh thuộc lời quá nhiều bài hát, không ai thuộc nhiều như anh ấy.

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.