Cấm người nước ngoài thuê phụ nữ Thái Lan ‘đẻ mướn’
Thái Lan đã thông qua một dự luật, theo đó cấm người nước ngoài thuê phụ nữ Thái mang thai hộ và sinh con nhằm chấm dứt dịch vụ “thuê tử cung” ở Thái Lan.
Bé trai Gammy mắc chứng Down được chăm sóc trong bệnh viện vào tháng 8.2014 – Ảnh: Reuters
Hội đồng Lập pháp quốc gia Thái Lan, tức quốc hội do quân đội kiểm soát, đã thông qua dự luật trên vào ngày 19.2 sau vụ một cặp vợ chồng Úc bỏ rơi bé trai mắc chứng Down, chỉ chọn bé gái khỏe mạnh khi một người phụ nữ Thái đẻ mướn cho họ sinh ra một cặp song sinh, theo AFP ngày 20.2.
“Thái Lan và tử cung của phụ nữ Thái sẽ không còn là trung tâm đẻ mướn”, nhà làm luật Wallop Tungkananurak thuộc Hội đồng Lập pháp quốc gia Thái Lan, cho biết.
Video đang HOT
Theo dự luật mới thông qua và sẽ có hiệu lực vào tháng 6.2015, chỉ có những cặp vợ chồng người Thái hoặc chồng/vợ là người Thái nếu chứng minh không có khả năng sinh con, mới được phép thuê phụ nữ từ 25 tuổi trở lên đẻ hộ.
Bất kỳ ai bị phát hiện vi phạm luật này có thể đối mặt với mức án 10 năm tù giam, theo Wallop.
Hội đồng Y tế Thái Lan đã chính thức cấm đẻ mướn và chính quyền Thái chuẩn bị đóng cửa những phòng khám chuyên cung cấp dịch vụ đẻ mướn trong vài tuần tới sau vụ bê bối cặp vợ chồng Úc hồi tháng 8.2014.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Sự thật động trời bên trong "lò sản xuất trẻ em"
Núp bóng một cơ sở từ thiện, một "nhà máy sản xuất trẻ em" ở Ihiala, bang Anambra, Nigeria hoạt động rất tinh vi, chuyên nghiệp, từ khâu "sản xuất" đến khâu "tiêu thụ". Chỉ đến khi nhận được đơn tố cáo của một người dân, cảnh sát Nigeria mới phát hiện ra "lò luyện" kinh hoàng này.
Cảnh sát Nigeria đột kích, giải thoát những nạn nhân tại một "nhà máy sản xuất trẻ em" ở bang Enugu
Những "máy đẻ" vị thành niên
Người phát ngôn cảnh sát Nigeria Emeka Chukwuemeka cho biết, ngày 16-10-2012, lực lượng cảnh sát nước này đã tấn công một "nhà máy sản xuất trẻ em" được đăng ký dưới tên Bệnh viện Spormil và trung tâm sản khoa hay còn gọi là Quỹ Iheanyi Ezuma - một tổ chức phi chính phủ - do bà Ngozi Ezuma đứng đầu. Ngozi Ezuma và 2 nghi can đã bị bắt giữ. Cảnh sát trưởng Okoi Apama cho biết, cảnh sát đã khẩn cấp vào cuộc sau khi nhận được đơn tố cáo của một người dân Ihiala về những hoạt động đáng ngờ kéo dài của quỹ Iheanyi Ezuma.
Phó Cảnh sát trưởng Okere Okey và thanh tra Francis Ogbuonye thuộc Cơ quan điều tra hình sự Awka đã dẫn đầu đội đặc nhiệm đột kích "nhà máy" này và giải thoát 25 cô gái ở độ tuổi vị thành niên, trong đó 17 người đang mang thai, 8 người chờ được mang thai. "Chúng tôi có chứng cứ để tin rằng những cô gái trẻ này bị ép sinh con để bán cho những gia đình hiếm muộn", ông Chukwuemeka nhấn mạnh. Những đứa trẻ bị bán thường được nuôi để làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy hoặc giúp việc nhà hay bị bán vào nhà thổ.
