Cảm phục cậu học sinh khiếm thị, mồ côi cha mà vẫn học giỏi

Theo dõi VGT trên

Đang học lớp 3 chẳng may em bị tai nạn cướp đi đôi mắt, đến lớp 5 bố qua đời vì mắc bệnh ung thư, nhiều năm qua với nỗ lực vươn lên trong học tập, Triệu Hà Duy trở thành tấm gương nghèo vượt khó, đáng nể phục cho bạn bè noi theo.

Mắt mù, hiếu học, giỏi việc nhà

Men theo con đường nhỏ mấp mô lởm chởm những cục đá dưới cái nắng chang chang , chúng tôi tìm đến gia đình em Triệu Hà Duy ở xóm người Tày Nà Cúm thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng).

Bước vào căn nhà gỗvách đất thủng lỗ chỗ, nắng xiên mờ ảo hắt vào buồng loang lổ, Duy ngồi bên bậc thềm, tựa người vào cái cửa sổ trơ trọi mỗi cái khung, được che tạm bợ bằng tấm nylon tránh gió lùa. Em khe khẽ rút bớt củi lắng tai nghe nồi cơm sôi lục bục. Mọi động tác thành thạo như một người sáng mắt.

Cảm phục cậu học sinh khiếm thị, mồ côi cha mà vẫn học giỏi - Hình 1

Tuy bị khiếm thị nhưng Duy luôn có nghị lực vươn lên và ý thức tự học

Hôm nay, một mình em ở nhà,mẹ đi làm đồng chưa về. Nhà có hai anh em, là con cả, mọi công việc em đều phải đỡ đần.Duy phải thay mẹ trông em, sờ vào môi vào miệng để bón cháo, đút bột cho em không rơi vãi ra một thìa. Những lúc em ngằn ngặt khóc vì khát sữa, Duy cõng em ra tận đám ruộng nơi mẹ đang gặt để bú rồi lại cõng về. Nấu cơm, quét nhà, rửa bát, giặt quần áo… tất tật em đều làm thành thạo.

Đi làm đồng về, chị Nông Thị Hương rót nước mời khách, chị ngoái lại nhìn con đang ngồi học bài, mắt chị rơm rớm nước mắt giãi bày: “Sinh ra cháu là một đ.ứa t.rẻ lành lặn nhưng đến năm học lớp 3 bị tai nạn nổ kíp mìn, cướp đi đôi mắt của cháu. Năm học lớp 5, bố cháu đột ngột mắc bệnh ung thư qua đời, vất vả khó khăn một mình tôi phải gánh vác việc nhà, lắm lúc tôi muốn cho cháu nghỉ học nhưng nghĩ lại không đành”.

Nhàchị Hương còn bốn nhân khẩu, mẹ góa, hai con thơ và bà mẹ chồng thường xuyên đau yếu. Gia cảnh nhà chị chẳng có gì ngoài 3 sào ruộng, 3 con lợn đang chăm và một chiếc xe máy cũ.

Ngày bố mất, trong ngôi nhà huếch hoác trống, mịt mờ khói nhang, Duy gục đầu xuống quan tài nức nở khóc, cạnh đó đứa em nhỏ 2 t.uổi vẫn loăng quăng chạy quanh, hồn nhiên cười đùa.

Buổi chiều, khi việc tang lễ còn đang bấn, thấy Duy nhăm nhăm tìm cái dùi viết chữ nổi Brai để chuẩn bị đi học như mọi ngày, mẹ em mới bảo: “Con ơi, bố mất rồi, xong việc tang con hẵng đi học”. Duy chợt tỉnh rồi òa khóc. Trong trí óc non nớt của em chưa thể phân biệt được mọi thứ rành mạch giữa việc cha mất và việc nghỉ học ở nhà.

