Cảm nhận không khí mới của năm 2014
Cuối cùng, năm 2013 cũng trôi qua, hàng triệu người đã đổ ra đường đón ánh pháo hoa, mở căng lồng ngực hít sâu một hơi dài, cảm nhận không khí của năm mới, năm 2014. Trên đường phố trung tâm của các thành phố lớn, những người lao động với khuôn mặt háo hức, mong một ngày mai tươi sáng, những bạn trẻ, tay trong tay bình yên với tình yêu…
Còn chúng tôi, những người theo dõi những vấn đề kinh tế cũng đã thở phào nhẹ nhõm. Chúng ta đã đi qua khó khăn, có thể nói là khó khăn nhất kể từ khi đất nước mở cửa hội nhập với chủ trương lớn: xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ chỉ đánh giá thành công của năm 2013 trong một câu ngắn: “Kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, tăng trưởng cao hơn và lạm phát thấp hơn năm 2012. Văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường có bước tiến bộ”. Nhưng để có một đánh giá như vậy, toàn Đảng, toàn dân đã cùng Chính phủ làm được bao nhiêu việc lớn và cũng đã thấy rõ bao nhiêu việc còn phải làm.
Xin hãy nhắc lại thời điểm đầu năm 2013. Hàng loạt các trang mạng thù địch, các hãng thông tin lớn đã tiên đoán sự sụp đổ của cả nền kinh tế. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại tăng cao, hàng loạt các ngân hàng có dấu hiệu mất thanh khoản, Doanh nghiệp (DN) không tiếp cận được vốn rẻ, chết và chết lâm sàng hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp thực tế tăng cao, sức mua nội địa giảm sút nghiêm trọng, hàng loạt thị trường, trong đó quan trọng nhất, thị trường bất động sản đóng băng, đóng băng luôn hàng triệu tỷ đồng vốn. Hàng loạt bê bối của các tập đoàn Nhà nước làm nặng nề hơn những khó khăn, trong tình thế tín dụng đen, thị trường vàng và ngoại hối như con ngựa bất kham đe dọa các chính sách tiền tệ. Nhưng những tiên đoán bi quan ấy đã quên một điều: Dân tộc ta chưa bao giờ chịu đầu hàng. Trong bài viết nhỏ này chúng tôi xin điểm qua những lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm của kinh tế năm 2013 để tính đến những việc phải làm của năm 2014, năm bản lề để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới trong giai đoạn 2016-2020.
Doanh nghiệp đã có niềm tin, nhưng vẫn chờ đợi chính sách được thực hiện
Có thể những con số khô khan sẽ làm cho nhiều người hốt hoảng trước số lượng những DN đã và đang chết. Người ta sẽ hốt hoảng hơn trước cái chết của những DN tên tuổi từng làm mưa làm gió trên thị trường. Không kể những Vinasin, những Vinalines… những Thủy sản Phương Nam, những Cà phê Thái Sơn, những Sông Đà Thăng Long… với hàng nghìn tỷ bốc hơi trong “lửa thị trường”. Nhưng không có gì phải hốt hoảng. Qua một thời kỳ dài tăng trưởng nóng, những DN thiếu năng lực thị trường, những DN mở ra chỉ nhằm mục đích chụp giật với định hướng đầu tư sai lầm chắc chắn phải trả giá và những khó khăn thị trường chính là tấm lọc tốt nhất để thải loại những DN yếu kém. Những DN phá sản ngừng hoạt động trong năm 2013 không thể đổ lỗi cho chính sách mà phải tự vấn về sự yếu kém, non nớt của mình, và sự ra đi của những DN này ở một khía cạnh nào đó là tốt đối với nền kinh tế. Ở một khía cạnh khác, những DN thành lập mới đã cho một cái nhìn lạc quan. Hàng loạt các vùng miền vốn chậm phát triển, hàng loạt các ngành khó khăn lại có số DN đăng ký mới tăng. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, số liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều DN, để năm 2014 thuận lợi cho sự phát triển cần phát huy những điểm sáng chính sách đã thực hiện được. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo điều kiện ổn định tất cả, từ tư tưởng của DN, đến nền kinh tế nói chung. Dư địa chính sách của năm trước về điều hành tiền tệ, lãi suất, cán cân thương mại, thanh toán, dự trữ ngoại tệ tốt sẽ đẩy cho sang năm. Về dài hạn chúng ta đã sắp xếp mạnh hơn hệ thống DN, đặc biệt DN Nhà nước, ngân hàng, chuyển cơ cấu đầu tư, phân bổ vốn một cách tích cực thì cần tiếp tục đẩy mạnh..
