“Cám ơn mẹ đã đuổi con đi”
“Nếu mẹ chồng bớt ác nghiệt hơn, chắc giờ tôi vẫn đang chịu khổ chứ không được thế này”. Chuyện tái ông thời hiện đại
Hoa, năm nay 37 tuổi, từng cảm thấy đời mình chẳng còn gì để hy vọng nữa, chỉ là sống vì con và nếu chết sớm thì càng sớm được giải thoát. Chị và chồng lấy nhau vì tình, nhưng chỉ sau vài năm hôn nhân, tình cũng hết, nghĩa là nguồn động viên duy nhất giúp chị chịu đựng được sự hành hạ của mẹ chồng đã không còn.
Mẹ chồng là người đã gay gắt phản đối chị về làm dâu, vì chê chị con nhà nghèo, lại từng làm trong quán gội đầu thuê. Trong quan niệm của bà và của nhiều người sống ở miền quê đó, con gái làm trong tiệm cắt tóc gội đầu cũng chỉ là thứ gái mua vui, là bán thân trá hình, cho dù chưa “đi khách” thì cũng đã để cho khối thằng sàm sỡ.
Mẹ chồng công khai ghét bỏ và ngược đãi Hoa ngay từ ngày đầu chị bước chân về nhà. Bà nói là phải dạy dỗ chị. Chẳng ai dám phản đối. Chồng Hoa động viên vợ chịu đựng thử thách, nếu chị cố gắng thì một ngày nào đó sẽ chiếm được cảm tình của mẹ. Chị đã cố chịu đựng, cả việc bị bà đựng đứng bao nhiêu chuyện tày đình để bêu xấu chị trước mặt mọi người, kể cả việc bố mẹ đẻ bị bà xúc phạm. Gần 8 năm làm dâu, chị chưa từng có một ngày yên thân.
Hoa cứ nghĩ mình vì chồng mà cố, nhưng chỉ sau vài năm, chồng chị nghe theo những luận điệu của mẹ, cũng ghét bỏ vợ, nhất là khi nhan sắc của chị héo mòn vì những đày đọa ở nhà chồng.
Rồi anh có bồ, ngang nhiên đi lại với cô ta. Hết lời khuyên van chồng không được, Hoa đành cam chịu. Chị nghĩ, đàn ông ong bướm là chuyện thường, dù sao mình với anh ta cũng đã có với nhau hai mặt con, giờ mình cứ sống với anh ta để con có cha, chỉ cần nuôi con khôn lớn thì khổ mấy cũng cố chịu.
“ Tôi cứ nghĩ, chồng sai rõ ràng như vậy, bố mẹ chồng sẽ phải tử tế với tôi hơn một chút, và như thế thì tôi sẵn sàng làm osin cho nhà họ suốt đời, nhưng không phải”, chị Hoa ngậm ngùi kể. Sự thực là khi Hoa không còn tí giá trị nào với chồng nữa thì mẹ chồng càng hành hạ chị nhiều hơn. Bà sẵn sàng vì một nồi canh hơi nhạt mà túm tóc tát con dâu túi bụi, hay vì chị không kịp mang quần áo của bà vào nhà trước khi trời mưa mà đá liên hồi vào bụng chị.
Video đang HOT
Một buổi tối, vì đau bụng, chị Hoa ra cái quán tạp hóa gần nhà mua lọ dầu gió, tình cờ gặp một người quen ở đó. Vì anh ta cứ nhiệt tình hỏi thăm nên chị buộc phải nán lại trả lời. Chú em chồng đi chơi qua trông thấy, gọi ngay chị dâu về rồi nhỏ to với mẹ. Thế là Hoa bị cả nhà chồng xông vào đánh chửi vì tội “giả ốm trốn đi dan díu với giai”, rồi kéo đến tận nhà mẹ đẻ chị để nhục mạ, rêu rao khắp làng xóm. Chuyện đó như giọt nước tràn ly, lại được gia đình khuyến khích, chị quyết tâm ly dị. Nhà chồng giữ luôn hai đứa con, không cho theo mẹ.
