Cảm nhận món gỏi lá đặc trưng vùng đất Tây Nguyên khi tới Kon Tum
Đừng quên món gỏi lá độc nhất vô nhị với hơn 56 loại lá rừng khi ghé ngang qua Kon Tum bạn nhé, món ăn như chứa chan cả hương vị của đất trời Tây Nguyên trong đó.
Gỏi lá được xem là món ăn đặc sản và độc đáo rất riêng của Tây Nguyên.
Trong khi tìm hiểu thông tin hành trình cũng như những món ăn đặc sản của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió, tôi vô tình được một người anh nói rằng: “Vào Tây Nguyên, nhất định phải tới Kon Tum, mà đã tới Kon Tum thì chắc chắn phải ăn món gỏi lá, chưa ăn món đó coi như chưa tới Kon Tum luôn…”
Cho đến khi được ngồi dưới tán nhãn tỏa bóng mát, hưởng cái gió của mảnh đất cao nguyên và thưởng thức món gỏi lá rừng đặc trưng có một không hai, tôi mới thấm thía hết câu nói đó của anh bạn.
Trong số những quán gỏi lá ở Kon Tum thì quán Út Cưng (đường Trần Cao Vân) được xem là đầu tiên và thứ thiệt nhất với lịch sử hơn 20 năm mở quán.
Bắt đầu từ việc người cha đi lính và ở với đồng bào dân tộc nhiều nên biết được các loại lá có thể ăn, sau đó thì về nhà chế biến thêm một số gia vị cho hoàn chỉnh một món đặc trưng.
Đúng như tên gọi, thành phần chính của món ăn chỉ có lá là lá. Toàn bộ đều là lá rừng của đồng bào đi hái trên nương về, thời điểm nhiều nhất là vào khoảng tháng 4 âm lịch khi có tới hơn 56 loại lá khác nhau trên trên đĩa.
Một số loại lá khá quen thuộc và có thể tìm thấy ở cả ba miền như lá mơ, đinh lăng, cải, sung, tía tô, kinh giới, húng quế, rau má, hành lá, diếp cá…
Nhưng cũng có nhiều loại lá đặc trưng gần như chỉ tìm thấy trên mảnh đất Tây Nguyên là tram, mật gấu, tơ-nuy, lá bửa, hồng ngọc…
Các loại lá này kết hợp với nhau tạo nên ba vị chính của món ăn là vị chua, chát và đắng, riêng vị cay là do quả ớt xanh tạo nên.
Video đang HOT
Ngoài ra còn có hạt tiêu đen ăn kèm nếu ai thích vị nồng, một đĩa muối trắng để hạn chế vị chát cho những ai chưa quen ăn.
Ngoài hơn 56 loại lá rừng thì linh hồn của món ăn chính là nước chấm đặc biệt này.
Theo cô chủ quán Út Cưng, ngoài việc là một món ăn độc đáo thì gỏi lá rừng còn có tác dụng trong y học như trị đau đầu, ra mồ hôi trộm, đau lưng, đau bụng, huyết áp cao…
Dĩ nhiên, nhiều loại lá chưa phải là điểm độc đáo duy nhất của món ăn, hương vị của gỏi lá còn được quyết định bởi nước chấm.
Nếu chỉ nhìn qua, nước chấm gỏi giống như đậu phụ tươi đánh nhuyễn và có màu vàng nghệ nhưng khi nếm mới cảm nhận hết được hương vị không thể lẫn được.
Đó là sự kết hợp của gạo nếp, giấm, bỗng rượu, thịt nạc, tôm tươi, trứng, mắm tôm…tất cả được chưng lên, thường thì đầu bếp sẽ dựa vào mùi và màu của nước chấm mà không cần phải nếm.
Thịt ba chỉ luộc và tôm luộc dùng để ăn kèm.
Ăn kèm với các loại lá và nước chấm là thịt ba chỉ, tôm luộc và bì cắt nhỏ trộn thính.