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán, vàng và ngoại hối cần hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp
Năm 2013 thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn có sự phát triển cao và là một trong 10 TTCK có mức tăng trưởng nhanh trên thế giới, giao dịch trái phiếu được bình chọn là thị trường phát triển tốt nhất châu Á, chỉ số VN Index tăng 22%, giá trị vốn hoá thị trường đạt 31% GDP. Trong năm, chúng ta đã xây dựng khá hoàn chỉnh khung pháp lý đối với hoạt động của TTCK, thực hiện một bước quan trọng công tác cấu trúc TTCK; tạo kênh huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và DN; đồng thời cũng là kênh đầu tư và thu hút vốn trong và ngoài nước hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển; góp phần thúc đẩy công tác cổ phần hóa. TTCK cũng là nơi thể hiện rõ nhất chất lượng sản xuất kinh doanh của DN, đào thải những DN yếu kém ra khỏi thị trường, nâng cao giá trị những DN phát triển tốt.
Thị trường ngoại hối đã ổn định được tỷ giá, tạo lòng tin trong thương mại quốc tế, hỗ trợ tốt xuất khẩu để đạt thành tích xuất siêu trong cán cân thương mại 863 triệu USD, quan trọng hơn, đây là sự xuất siêu ổn định, chứng minh năng lực xuất khẩu của cả nền kinh tế.
Thị trường vàng, với những chính sách khắc nghiệt của NHNN, bước đầu đã đạt được sự ổn định. Sau khi bán 1,82 triệu lượng vàng ra thị trường, NHNN đã thể hiện được vai trò độc quyền của mình, khống chế thị trường vàng. Năm 2013 đã khép lại với khác biệt rõ rệt. Thị trường vàng không còn sôi động, ồn ào như cả chục năm qua ở thời điểm này.
Những tháng cuối 2013, giới đầu tư quốc tế đã có một cuộc tháo chạy trên diện rộng khỏi vàng. Mức giá sụt giảm trong năm qua lên tới trên 25%, tạo ra một cơ hội để những người còn găm giữ vàng bán tháo, đưa vốn vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với mức giá chênh lệch với giá vàng thế giới vẫn duy trì ở mức 4,2 triệu đồng/lượng và con số ước tính lượng vàng dự trữ trong dân lên đến 600 tấn đang sụt giá từng ngày và chết vốn nhiều tỷ USD, cần sớm đưa vào vòng quay kinh tế, thì vẫn còn là mục tiêu khó khăn, khó đến mức xa vời của NHNN, cần đến những chính sách mới, mạnh dạn hơn trong điều hành tiền tệ.
Thị trường bất động sản: chấp nhận đau thương
Giá nhà giảm mạnh cùng với một vài dự án có sự cải thiện về thanh khoản đã khiến một số chuyên gia, nhà quản lý và cả giới truyền thông quốc tế nhìn nhận thị trường bất động sản (TTBĐS)Việt Nam đã “chạm đáy”. Thế nhưng, giao dịch tại hầu hết dự án vẫn èo uột, người mua nhà vẫn tỏ ra thận trọng, ngay cả với một số người đã thu xếp được tài chính và cần một căn hộ để ở. Nhưng theo chúng tôi, không phải vậy. Bản chất của sự đóng băng TTBĐS là sự khủng hoảng thừa, thừa quá nhiều. Nhu cầu nhà để ở luôn luôn có, vấn đề là nhu cầu con người với nhu cầu thị trường hoàn toàn khác nhau.
Đáy hay chưa đáy có lẽ sẽ khó có được câu trả lời chính xác vì thực tế đó vẫn là câu hỏi mang đầy cảm tính và tuỳ theo quan niệm của từng cá nhân, nhưng theo chúng tôi, đã đến lúc cần quyết liệt, cho hàng loạt các DN kinh doanh BĐS phá sản, dừng và thay đổi công năng các dự án BĐS dở dang. Chấp nhận thương đau sớm có lẽ là giải pháp tốt nhất.