Hoa vào TP HCM kiếm sống và cũng để chạy trốn nỗi đau. Ban đầu, chị làm osin, sau có chút vốn, mở một gánh hàng quà vặt. Ở tuổi 33, chị gặp người chồng hiện tại, người hết lòng thương yêu, chia sẻ với những mất mát của chị. Hai người đã có với nhau một đứa con chung, nay gần 2 tuổi. Một niềm hạnh phúc nữa Hoa không dám mơ đã đến với chị: Khi nhà chồng cũ đánh tiếng với mẹ đẻ, bảo chị về đón con để bố nó lấy vợ mới, chính người chồng hiện tại đã bảo chị đón cả hai đứa vào TP HCM với mình, thay vì nhờ ông bà ngoại nuôi.
Hoàn toàn mãn nguyện với gia đình mới, chị Hoa thấy mình may mắn. Vì nếu mẹ chồng đỡ nghiệt hơn một chút thôi, giờ này chị vẫn kiên trì chịu khổ trong ngôi nhà thiếu tình người kia.
Nhìn cựu con dâu vì hạnh phúc nên đẹp phây phây, lại đẻ được con trai, cựu mẹ chồng cũng có ý hối hận (Ảnh minh họa)
“Cám ơn mẹ đã đuổi con đi”
Cũng chịu cảnh đọa đày ở nhà chồng nhưng Thủy, năm nay 34 tuổi, lại không có gan ly dị. Thủy vốn là cô thợ may có nhan sắc, được nhiều trai làng để ý. Nhưng cuối cùng, chị lại đồng ý lên xe hoa với một người mà mình không yêu, con trai một nhà rất giàu ở thị xã. Anh chàng này nổi tiếng ăn chơi lêu lổng, yêu đương cũng lắm nhưng chẳng muốn lấy vợ. Muốn con trai tu tỉnh, lo chuyện làm ăn, bố mẹ anh ta quyết định cưới cho con một cô vợ ngoan, và Thủy là người được chọn.
Lúc đầu Thủy không đồng ý, nhưng bố mẹ chị ra sức thuyết phục, lại thêm thấy anh chàng cũng đẹp trai nên chị dần xiêu lòng. Nhưng ngay trong những ngày đầu làm vợ, Thủy đã biết mình sai lầm. Chồng chị lấy vợ cho bố mẹ hài lòng, tiếp tục cho anh ta tiền ăn chơi, chứ chẳng coi chị hơn cái thảm chùi chân là bao. Anh ta vẫn chơi bời và cặp bồ với cả tá cô khác.
Được cái bố mẹ chồng ra sức an ủi, xoa dịu nên Thủy vẫn gượng mà sống, bởi dù sao ván cũng đã đóng thuyền. Nhưng đến khi Thủy sinh đứa thứ hai vẫn là con gái thì bố mẹ chồng cũng không còn tử tế với chị nữa. Họ thường xuyên xỉa xói, mắng nhiếc nàng dâu. Họ bắt chị làm mọi việc, hầu hạ mọi người trong nhà từ sáng tinh mơ đến nửa đêm.
Chị bận đến nỗi không bao giờ ăn cơm được cùng cả nhà, mẹ chồng lại cố tình không dành phần thức ăn, thậm chí nhiều hôm ngay cả cơm cũng hết, nếu chị dám nấu thêm thì bị chửi là ăn tàn phá hại, nên đành nhịn đói. Nhà giàu nhưng Thủy không có một đồng nào trong tay, quần áo mấy năm trời không có cái nào mới. Mẹ chồng nói, bà lấy chị về để giúp chồng tiến bộ và sinh con nối dõi tông đường, nhưng chồng chị chứng nào tật nấy, con thì rặt vịt giời, nên chị là thứ vô tích sự, đồ bỏ đi, nuôi chỉ toi cơm. Thủy cắn răng nhẫn nhịn.
