“Cấm ngặt” tập đoàn Dầu khí rót vốn vào bất động sản
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. DN được giao trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn, được chủ động vay vốn đến dưới 30% vốn điều lệ nhưng không được góp vốn vào DN bất động sản.
Toàn quyền sử dụng gắn với trách nhiệm bảo toàn vốn
Cụ thể, Nghị định quy định rõ, vốn của Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Công ty mẹ) bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại Công ty mẹ, vốn do Công ty mẹ tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Công ty mẹ có trách nhiệm tổ chức hạch toán, theo dõi riêng từng nguồn vốn theo quy định hiện hành.
Vốn điều lệ của Công ty mẹ được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công ty mẹ không được giảm vốn điều lệ. Trong quá trình kinh doanh, tuỳ theo yêu cầu phát triển từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ của Công ty mẹ theo đề nghị của Bộ Công Thương, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thẩm định của Bộ Tài chính. Khi điều chỉnh vốn điều lệ, Công ty mẹ đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và công bố vốn điều lệ đã điều chỉnh.
Chủ sở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư tại Công ty mẹ thông qua hình thức chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn của Công ty mẹ cho các tổ chức, cá nhân khác.
Theo Nghị định, Công ty mẹ được quyền quản lý và sử dụng linh hoạt toàn bộ số vốn do Nhà nước đã đầu tư, các loại nguồn vốn hợp pháp khác vào hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận; chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về bảo toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử dụng vốn; đảm bảo quyền lợi của những người liên quan đến Công ty mẹ như các chủ nợ, khách hàng, người lao động theo các hợp đồng đã giao kết.
Trường hợp Công ty mẹ tạm thời sử dụng tiền nhàn rỗi các quỹ thuộc phạm vi quản lý để đầu tư và sản xuất kinh doanh thì phải đảm bảo đủ nguồn chi của các quỹ đó khi có nhu cầu sử dụng. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
Công ty mẹ trực tiếp quản lý và hạch toán toàn bộ vốn góp của Chính phủ Việt Nam trong Liên doanh Việt-Nga “Vietsovpetro” theo Hiệp định liên Chính phủ ký ngày 27/12/2010 và quy định của pháp luật Việt Nam, Công ty mẹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao.
Nghị định nhấn mạnh, mọi biến động về tăng, giảm vốn chủ sở hữu, Công ty mẹ phải báo cáo chủ sở hữu và cơ quan tài chính để theo dõi, giám sát. Định kỳ 6 tháng, hàng năm doanh nghiệp phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu mức độ bảo toàn vốn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Video đang HOT
Công ty mẹ được huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của mình theo hình thức: phát hành trái phiếu, vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu của Công ty mẹ.
Theo Nghị định, thẩm quyền phê duyệt hợp đồng vay vốn được thực hiện như sau: Hội đồng thành viên Công ty mẹ quyết định hợp đồng vay vốn có giá trị đến dưới 30% vốn điều lệ phù hợp với các quy định của pháp luật và phải đảm bảo hệ số an toàn nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần, bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ theo quy định. Trường hợp Công ty mẹ có tổng nhu cầu huy động vốn vượt mức phân cấp nêu trên, Hội đồng thành viên Công ty mẹ phải báo cáo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt chủ trương trước khi quyết định. Bộ Công Thương có trách nhiệm thông báo với Bộ Tài chính để phối hợp theo dõi và giám sát.
Không được góp vốn vào DN bất động sản
Nghị định nêu rõ, Công ty mẹ được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của mình để đầu tư ra ngoài Công ty mẹ. Việc sử dụng tài sản có liên quan đến đất đai để đầu tư ra ngoài Công ty mẹ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.
Các hình thức đầu tư ra ngoài Công ty mẹ cũng được nêu rõ tại Nghị định, gồm: Đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, công ty liên kết; góp vốn vào các Hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới; Mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty hợp danh; Mua lại một công ty khác; Mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, theo Nghị định, Công ty mẹ không được góp vốn vào doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc đầu tư các dự án bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với khoản vốn đã góp, đầu tư tại các lĩnh vực nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, Công ty mẹ có trách nhiệm lập phương án cơ cấu lại, thoái hết số vốn đã đầu tư theo quy định.