Một đại diện Trung tâm Ngăn chặn nạn buôn lậu người quốc gia Nigeria cho biết, các cô gái được trả công mang thai từ 150-180USD, còn mỗi đứa trẻ sẽ được bán với giá 2.000-6.200USD. Những đứa trẻ có giới tính nam có giá bán cao hơn trẻ nữ. Trong số những người bán con cũng có nhiều trường hợp "nhỡ nhàng" hoặc bị bố mẹ đuổi ra khỏi nhà khi mang thai ngoài giá thú và quyết định tìm đến nhà hộ sinh tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhân viên của nhà hộ sinh sẽ "chăm sóc chu đáo" toàn bộ thời gian mang thai của họ và thực hiện một thỏa thuận bán các em bé sau khi sinh. Khi hoàn tất việc sinh nở, nếu có nhu cầu, các cô gái vẫn có thể ở lại và mang thai nhiều lần nữa. Cũng theo nguồn tin từ cảnh sát, tất cả những cô gái trong nhà hộ sinh này đều được thụ thai bởi một người đàn ông 23 tuổi.
"Vỏ bọc" hoàn hảo
"Mẹ mìn" Ngozi Ezuma đã điều hành "nhà máy" này hoạt động từ năm 2007. Đây là lần thứ hai Ezuma bị bắt về tội buôn bán trẻ em, tuy nhiên trước đó không rõ lý do gì bà ta không bị ra tòa. Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Phát triển trẻ em Nigeria Emeka Ejide cho biết, cơ quan này biết có cơ sở từ thiện của bà Ezuma hoạt động ở Ihiala, nhưng không hề biết họ có những hoạt động vi phạm quyền con người như vậy, cho đến khi cơ sở này bị đột kích. "Quỹ này đăng ký dưới dạng một tổ chức phi chính phủ, song phát hiện gần đây nhất của chúng tôi là họ hoạt động không phép", bà Emeka Ejide nói.
Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên nhà chức trách phát hiện hoạt động buôn bán trẻ sơ sinh tại Nigeria. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, buôn bán trẻ sơ sinh là loại tội phạm phổ biến nhất ở Nigeria, sau tội lừa đảo và buôn ma túy. Trước đó, tháng 5-2011, cảnh sát bang Abia ở miền Nam Nigeria đã đột kích một "nhà máy sản xuất trẻ em" cũng núp danh tổ chức từ thiện và giải thoát 32 cô gái đang mang thai hộ để bán con, tất cả đều ở tuổi 15-17.
Theo UNICEF, mỗi ngày có ít nhất 10 trẻ em ở Nigeria bị bán. Dù Chính phủ nước này đã tăng cường chống nạn buôn bán trẻ em nhiều năm qua, song nạn buôn người ở Nigeria vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Trong khi đó, những phòng khám chăm sóc thanh thiếu niên có thai ngoài ý muốn vẫn mọc lên nhan nhản khắp Nigeria. Đây chính là vỏ bọc hoàn hảo cho "nhà máy sản xuất trẻ em". Vì thế, khi bị bắt, họ dễ dàng thoát tội vì cơ sở của họ đã được đăng ký hợp pháp với mục đích hỗ trợ thanh thiếu niên trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, dư luận cũng cho rằng, sở dĩ các "nhà máy sản xuất trẻ em" vẫn tiếp tục hoạt động ở Nigeria là do hệ thống luật pháp chưa được thực hiện nghiêm minh và thậm chí, có sự tiếp tay của chính lực lượng cảnh sát.
Theo An Ninh Thủ Đô
Hoa hậu đóng phim: người được chào đón, kẻ bị chê bai Không phải ai cũng đủ tài năng và nhiệt huyết để tháo bỏ cái mác "bình hoa di động" khi lấn sân sang nghiệp diễn như Thanh Hằng, Thuỳ Lâm và Giáng My. Thanh Hằng Trong các hoa hậu từng bén duyên nghề diễn, Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh - Phạm Thanh Hằng - là người đình đám và thành...