Video đang HOT

Nghị lực chiến thắng bóng tối

Cô Hoàng Thị Hồng Hảo, giáo viên của Duy từ hồi lớp 2 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Khê, cho biết: “Nhà nghèo đôi mắt không nhìn thấy gì nhưng Duy luôn nỗ lực vươn lên trong học tập, từ lớp 1 đến lớp 5 em đều là học sinh giỏi, được nhà trường bồi dưỡng”.

Cô giáo Hảo tự hào: “Ham học nên những lần ốm, Duy không chịu báo nghỉ mà vẫn đều đặn đến lớp. Cô giáo rất tinh, nhìn vào rỉ mắt của em đùn ra nhiều, vẻ uể oải lúc ngồi bàn là biết em gượng học. Cô khẽ đặt bàn tay mát lạnh như nước suối xuống cái đầu đang hâm hấp sốt của Duy, dịu dàng hỏi: “Em ốm à? Mẹ đã cho uống thuốc gì chưa? Tí cô mua thuốc cho nhé!”.

Cô giáo Hảo nhớ lại lúc mình xung phong dạy em mà vẫn hoang mang không hình dung nổi việc truyền đạt kiến thức cho học sinh khuyết tật phải như thế nào. Đi tập huấn ở tỉnh, cô phải tự bịt mắt mình bằng tấm vải đen để trải nghiệm cảm giác của một người mù. Cô lọc cọc tập cách đi lại bằng gậy dò đường, mò mẫm lên xuống từng bậc cầu thang, rờ rẫm học nhận biết từng mặt chữ nổi Brai…

Những giờ học văn, học sử không quá khó nhưng nan giải nhất là những tiết học hình. Đối với học sinh sáng mắt lắm lúc hình học còn là một cực hình chứ chưa nói đến học sinh khiếm thị như Duy. Cô phải lấy gỗ, lấy tăm xếp lại rồi gắn bằng keo cho học sinh sờ để hình dung thế nào là tam giác, tứ giác, hình vuông, hình tròn. Cắt xốp cho học sinh sờ theo mép để tưởng tượng ra các hình trong không gian…

Nông Văn Luận, bạn ngày ngày dắt Duy đi học, đọc đề trên lớp để cho Duy, nghe Duy giảng giải cho những bài toán khó. Đôi bạn gắn với nhau như hình với bóng, kể cả lúc đi vệ sinh. Duy làm văn rất hay, bài toán nào hóc búa cả lớp ngồi cắn bút là chỉ có mình Duy giải được.

Bài tập làm văn tả về một người thân, Duy viết về cô giáo Hảo với những dòng chữ tri ân như thế này: “Nhiều lúc em cảm giác cô như là mẹ hiền của em. Cô đã cho em nhiều không đếm được kiến thức, dạy cho em lẽ sống ở đời. Cô cho em quần áo để mặc. Cô cho em đi cắt tóc. Gần đây nhất cô đã đưa em lên trên tỉnh tham dự liên hoan học sinh nghèo vượt khó, cô còn đưa em đi nhà bạn em chơi. Cô đưa đi rồi đưa về đến tận nhà”.

Chia tay em khi trời đã ngả về chiều, Duy lại nhóm bếp chuẩn bị nấu bữa cơm tối, khói bếp bay lên nhen vào trong gió, em cất cao bài hát “Đất nước mến thương”. Những lời ca trong sáng, những thanh âm da diết cất lên từ thanh quản giữa buổi chiều khiến người nghe chợt nghèn nghẹn: “Cha mẹ cho em một hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức. Và theo tháng năm em lớn lên. Ai cũng mong sau em thành người. Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời. Em chỉ thành người khi em sống với quê hương. Dạt dào tình yêu, một đất nước mến thương. Đất nước mến thương cho em thành người…”

Theo Gia đình Việt Nam

Kì diệu: Cậu bé bò bằng 2 tay đến trường

Với đôi chân tật nguyền, chỉ nặng 23 kg, nhưng bằng nghị lực phi thường, Lầu A Sáng (14 t.uổi, Mộc Châu, Sơn La) đã tìm đến con chữ để hiện thực ước mơ của mình. Sự hiếu học của em làm nên điều kỳ diệu giữa núi rừng Tây Bắc.