Công ty mẹ không được đầu tư hoặc góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Ban Giám đốc và kế toán trưởng Công ty mẹ.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ việc quản lý và sử dụng tài sản của công ty mẹ; chế độ thu chi tài chính; lợi nhuận và trích lập các quỹ; quản lý vốn của công ty mẹ đầu tư vào doanh nghiệp khác…
P.Thảo
Theo Dantri
Báo chí có thể bị phạt 100 triệu đồng nếu đăng tin sai sự thật
Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung xử phạt tiền từ 75-100 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Bộ Tư pháp vừa đưa ra dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật.
Xác định đây là một vấn đề nhạy cảm, có liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân đã được quy định trong Hiến pháp nên Bộ Tư pháp đã tiến hành rà soát các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hành vi liên quan đến thông tin sai sự thật (đăng, phát, cung cấp, công bố, đưa tin) lĩnh vực báo chí tại Nghị định số 159/2013; lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013; lĩnh vực thống kê ở Nghị định số 79/2013/NĐ-CP; lĩnh vực giáo dục ở Nghị định số 138/2013/NĐ-CP; lĩnh vực khí tượng thủy văn tại Nghị định số 173/2013/NĐ-CP...
Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung các mức phạt rất nặng đối với báo chí.
Trên cơ sở rà soát hành loạt quy định do các bộ ngành xây dựng đòi "xử" báo chí, Bộ Tư pháp đã tổ chức các cuộc họp liên ngành để trao đổi về vấn đề một số báo phản ánh trong thời gian vừa qua. Theo Bộ Tư pháp, đa số các bộ đều thống nhất cho rằng mục đích của việc quy định hành vi liên quan đến thông tin sai sự thật trong một số nghị định xử phạt vi phạm hành chính nêu trên là phạt cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật, nhưng do mô tả hành vi tại các nghị định chưa thật sự rõ ràng nên có thể hiểu phạt đối với cơ quan báo chí và nhà báo.
Để giải quyết tình trạng nêu trên, đầu năm 2014 Bộ Tư pháp đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về xử lý thông tin báo chí phản ánh vấn đề xử phạt đối với báo chí đưa tin sai sự thật, trong đó đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nghị định xử phạt trong các lĩnh vực quản lý nhà nước theo hướng: mô tả rõ hành vi cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật áp dụng đối với cá nhân, tổ chức (không bao gồm cơ quan báo chí và nhà báo). Đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật do cơ quan báo chí thực hiện; hành vi cung cấp thông tin sai sự thật cho báo chí do nhà báo thực hiện thống nhất đưa về nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, cụ thể là Nghị định số 159/2013/NĐ-CP. Việc xử phạt các hành vi vi phạm này sẽ do cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thực hiện. Mức phạt đối với các hành vi này được giữ nguyên mức phạt tại các nghị định xử phạt trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Riêng đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật được quy định tại nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, Bộ Tư pháp cho biết sẽ thực hiện sửa đổi, bổ sung theo hướng mô tả rõ hơn hành vi như cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật tại các nghị định cụ thể. Đối tượng bị xử phạt đối với các hành vi vi phạm này là cá nhân, tổ chức, cơ quan khác (không bao gồm cơ quan báo chí và nhà báo) và do các cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
Tuy nhiên điểm đáng chú nhất chính là việc tại bản dự thảo nghị định vừa được công bố, Bộ Tư pháp đã đề xuất Chính phủ bổ sung thêm Điều 8a sau Điều 8 của Nghị định 159/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản với các nội dung như sau:
Điều 8a. Vi phạm quy định về đăng, phát thông tin sai sự thật trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước
1. Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Phạt tiền từ 75-100 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Buộc đính chính thông tin thống kê đã bị đăng, phát sai lệch đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Trao đổi nhanh với PV Dân trí sáng nay 15/1, nhiều nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội cho rằng việc bổ sung quy định xử phạt nặng đối với việc thông tin của các cơ quan báo chí như đề xuất của Bộ Tư pháp là không hợp lý.
Thế Kha
Theo Dantri
Trả lương chậm quá 15 ngày, chủ sử dụng lao động phải trả thêm tiền Mưc lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời gian làm việc bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền... Trên đây là một số nội dung được quy định tại...