Cảm ơn bộ đội Đồn Biên phòng Tam Hợp
Ở bản Phà Lõm, xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An) có gia đình anh Lầu Bá Thái thuộc diện hộ nghèo của địa phương.
Thực hiện chương trình giúp đỡ các hộ nghèo địa bàn biên giới, Đồn Biên phòng Tam Hợp, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ 10 triệu đồng và huy động lực lượng phối hợp với chính quyền, nhân dân địa phương, ban quản lý bản Phà Lõm giúp gia đình anh Thái xây dựng nhà mới. Ngôi nhà được khởi công xây dựng vào bàn giao cho gia đình đúng kế hoạch.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp giúp dân làm nhà.
Dọn về ngôi nhà mới, anh Lầu Bá Thái xúc động, tâm sự: “Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, để lo cho cuộc sống hằng ngày cũng rất vất vả nên chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc làm nhà. Cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Đồn Biên phòng Tam Hợp đã phối hợp với chính quyền cùng nhân dân địa phương xây dựng cho gia đình tôi căn nhà mới khang trang. Gia đình tôi biết ơn cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp rất nhiều”.
Đại úy Hồ Hữu Nghệ, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Tam Hợp chia sẻ: “Ngoài hỗ trợ tiền mặt, cán bộ, chiến sĩ đơn vị còn phối hợp với địa phương di chuyển vật dụng sinh hoạt của gia đình từ nơi ở cũ đến nơi ở mới theo quy hoạch của địa phương. Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng với quyết tâm giúp gia đình có nơi ăn ở ổn định trước mùa mưa bão, cán bộ, chiến sĩ đơn vị, chính quyền và nhân dân trong xã đã khắc phục khó khăn, giúp gia đình anh Thái sớm hoàn thành nhà mới”.
Bài và ảnh: HẢI THƯỢNG
Theo QĐND
Lòng hồ thủy điện Bản Vẽ trơ đáy, dân vất vả lội bùn mưu sinh
Nắng nóng kéo dài liên tục hơn 1 tháng qua buộc nhà máy thủy điện Bản Vẽ phải xả nước chống lũ vùng hạ du. Lòng hồ thủy điện lớn nhất Bắc Trung Bộ cạn trơ đáy khiến cuộc sống của những người dân nơi đây đã khốn khó lại càng khó khăn hơn.
Sáng 2/7, trao đổi với Dân Việt, ông Lô Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: "Mấy ngày nay, do thời tiết nắng nóng liên tục lại không có mưa, cùng thời điểm nhà máy thủy điện Bản Vẽ phải xả nước chống hạn vùng hạ du nên lòng hồ thủy điện cạn trơ đáy...".
Video đang HOT
Lòng hồ thủy điện Bản Vẽ cạn trơ đáy khiến cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn.
"Khi lòng hồ cạn nước, bà con trong xã đi lại vô cùng khó khăn. Họ phải lội bùn sâu đến hơn 1m để đến bến phà, rồi ra bến chính để mưu sinh. Đặc biệt, những hộ nuôi cá lồng trên lòng hồ bị mắc cạn nên họ phải chuyển hoặc bán tháo cá để tránh thiệt hại về kinh tế", ông Chiến cho biết thêm.
Lòng hồ cạn đáy tạo lớp bùn dày khiến người dân đi lại rất khó khăn.
Không chỉ bà con nhân dân xã Hữu Khuông bị ảnh hưởng bởi lòng hồ thủy điện Bản Vẽ cạn trơ đáy mà hàng trăm hộ dân ở xã Nhôn Mai cũng vô cùng vất vả bởi thời tiết nắng hạn kéo dài. "Người dân muốn qua đò phải lội bùn sâu mới đến được bến phà. Cửa Khe Hỷ trên địa bàn lớp bùn dày đến hơn 4m. Nếu có người bị bệnh muốn khám bệnh thì đi lại vô cùng khó khăn", ông Vi Tân Hợi - Phó chủ tịch HĐND huyện Tương Dương cho hay.
Đáy của lòng hồ thủy điện trở nên nứt toác do nắng nóng.
Trước đó, ngày 21/6, ông Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thống nhất kế hoạch xả nước nhằm chống hạn cho vụ hè thu 2019.
Để xuống bến thuyền, người dân phải lội lớp bùn dày.
Thời tiết khắc nghiệt khiến lòng hồ Bản Vẽ cạn trơ đáy.
Cây cối 2 bên lòng hồ chết khô vì nắng hạn.
Lớp bùn đất dày, người dân đi lại rất khó khăn.
Lòng hồ Bản Vẽ như một hồ nước chết sau khi cạn đáy.
Nhiều người nuôi cá lồng trên lòng hồ phải bán tháo bán chạy để cứu vốn.
Cây cối chết trơ trọi, lớp bùn dày, người dân phải leo núi để đi lại.
Lội bùn về nhà.
Thuyền cũng bị mắc kẹt.
Người phụ nữ vất vả gồng hàng mưu sinh trên lòng hồ.
Theo Danviet
Cân nhắc yếu tố đặc thù trong sáp nhập thôn, bản khu vực miền núi, dân tộc Vấn đề này được nêu ra tại cuộc họp đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 do Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức vào chiều 28/6, Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Mai Hoa Tại cuộc họp, vấn đề được các đại biểu quan tâm hiện nay là vùng dân tộc, miền núi có trên dưới 100 chính sách...