Đi học bằng tay

Vượt con đường rừng gần 200km, tôi tìm về tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Cờ Đỏ (Mộc Châu) để gặp Lầu A Sáng. Hỏi về em, các bạn học cùng trường ai cũng biết. Cứ mỗi sáng, các bạn thấy một cậu bé, bò bằng 2 tay đến trường. Trưa cậu bò ra cổng trường ngồi đợi. Có những hôm, nắng gắt hay trời đông gió rét cậu ngồi ngoài cổng trường đã khóa im lìm. Đó là những lúc bố mẹ cậu đi làm nương xa, không kịp đón giờ tan trường.

Kì diệu: Cậu bé bò bằng 2 tay đến trường - Hình 1

Sáng bò đi học trên con đường rừng với những hòn đá nhọn, cạnh đá sắc

Ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp Sáng, đó là cậu bé gầy yếu nhưng có đôi mắt lanh lợi. Khi tôi gặp, cậu ngồi bên bếp nấu cám cho lợn. Sáng là người dân tộc Mông, sinh ra trong gia đình có năm anh chị em. Khi lọt lòng, Sáng bị tật ở chân và một khối u bên mông. Từ khi sinh cho tới năm t.uổi, Sáng đau ốm triền miên, thường xuyên phải đi bệnh viện.

Bệnh của Sáng ngày một nghiêm trọng khi khối u ở mông ngày một to ra, đôi chân nhỏ dần. Năm 2007, gia đình đưa Sáng xuống Bệnh viện nhi Hà Nội để mổ u, còn đôi chân thì không bao giờ lành lặn được nữa, nó bị rò tủy, chỉ điều trị cho đỡ hơn thôi. Sáng còn bị suy thận, đái nhắt, không được chữa trị nên thường xuyên phải mang bỉm.

Khát khao

Năm lên 7 t.uổi, thấy bạn bè cùng trang lứa cặp sách tới trường, Sáng thích lắm. Cậu đòi bố mẹ cho đi học. Nhưng bố cậu không cho đi vì nghĩ: "Ở nhà đã là gánh nặng cho gia đình rồi, đi học tốn kém lắm, vả lại con người ta lành lặn còn ở nhà, con mình tật nguyền thế thì ai đưa đi học mà đòi đi".

"Em muốn đi học vì không muốn mù chữ. Em không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình sau này". Lầu A Sáng

Không được đi học, ngày nào Sáng cũng khóc, không chịu ăn cơm. Thương con, bố Sáng đưa em tới trường xin nhập học vào lớp một. Nhưng trường 19/5 không nhận vì lý do là cả trường gần 600 học sinh nhưng không em nào tàn tật cả, nếu nhận em vào việc giảng dạy sẽ rất khó khăn. Không được nhận, Sáng tự bò tới trường để xem các bạn học. Một cô giáo thương nhận em vào lớp cô, nhưng với điều kiện là sau một tuần em phải biết mặt các con chữ. Sáng học sau các bạn nên qua một tuần cậu không tiếp thu được bài vở. Cô giáo và trường đã trả em về cho gia đình.

Bố Sáng kể: "Thấy con mình ham học, thương con tôi cũng đã đến trường xin cho nó ngồi một góc lớp học không cần ghi vào sổ sách, nhưng nhà trường vẫn không đồng ý. Sáng ở nhà nhìn thấy bạn bè đi học là nó khóc suốt, tôi dỗ mãi không được, may mà hai tháng sau nhà trường đổi ý, cho con tôi đi học lại. Biết được đi học nó mừng lắm, đòi tôi mua sách vở ngay".