Tất nhiên, món gỏi lá không dành cho người vội vã bởi bạn phải ăn theo đúng quy trình để cảm nhận được hết hương vị của các loại lá.
Đầu tiên là lá cải quấn ngoài cùng, rồi tới lá mơ, sau đó cho thêm các loại lá có vị chua và các loại lá khác theo sở thích của người ăn, quấn tất cả thành hình một cái phễu.
Sau đó, lấy một thìa nước chấm cho vào giữa phễu, để lên đó là một miếng thịt ba chỉ luộc, một con tôm đã bóc vỏ, một nhúm bì trộn thính, ớt xanh, hạt tiêu hoặc muối trắng.
Thực khách cũng có thể tùy thích chọn các loại lá để cuốn cho hợp khẩu vị.
Bì thái chỉ trộn thính cũng có hương vị rất riêng.
Khi cho toàn bộ “chiếc phễu lá” đó vào miệng, bạn sẽ cảm nhận rõ được vị đậm của nước chấm lẫn vị béo ngậy của thịt ba chỉ, xen vào vị thơm của tôm.
Vị cay nồng của tiêu lẫn vào vị chua nhẹ của nước chấm, vị chát đắng của lá rừng thật khiến thực khách khó lòng quên được món ăn chỉ có ở Kon Tum này.
Nếu bạn hãy còn lúng túng chưa biết ăn và cảm nhận ra sao thì chủ quán luôn rất sẵn lòng hướng dẫn, gói dùm và nói rõ từng loại lá để người ăn có thể hiểu và biết hơn.
Tất cả cuộn lại như một cái “phễu” với đầy đủ vị chua, chát, đắng, cay…
Đất trời Tây Nguyên mùa này xanh ngắt, những cơn mưa đầu mùa đã bắt đầu tới, rừng cây trụi lá sau một mùa khô dài đang bắt đầu đâm chồi xanh tươi cũng là lúc món gỏi lá của đất Kon Tum đủ đầy nhất.
Nhớ nhé, tới Kon Tum ngoài việc tới thăm nhà thờ gỗ tuyệt đẹp, cầu treo Kon Klor thơ mộng thì cũng đừng quên thưởng thức món gỏi lá có một không hai này./.
Nhớ ăn gỏi lá mỗi khi ghé ngang qua Kon Tum bạn nhé.
Đến Tây Nguyên, chớ quên thưởng thức đặc sản bò một nắng Krông Pa
Huyện Krông Pa có đàn bò lớn nhất tỉnh Gia Lai với khoảng 70.000 con, chủ yếu là giống bò cỏ địa phương. Lợi thế đó kèm khí hậu nắng nóng, được ví như "vùng chảo lửa" Tây Nguyên, giúp Krông Pa trở thành nơi sản sinh đặc sản bò một nắng đậm đà hương vị núi rừng.
Đặc sản bò một nắng Krông Pa có xuất xứ từ lâu đời, bởi nơi đây là vùng người Jrai bản địa sinh sống. Trước đây, khi làm thịt gia súc, ăn không hết trong ngày, bà con thường đem phơi nắng để bảo quản dùng lâu. Ngày nay, người dân Krông Pa tận dụng chất lượng nguồn bò cỏ để mang đặc sản địa phương đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.
Bà Trần Ngọc Giao, chủ cửa hàng bò một nắng Nhân Giao, huyện Krông Pa chia sẻ để món ăn này có mùi vị đặc trưng của "vùng chảo lửa," thịt bò phải lấy từ phần thịt đùi tươi của bò tơ, xắt mỏng khoảng 1cm, ướp các gia vị hỗn hợp gồm muối, bột ngọt, ớt, tỏi, sả, vừng... Gia vị ướp vừa phải, nếu quá mặn sẽ mất độ ngọt của bò, nếu nhạt quá, bò sẽ không bảo quản được lâu. Ướp chừng 30 phút, thịt bò được trải đều trên phiến lạt và đem phơi.