Nhưng đến cái hôm chồng dắt gái về nhà thì Thủy không im lặng nữa. Chị đuổi cô gái kia và yêu cầu bố mẹ chồng lấy lại công bằng cho mình. Chồng chị nổi hung, đánh vợ tàn nhẫn trước mặt cả gia đình và cô bồ, không một ai can ngăn. Thủy trách bố mẹ chồng tại sao không can thiệp, mẹ chồng lập tức lồng lên chửi: “ Mày là cái thá gì để tao phải vì bênh mày mà làm khổ con tao? Mày là cái thá gì mà dám mở mồm láo với tao?”. Rồi bà xồng xộc lao vào phòng chị, lôi hết quần áo của mấy mẹ con ra ném vào người chị, đuổi hết ra khỏi nhà.
Thủy đem con về nhà mẹ đẻ. Ít hôm sau, chồng đem đơn ly hôn sang bắt ký, chị xin lỗi, van xin nhưng anh ta dứt khoát chia tay. Thủy đành gạt nước mắt, mở lại tiệm may kiếm tiền nuôi con. “Trời thương nên dù đã lâu không làm nghề, tôi vẫn có nhiều khách, rồi làm ăn phát đạt dần, phải thuê thêm mấy thợ, đời sống của ba mẹ con cũng không đến nỗi”, Thủy tâm sự.
Hai năm sau, Thủy nhận lời cầu hôn của một người đàn ông góa vợ, có một đứa con trai bằng tuổi con gái đầu của chị. Về nhà chồng, chị vẫn mở tiệm may. Ngôi nhà có cả “con anh, con em” ấy luôn rộn tiếng cười. Bố mẹ chồng tuy không ưa nàng dâu mới vì thương con trai mình phải “gánh” thêm hai đứa con riêng của vợ, nhưng vì không ở chung nên không có va chạm. Sau một năm, Thủy sinh thêm một đứa con trai, hạnh phúc của họ càng tròn đầy, bố mẹ chồng cũng thương yêu nàng dâu hơn.
Bây giờ, Thủy béo ra, trông mơn mởn, rạng rỡ, xinh đẹp hơn cả thời con gái. Nhà chồng mới gần nhà chồng cũ nên thỉnh thoảng, chị vẫn gặp những người trong gia đình giàu có mà bạc ác nọ. Chồng cũ của chị đã lấy cô gái kia và đẻ thêm hai đứa con gái, nhưng cô ta không nhẫn nhục như chị, bị bố mẹ chồng chửi thì tốc váy lên mắng lại, còn gọi cả họ đến bênh mình. Họ hàng cô ta toàn đầu gấu nên nhà chồng cũng khiếp.
Nhìn cựu con dâu vì hạnh phúc nên đẹp phây phây, lại đẻ được con trai, cựu mẹ chồng cũng có ý hối hận. Có lần gặp, bà hạ cố hỏi thăm, Thủy trả lời: “Cám ơn mẹ, nhờ mẹ đuổi con đi, con mới có được ngày hôm nay”. Thủy cho biết, sau khi nói mát cựu mẹ chồng được một câu như thế, những nỗi oán hận bấy lâu nay đối với bà cũng tiêu tán hết. Từ đây, chị không nhớ đến những khổ đau cũ nữa, hoàn toàn tận hưởng và vun đắp cho hạnh phúc hiện tại.
Theo 24h
Sau Tết, về tận quê đón ôsin lên
Quen có người giúp việc nên mấy ngày nghỉ Tết, nhiều gia đình bấn loạn vì không biết đối phó với trẻ nhỏ thế nào.
Gọi điện van nài ôsin
Mới hết mùng 6 Tết, chị Hạnh đã lo sốt vó vì con ngày nào cũng quấy, khóc thé lên. Mấy đêm rồi chị đều mất ngủ vì có dỗ thế nào con cũng không nghe. Từ việc ăn mấy giờ, ăn những gì và cách nịnh trẻ ăn chị cũng không thạo như người giúp việc. Cháu không chịu ăn, cứ đòi bà và chỉ theo bà.
Nghĩ đến cảnh ấy mà chị Hạnh chua chát. Ai đời con bây giờ không chịu theo bố mẹ mà chỉ theo người giúp việc. Nhưng biết làm sao được vì lỗi cũng tại anh chị, thời gian rảnh rỗi không có nhiều nên tất nhiên chơi với con cũng chẳng được bao lâu một ngày. Chỉ về nhà chơi với con được chút xíu rồi cháu đã lăn ra ngủ, thế nên thời gian bố mẹ nhìn mặt con ít hơn người giúp việc là cái chắc.
