Cẩm nang về camera lùi cho xe ôtô
Camera lùi được coi là một trong những vật dụng hữu ích giúp việc tham gia giao thông trở nên an toàn và thuận tiện hơn.
Camera lùi là gì?
Camera lùi (hay còn được gọi là backup camera, rear-view camera) là một thiết bị camera ghi hình chuyên dụng, sử dụng trên các phương tiện giao thông nhằm quan sát diễn biến lưu thông ở khu vực sau xe.
Ngoài ra, thiết bị này khi kết hợp với bộ phận cảm biến lùi trong xe hơi nhằm hỗ trợ hoạt động lùi và tiến xe khi đỗ, đậu xe.
Chủ phương tiện xe có thể linh động lắp camera lùi ở nhiều vị trí khác nhau trên xe. Vị trí phổ biến được tài xế ưu tiên lựa chọn để gắn là ở khu vực đuôi xe ôtô, gần biển kiểm soát. Đây là vị trí thuận lợi nhất để camera có thể bao quát toàn bộ hình ảnh, không bị chắn bởi bất kỳ vật cản nào.
Ngoài ra, với những thiết bị camera lùi kiêm hành trình hai trong một, bộ camera quan sát trước sau, vị trí lắp camera lùi có thể nằm ở trong xe nhằm bao quát toàn bộ hình ảnh cả trước lẫn sau phương tiện.
Sử dụng camera lùi giúp việc tham gia giao thông của các tài xế trở nên an toàn và thuận tiện hơn. (Nguồn: The New York Times)
Nguyên tắc hoạt động
Giống như thiết bị giám sát hành trình, camera lùi cũng thu thập hình ảnh từ mắt camera. Từ dây kết nối hoặc mạng không dây Wifi, Bluetooth, người lái xe có thể quan sát trực tiếp diễn biến thông qua màn hình hiển thị.
Video đang HOT
Những lưu ý khi mua camera lùi
Chất lượng độ phân giải: Độ phân giải của ống kính giúp ghi được hình ảnh rõ nét giúp người lái có thể quan sát được tình hình phía sau xe rõ ràng, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá và cách xử lý tình huống đúng nhất.
Góc quay camera lùi: Phía sau xe là khu vực có nhiều điểm mù mà người lái xe không thể nào thấy hết được chỉ thông qua gương chiếu hậu, vì vậy, camera lùi là một trợ thủ đắc lực.
Camera lùi nên có góc quay rộng 140 – 170 độ để có thể thu được hết hình ảnh ngay cả ở những góc khuất giúp người lái đảm bảo được độ an toàn khi tham gia giao thông.
Tính năng camera lùi: Hiện nay, camera lùi được tích hợp thêm nhiều tính năng như tính khoảng cách an toàn giữa hai xe, vị trí an toàn khi lùi xe, cảnh báo chướng ngại vật, hay có thể ghi hình trong điều kiện thiếu ánh sáng, giúp người lái tiện hơn trong việc lái xe. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của người lái để có thể chọn được sản phẩm với tính năng phù hợp và giá camera lùi hợp lý.
Thiết kế và chất liệu: Camera lùi thường được thiết kế với lớp vỏ bọc bằng nhựa cao cấp hay hợp kim nhằm chống tác động bên ngoài như thời tiết thay đổi, nhiệt độ cao từ xe, hay độ rung khi xe di chuyển, giúp cho tuổi thọ của camera kéo dài hơn.
Kỹ thuật phanh xe ôtô an toàn dành cho những tài xế mới
Phanh xe không chỉ đơn giản là dừng xe mà còn để đảm bảo vận tốc và vào cua ổn định. Dưới đây là một số kinh nghiệm dùng phanh đúng cách, giúp bạn lái xe an toàn hơn.
Phanh ôtô hoạt động thế nào?
Phanh trên ôtô con hiện nay phần lớn là loại phanh đĩa, một số xe dùng kết hợp phanh tang trống ở bánh sau. Khi tài xế đạp phanh, lực truyền động làm cho má phanh xiết vào đĩa phanh hoặc guốc phanh ép sát vào tang trống, tạo lực ma sát giúp xe giảm tốc độ.
Nhấp phanh
Đây là kỹ thuật được nhiều tài xế có sử dụng trong khi tham gia giao thông. Thay vì đạp mạnh phanh một lần, nhấp phanh xe nhiều bước sẽ giúp xe dừng từ từ rất êm.