Krông Pa có khí hậu tương tự vùng đất cát đồng bằng, nắng gắt, bò chỉ cần phơi một nắng đã rút nước, đủ độ khô, khi cầm, miếng thịt không dính tay là được. Để làm ra một 1kg thịt bò một nắng cần 1,5-1,7kg, thịt bò tươi nên giá của đặc sản này dao động từ 450.000-550.000 đồng/kg. Do nguồn bò tươi dồi dào, lượng hàng bán ra liên tục nên các cửa hàng sản xuất bò một nắng Krông Pa không dùng chất bảo quản sản phẩm và đáp ứng đầy đủ yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau khi phơi bò đủ độ nắng, người dân lấy vào để trong mát khoảng 1-2 tiếng rồi tiến hành bỏ vào túi, hút chân không. Thành phẩm được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, khi ăn đem ra nướng lại trên bếp than hồng. Miếng thịt cháy vàng cạnh, dậy mùi thơm hòa quyện của thịt bò, sả, ớt kích thích vị giác thực khách. Đây là món không thể thiếu trên các bàn tiệc của người dân địa phương. Du khách cũng có thể mua mang theo các buổi dã ngoại hoặc dùng làm thức ăn trong gia đình.
Loại muối chấm ăn kèm bò một nắng cũng là một trong những đặc sản vùng chảo lửa Tây Nguyên mà ít nơi nào có được - muối kiến vàng. Kiến vàng là loại kiến sống trên các cây cao vùng rừng núi hoặc trong các vườn cây ăn quả của vùng Krông Pa. Kiến vàng chứa thành phần dinh dưỡng cao, ăn có vị chua. Khó nhất của công đoạn làm loại muối này là đi bắt kiến. Người dân vào rừng phải bịt kín người, tránh trường hợp kiến đốt, rồi dùng sào có cột sẵn lưỡi dao, chặt tổ kiến cho rớt vào phần lưới giăng sẵn. Kiến mang về rang sơ trên bếp để loại bỏ lá cây, tạp chất sau đó đem giã với ớt, muối, bột ngọt.
Bò một nắng khi ăn nướng bò trên bếp than hồng, miếng thịt cháy vàng cạnh, chấm với muối kiến vàng làm tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Muối kiến vàng hòa quyện giữa vị chua của trứng kiến, vị cay của ớt, vị mặn của muối. Nhiều nơi, người dân còn cho thêm lá é trắng, một loại cây thuộc loài rau quế chỉ mọc ở vùng đất khô cằn Krông Pa mới có mùi thơm đặc trưng. Muối kiến vàng là thức chấm làm tăng thêm độ hấp dẫn của đặc sản bò một nắng Krông Pa. Trong mỗi gói thành phẩm bò một nắng thường được bán kèm một hũ muối kiến vàng. Du khách cũng có thể mua riêng muối kiến vàng để chấm những loại thịt nướng, thịt luộc hoặc trái cây. Khoảng 20.000 đồng là đã có một hũ muối kiến vàng.
Bò một nắng Krông Pa đã có thương hiệu từ rất lâu và là một trong những niềm tự hào của người dân địa phương. Đến với vùng đất đỏ Tây Nguyên, ngoài tiêu, càphê, măng khô, đặc sản bò một nắng cũng là món quà địa phương để lại dấu ấn đặc trưng vùng miền trong lòng du khách.
Nhộng sâu muồng, đuông dừa nhìn thì ghê nhưng ăn là mê Những món ăn như nhộng sâu muồng, đuông dừa trông rất ghê rợn nhưng nếu một lần thưởng thức món đặc sản này, bạn sẽ khó lòng quên được bởi vị ngọt, bùi, béo ngậy, ngon khó cưỡng. Nhộng sâu muồng Với những người dân tộc ở Tây Nguyên nói chung hay Đắk Lắk nói riêng coi nhộng sâu muồng là món ăn...