Kì diệu: Cậu bé bò bằng 2 tay đến trường - Hình 2

Lầu A Sáng và bố mẹ trước căn nhà của mình

Lúc đầu Sáng được bố mẹ đưa đi học nhưng sau này bận việc nương rẫy nên cậu tự bò đi. Con đường nhỏ hằng ngày em đi học cách trường em hơn 300m, lổn nhổn đất đá. Đôi tay bé nhỏ, non nớt của em bò trên những hòn đá nhọn, cạnh đá sắc cứa tay c.hảy m.áu.

Hết ngày nắng lại ngày mưa, mỗi lần bò về đến nhà là quần áo dính đầy bùn, sách vở ướt hết, còn cặp sách chỉ vài ngày là hỏng vì em không xách được mà phải kéo lê giữa đường. Đã thế, bệnh tật vẫn cứ h.ành h.ạ em. Cứ trở trời, em lại đau đầu, đau chân. Bàn chân trái thỉnh thoảng bị mưng mủ. Nhiều lần em phải vào viện để điều trị. Những người đi đường thấy em ai cũng thương, có người nhìn thấy đã bật khóc.

Vào học muộn hơn các bạn cùng lớp, Sáng tự học lại những chương trình trước. Cứ đi học về là em lấy sách vở ra làm bài tập, ngồi nấu cám lợn cũng mang sách tập đọc. Chỉ trong thời gian ngắn, Sáng đã theo kịp bạn bè.

Trong 5 năm học trường tiểu học 19/5, Sáng vươn lên trong học tập, 4 năm đạt học sinh tiên tiến. Sự cố gắng của em đã được đền đáp. Ngoài thời gian đi học, ở nhà Sáng giúp bố mẹ cho lợn, gà ăn. Có thêm thời gian, cậu khâu vá áo k.iếm t.iền mua sách vở. Sáng rất khéo tay, mỗi tuần em khâu được ba chiếc tay áo, mỗi chiếc bán được 15 nghìn đồng.

Lên cấp hai, cậu phải chuyển đến học trường THCS 19/5. Cậu không thể tự bò đi học được nữa bởi trường cách nhà hơn 3km. Điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn nhưng hằng ngày, bố vẫn đưa đón Sáng đi học bằng xe máy. Những hôm ngày mùa hay lúc bố mẹ đi làm nương xa, không kịp về đón lúc tan trường, Sáng kiên nhẫn ngồi đợi đến chiều.

Tôi hỏi: "Đi học em chịu nhiều vất vả thế mà sao vẫn muốn đi"? Sáng bảo: "Em muốn đi học vì không muốn mù chữ. Em không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình sau này", em nói mà mắt rưng rưng.

Cô Lương Thị Hải, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A3 của Sáng cho biết: "Sáng tuy là học sinh chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng lại có nghị lực vươn lên phi thường. Em là học sinh chăm ngoan. Sáng học giỏi nhất là môn toán. Cuối năm lớp 7, tổng kết toán của em là 8,7. Em là tấm gương sáng để bạn bè học tập. Tôi hy vọng em sẽ thành công sau này".

"Lớn lên em muốn làm gì"? Trả lời câu hỏi này, Sáng không ngần ngại bày tỏ ước mơ của mình: "Em muốn làm kỹ sư điện tử. Nếu là kỹ sư em sẽ có nhiều t.iền để bố mẹ không phải khổ nữa. Em đang cố học thật giỏi để đạt được ước mơ".

Theo Quang Lộc (T.iền Phong)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy nhà ở kết hợp kinh doanh đồ chơi xe điện ở Hà Nội lúc rạng sáng
09:39:13 03/07/2024
Cháy xe bồn chở xăng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, một người không qua khỏi
15:58:27 03/07/2024
Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
15:19:25 03/07/2024
Khách bị ngộ độc, đi cấp cứu sau khi ăn tại nhà hàng buffet có tiếng ở Hà Nội
19:23:08 04/07/2024
2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
19:31:02 04/07/2024
Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
20:14:33 04/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn
09:39:22 03/07/2024
Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
19:11:35 04/07/2024

