Cẩm nang giúp thanh lọc cơ thể
Đã đến lúc bạn áp dụng một chế độ dinh dưỡng mới để thanh lọc cơ thể sau những ngày tết triền miên trong các món ăn ngấy mỡ và ngọt sắc.
1. Uống nhiều nước
Nước có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, rút ngắn thời gian chất thải của cơ thể lưu lại trong ruột, làm giảm sự hấp thụ ngược của chất độc, và hoà tan các độc tố tan trong nước. Tốt nhất bạn nên uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy.
2. Mỗi tuần ăn chay 2 ngày
Bạn nên ăn chay 2 lần/tuần để dạ dày và ruột có cơ hội được “nghỉ ngơi”. Bởi quá nhiều thực phẩm mang tính kích thích hay quá nhiều chất béo sẽ khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể sản sinh ra một lượng lớn chất độc, tạo ra gánh nặng lớn cho dạ dày và ruột.
3. Ăn nhiều thực phẩm tươi và thực phẩm hữu cơ
Bạn không nên ăn nhiều các loại thưc phẩm đã qua chế biến, thực phẩm đông lạnh và các thức uống lạnh. Các loại thực phẩm này thường có nhiều chất tạo màu và chất bảo quản, không có lợi cho sức khỏe.
4. Khống chế lượng muối nạp vào cơ thể trong bữa ăn hàng ngày
Hàm lượng muối quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bí tiểu, bí mồ hôi, khiến nước bị tích tụ lại trong cơ thể.
Video đang HOT
5. Bổ sung các chất chống ôxy hoá với liều lượng thích hợp
Bạn cần bổ sung các chất chống ôxy hoá như vitamin C và E… với liều lượng thích hợp để giúp loại trừ các phân tử gốc tự do trong cơ thể.
6. Không nên ăn quá nhanh, nên nhai chậm
Như vậy lượng nước bọt được tiết ra có thể trung hoà được các loại độc tố, tạo ra hàng loạt các chuỗi phản ứng có ích để bài thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Theo Dân trí
Điểm mặt hóa chất gây hại "giấu mặt" trong thực phẩm
Các chị em - những bà nội trợ hãy đặc biệt lưu ý nhé vì dù là hóa chất nhân tạo hay hóa chất tự nhiên đều không tốt cho sức khỏe con người.
Dù là hóa chất nhân tạo hay hóa chất tự nhiên thì đều không tốt cho sức khỏe con người. Hóa chất được thêm vào thực phẩm bạn ăn từ khi bạn còn là một bào thai. trong bụng mẹ. Vì thế, bạn cần hiểu và tránh về các loại phụ gia thực phẩm, hóa chất nhân tạo để lựa chọn thực phẩm tự nhiên hơn dễ dàng hơn.
Hóa chất thường được thêm vào thực phẩm nhằm giữ cho thực phẩm tươi lâu hoặc tạo màu sắc cho thực phẩm.
Đường hóa học
Các chất đường hóa học có chứa một chất gọi là PKU, hoặc phenylketonuria - một chất có tính độc hại có thể dẫn đến chậm phát triển về thần kinh. Một số nhà khoa học tin rằng aspartame còn có thể gây ra sự thay đổi trong chức năng của não và thậm chí dẫn tới thay đổi hành vi ở những người tiêu thụ nó.
Nếu bạn đang mang thai, tránh ăn đường hóa học và tuyệt đối không cho con bạn ăn những loại thức ăn có hóa chất này. Ngoài ra, các chất làm ngọt nhân tạo và đường hóa học cũng được coi là tác nhân có liên quan đến bệnh ung thư.
Thuốc trừ sâu và hóa chất trong thực phẩm
Có khoảng 3 triệu trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu trên toàn thế giới vào năm 1996, theo Tổ chức Y tế Thế giới với hai mươi ngàn ca tử vong. Ở hầu hết các nước, trái cây như dâu tây, nho, cà chua có chứa tối thiểu là 6 loại thuốc trừ sâu khác nhau.
Và khoảng 89-99 % các loại trái cây tươi, rau và ngũ cốc đều được phun thuốc trừ sâu để bảo quản và giúp phát triển. Bộ Nông nghiệp Thực phẩm và Thuỷ sản thế giới cho biết, lượng hóa chất dùng cho cà rốt cao hơn 25 lần so với giới hạn an toàn cho phép. Và một thử nghiệm trên rau diếp cho thấy mức độ hóa học trong loại rau này cao hơn 10% so với giới hạn an toàn.
Nhiều hóa chất cần tránh khác
Có rất nhiều hóa chất nên tránh, nhưng bạn có thể lưu ý một số hóa chất sau:
- Chất tạo màu: màu xanh ở cấp độ 2, màu đỏ ở cấp độ 3, màu vàng ở cấp độ 5 & 6, màu da cam và màu xanh lá cây ở cấp độ 3
- Hydro hóa dầu thực vật
- Dầu thực vật hydro hóa một phần
- Mỡ tổng hợp (Olean hay olestra)
- Natri nitrat
- Bột ngọt momosodium glutamate (MSG)
- Kali benozoate
- Sulfur dioxide
- Natri sunfit
- Acid benzoic
Có thể nói với hơn 14.000 hóa chất được "bổ sung" một cách vô tình hay cố ý vào thực phẩm thì cũng đều là mối đe dọa cho sức khỏe con người.
Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, bạn hãy lưu ý đọc kĩ các nhãn mác của hàng hóa trước khi quyết định lựa chọn.
Theo PLXH