Có một điều châm biếm là, trong khi BĐS dành cho người sống ế thừa thì ngành kinh doanh BĐS cho người chết lại ăn nên làm ra. Thực tế cho thấy, tất cả các nghĩa trang đều trong tình trạng quá tải, nhiều nghĩa trang đã phải dừng việc mai táng vì không còn diện tích, cũng như yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đầu tư vào cái thị trường cần, không phải cái ta có, bài học quá giản đơn nhưng khó thuộc.
Để kết thúc bài viết nhỏ này và cũng để nhắc những việc cần làm năm 2014, chúng tôi xin nhắc lại ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong Thông điệp năm 2014: Mặc dù kinh tế thế giới đã có những tín hiệu phục hồi, kinh tế – xã hội nước ta chuyển biến tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn lớn, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải thống nhất hành động với quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2014. Đồng thời triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ trung và dài hạn nhằm tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Theo ANTD
Triển lãm nghệ thuật tôn vinh Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp
Nhân dịp kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn của đất nước và 100 ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi vào cõi vĩnh hằng, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm nghệ thuật tôn vinh Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Những hình ảnh đặc biệt về Đại tướng sẽ được trưng bày tại triển lãm
Theo đó, từ ngày 1/1/2014 đến ngày 7/1/2014, tại nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền sẽ trưng bày 103 bức ảnh đen trắng và mầu, được chọn từ hàng ngàn bức ảnh ghi lại những thời khắc lịch sử và cuộc sống đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các bức ảnh sẽ được in trên 15 tấm phomex cỡ lớn 122cmx244cm.
Nhiều bức hình đen trắng của các nhà nhiếp ảnh lão thành như Võ An Ninh, Trần Khuông, Nguyễn Bá Khoản, Đinh Quang Thành... Cùng các ảnh tư liệu của TTXVN, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Phòng không không quân, Bảo tàng Hải Quân, Bảo tàng đường Hồ Chí Minh,... ghi lại đầy cảm xúc lịch sử từ thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, thời kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là những hình ảnh của Đại tướng trong chiến dịch Điện Biên phủ.
Những bức ảnh cũng ghi lại hình ảnh Đại tướng trong giai đoạn hòa bình xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa cũng như những năm chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, nhiều bức ảnh khác ghi lại những khoảng khắc đáng quý và trân trọng của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với lãnh đạo nhà nước, quân đội với đồng đội trên các mặt trận, với chiến sĩ trên chiến trường hay ngay tại trậnd dịa, với quân dân tự vệ, các lão dân quân, tự vệ, các lão dân quân Hoằng Hóa, các nữ dân quân Hàm Rồng...
Triển lãm cũng sẽ trưng bày những hình ảnh sau ngày thống nhất đất nước, những bức ảnh quý giá của các nhà báo, phóng viên và nhiếp ảnh Trần Hòng, Trần Tuấn, Đình Toán... là những khoảnh khắc hào hùng về con người và sự nghiệp của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Đặc biệt, người tham gia triển lãm cũng sẽ được gặp lại những hình ảnh đầy nỗi đau thương nhưng cũng toát lên niềm tin, sức mạnh và nối vòng tay các thế hệ của đồng bào ta trong ngày Đại tướng mới từ trần và trong lễ tang Đại tướng.
Ngoài ra, tại Trung tâm triển lãm 45 Tràng Tiền, hòa cùng 103 bức ảnh lịch sử, người dân sẽ được trân trọng ngắm nhìn những bức tượng đồng chân dung Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp do Nghệ nhân Trần Tuy sáng tác với tình cảm đặc biệt tôn kính đối với Đại tướng.
Trong khuôn viên triển lãm còn có những bức ký họa, bức vẽ chân dung ĐẠi tướng của các nghệ sĩ, họa sĩ nổi tiếng, trong đó có các bức tốc ký của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Đại tá Lê Duy Ứng, người đã dùng máu của mình ký họa chân dung Bác Hồ trong chiến dịch Hồ Chí Minh, trước cửa ngõ Sài Gòn khi bị thương và hỏng đôi mắt...
Mỹ Hạnh
Theo Dantri
Liệt sỹ trở về: Vượt cửa tử và thủ tục làm người còn sống (Kỳ 2) Khi được hỏi về công tác thăm hỏi, động viên sau khi "liệt sỹ" Lê Xuân Hào trở về, lãnh đạo chính quyền địa phương cho biết: "Đấy không phải trách nhiệm của xã mà thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội nên xã cũng không nắm được". Người cựu binh già bật khóc bên bia mộ khắc tên mình Kể...