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Đây mới là nguyên nhân Nine Naphat chia tay Baifern Pimchanok?
19:38:54 04/07/2024
Miss Supranational: Lydie Vũ "đuối sức" lâm thế khó, fan trông chờ cơ hội cuối
17:17:22 04/07/2024
Siêu thảm đỏ BIFAN 2024: Son Ye Jin tái xuất với diện mạo nữ thần, át cả Krystal và loạt nam thần đình đám
19:48:47 04/07/2024
Người đàn ông của Lưu Diệc Phi gây sốt vì đẹp như tài tử, bên nhau gần thập kỉ
21:31:05 04/07/2024
Lí do 2 năm không nhìn mặt nhau của Duy Khánh và Miu Lê
19:17:43 04/07/2024

Tin mới nhất

Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

22:25:23 04/07/2024
Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao

19:27:39 04/07/2024
Chiều 4-7, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hải Phòng cho biết đã bước đầu xác định được nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại Công ty CP đóng tàu Sông Cấm.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ

13:33:54 04/07/2024
Đồng thời rà soát lại các vị trí xung yếu, các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động các biện pháp sơ tán người dân đến các khu vực an toàn khi có lũ lụt xảy ra; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu vực ngập úng, sạt lở để cảnh báo ...

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

08:51:10 03/07/2024
Chính nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, nên ý thức phòng, chống SXH của người dân ngày càng nâng lên.

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống

21:57:54 02/07/2024
Theo báo cáo nhanh của UBND thị xã Sa Pa, chiều 29/6, có 2 cháu bé nghi bị mất tích khi đi bắt cá tại suối Mường Hoa thuộc khu vực thôn Lao Hàng Chải, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và chồng thiếu gia hé lộ hình ảnh con gái đầu lòng

Sao việt

23:16:57 04/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và ông xã Đỗ Vinh Quang vừa tổ chức tiệc sinh nhật 1 t.uổi cho con gái yêu. Ngay lập tức, diện mạo của ái nữ trở thành tâm điểm chú ý.

Trạm cứu hộ trái tim: Tiếc cho 'nữ thần VFC' Hồng Diễm

Hậu trường phim

23:13:06 04/07/2024
Nhiều người thấy tiếc cho Hồng Diễm vì trong sự nghiệp chói sáng của nữ diễn viên, Ngân Hà trong Trạm cứu hộ trái tim có lẽ là một thất bại của cô.

Shuhua (G)I-DLE gây thất vọng với nhan sắc thật

Sao châu á

22:52:05 04/07/2024
Em út nhóm (G)I-DLE gây thất vọng với gương mặt kém thon gọn, đường nét mờ nhạt, điều duy nhất trở thành ưu điểm của cô là làn da trắng.

Diễn viên Diệu Nhi mang kinh nghiệm yêu gần chục năm lên show hẹn hò

Tv show

22:49:09 04/07/2024
Diệu Nhi cho biết cô đã phải vận dụng những kinh nghiệm yêu đương của mình để có thể ngồi vị trí ban bình luận trong show hẹn hò Đảo thiên đường .

Khám phá trọn vẹn thành phố Kuching, Malaysia thông qua những địa điểm

Du lịch

22:37:32 04/07/2024
Kuching, thủ phủ của Sarawak ở Malaysia, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa phong phú. Thành phố này là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá những nét đặc sắc của văn hóa Borneo.

Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen

Thế giới

22:27:35 04/07/2024
Thiết bị không người lái trên biển (USV) được hải quân Ukraine phát triển trong cuộc chiến với Nga là một phần của cuộc cách mạng trong chiến tranh hiện đại.

Cùng MyTV thưởng thức phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 - Em đẹp hơn cả ánh sao

Phim châu á

22:16:01 04/07/2024
Em đẹp hơn cả ánh sao được đ.ánh giá là bộ phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 cũng là bộ phim đang có độ hot lớn nhất vào thời điểm hiện tại.