Dù theo đúng lịch bác giúp việc nhà chị được nghỉ tới mùng 9, nhưng bấn quá, chị gọi điện cầu cứu bác lên sớm. Người giúp việc dù có tình cảm với cháu cũng không đành lòng vì nhà còn trăm công nghìn việc. Vả lại, tính là được nghỉ tới mùng 9 nên mọi kế hoạch đã sắp xếp sẵn rồi, khó mà thay đổi. Một năm mới được nghỉ dài dài lại bảo lên sớm thì quả là khó. Nhưng chị không còn cách nào khác vì con chị khóc quá, từ ngày bà giúp việc về cháu gầy đi trông thấy, hai mắt thâm quầng vì không chịu ngủ. Mệt quá chị chỉ biết còn cách này.
Ô-sin thời nay tìm người tin cậy đâu phải dễ (ảnh minh họa)
Nhưng bác giúp việc kiên quyết không lên, bảo cố vài hôm nữa cháu sẽ quen. Chị cũng đã cố rồi đó chứ, cố mãi không được nên hôm nay chị mới đánh liều gọi và van nài bác lên thăm nom con hộ. Thế mà cũng không tài nào lung lay được. Chị Hạnh nghĩ bụng: "Liệu có bận thật không hay người ta làm khó mình?". Gì mà chủ nhà giờ phải van nài ôsin như van nài mẹ chồng, thậm chí còn quá mẹ chồng. Người ta bảo ôsin bây giờ kiêu cũng có cái lý của nó.
Thưởng &'hậu Tết' 5 triệu đồng
... Thế là chị Hạnh bèn thương lượng với bác ôsin sẽ trả thêm cho bác, gọi là khoản &'thưởng hậu Tết' 5 triệu đồng, coi như đó là số tiền cám ơn bác đã lên sớm trông nom con chị. Thật ra người nhà quê bận thật nhưng thấy món tiền ấy hậu hĩnh nên đã xem xét mà bằng lòng. 5 triệu đâu phải số tiền nhỏ, với người làm công chức đã lớn rồi đừng nói tới người đi làm ôsin như bác.
Thế nên, bác giúp việc đành gác lại mọi việc, nhờ mỗi người chút ít rồi lên nhanh thành phố trông con cho chủ nhà. Âu cũng là đôi bên cùng có lợi. Thật tình, bỏ ra 5 triệu chị Hạnh tiếc lắm. Coi như mấy ngày công này quá đắt, trả tận 5 triệu nhưng xót con, chị không đành lòng nhìn con khóc lóc, gầy đi trông thấy. Đã quen bác giúp việc nên không tài nào chị dỗ được. Nếu cứ tiếp tục con sẽ ốm nặng.
Thôi thì thà tiếc vài đồng cũng còn hơn là để con ốm còn xót hơn. Tiền thuốc có khi còn không bõ. Bỗng dưng người giúp việc đã được thưởng Tết to lại kiếm thêm món hời. Thật ra, làm giúp việc đâu phải vất vả, người ta cứ gọi là cái nghề đi phục dịch người khác, cơ cực nhưng bây giờ quan niệm về ôsin đã khác xưa rồi, không còn cảnh phải làm tất tần tật mọi việc nữa. Ngược lại, chủ nhà còn phải chiều và nịnh ôsin ra mặt, nếu không họ &'cao bay xa chạy' ngay.
Theo Eva
Mẹ Tèo mách kế níu giữ ô-sin ngày Tết Nhiều mẹ lo sốt vó vì sợ người giúp việc sẽ về quê luôn sau khi nghỉ Tết. Chuyện người giúp việc sau Tết mất hút, không thấy ló mặt lên nữa là chuyện thường gặp ở nhiều gia đình. Và các chị, các mẹ thường méo mặt vì những tình huống trớ trêu như thế này vì đầu năm bận rộn trăm...