Tài xế nên đạp hơi mạnh ở lần phanh thứ nhất để xe giảm tốc độ, đến mức ổn định rồi đạp phanh nhẹ dần dần để tận dụng đà của xe. Sau đó, đệm tiếp phanh cho đến khi xe dừng hẳn hoặc tiếp tục đi.
Đạp nhả phanh theo nhịp
Đây là kỹ thuật khá đơn giản và được đại đa số tài xế áp dụng thường xuyên. Các tài xế thường dùng khi phải điều khiển xe với một tốc độ cao mà không muốn phanh gấp có thể gây trượt bánh hay khóa bánh dẫn đến nguy hiểm.
Khi đi trên địa hình có độ dốc cao thì tài xế nên đạp phanh theo kiểu đạp - nhả liên tục để làm chủ được vận tốc và không làm trượt bánh gây mất lái.
Rà phanh
Rà phanh là kỹ thuật được sử dụng nhiều khi đua xe, thay vì phanh để giảm tốc độ xe xuống ngưỡng thích hợp rồi bỏ phanh vào cua, tài xế vẫn giữ tốc độ cao và bắt đầu rà phanh bằng một lực vừa phải khi vào cua. Lúc đó xe vẫn giữ được một tốc độ cao mà không bị mất lái.
Phanh được giữ ở một ngưỡng liên tục cho tới khi xe an toàn thoát cua, để tập kiểu phanh này, tài xế phải cảm nhận một lực vừa đủ để xe vào cua an toàn mà vẫn đảm bảo tốc độ cao.
Phanh khẩn cấp (phanh gấp)
Dùng trong trường hợp xe di chuyển tốc độ cao thì bất chợt gặp vật cản. Nếu đạp phanh đột ngột và mạnh, ôtô sẽ có nhiều khả năng bị bó cứng phanh lại, khiến bánh xe không lăn trên mặt đường mà trượt, xe hoàn toàn mất kiểm soát.
Để phanh gấp được hiệu quả khi xe đang đi tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng vẫn đi thẳng theo chiều, vẫn kiểm soát được tay lái, ngay lập tức nhả chân phanh. Xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn lại.
Phanh phối hợp
Phanh xe hiện nay phần lớn là loại phanh đĩa, một số xe dùng kết hợp phanh tang trống ở bánh sau. Ảnh: Anycar
Khi xe di chuyển xuống dốc dài và nguy hiểm hay di chuyển trên đường trơn, trượt, để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện, bạn cần thực hiện phối hợp vừa phanh động cơ (về số thấp), vừa phanh chân. Thậm chí, có nhiều trường hợp nguy hiểm, bạn cũng cần sử dụng cả phanh tay.
Phanh khi đường trơn trượt
Mất lái trượt xe rất dễ xảy ra khi đi trên những đoạn đường bị ướt mưa hay bùn lầy. Lúc này tài xế cần phanh nhẹ và đạp phanh liên tục nhiều lần để bánh xe có điều kiện bám mặt đường và tránh được việc bị bó cứng phanh.
Việc đạp phanh nhiều lần này tương tự với công nghệ ABS trên xe, càng nhiều lần trong một thời gian ngắn thì độ an toàn càng cao.
Phanh xe khi đổ đèo
Tuyệt đối không được cắt côn khi khi xe đang xuống dốc, vì nó cực kỳ uy hiểm. Cắt côn sẽ làm ôtô lao theo quán tính với vận tốc tăng dần và chiếc xe rất khó phanh lại trong trường hợp khẩn cấp.
Nên đi xe ở số thấp để ghìm tốc độ của xe, đồng thời luôn sẵn sàng phanh nhẹ khi cần thiết để kiểm soát vận tốc, giúp giảm hao mòn má phanh.
Dòng xe ngoại nào đang "lên ngôi" ở thị trường Việt? 7 tháng đầu năm 2020, hãng xe Hàn Quốc Hyundai có doanh số xe bán ra thị trường Việt Nam cao nhất, soán ngôi vương của hãng xe Nhật Bản Toyota. Trong khi đó, KIA cũng vươn lên, vượt qua tất cả các hãng xe Nhật còn lại ở Việt Nam như Mitsubishi, Nissan, Mazda,.. Nửa đầu năm 2020, do ảnh hưởng của...