Cắm máy nguyên tuần để tải game và những nỗi khổ của game thủ Việt thời Internet mới phổ cập
Chắc chắn chẳng game thủ nào có thể quên được một vùng ký ức như thế này.
Nói chơi game thời xưa khổ thì có khổ, thế nhưng chắc chắn, đôi khi chính những thiếu thốn về mặt vật chất, tài nguyên ấy lại mang các game thủ Việt thời kỳ đầu xích lại gần nhau hơn. Cụ thể, ở thời điểm ấy, chỉ cần được chơi game, bàn luận về game thôi là cũng đủ thấy thích rồi. Và nếu như để nhắc tới những nỗi khổ của game thủ Việt thời kỳ đầu, chắc hẳn chẳng ít người chơi trẻ tuổi, thuộc thế hệ sau này sẽ phải cảm thấy ngạc nhiên đấy.
Cắm máy nguyên một tuần để tải game
Thời đấy làm gì có Internet cáp quang, mạng 3G hay 4G như thời điểm hiện tại, thậm chí, tốc độ tải có khi phải tính bằng KB/s. Thế nhưng, không ít game thủ vẫn chẳng ngại ngần ngồi cắm máy đêm khuya, thậm chí cắm máy xuyên ngày xuyên tuần chỉ để tải được tựa game mà mình yêu thích.
Cứ nhìn bức ảnh trên là biết, đôi khi, có những tựa game siêu nặng, kết hợp với tốc độ mạng siêu cùi đã khiến cho thời gian tải game đôi khi phải lên tới con số cả chục năm chứ chẳng đùa.
Phải tự bỏ tiền ra mua đĩa, mày mò cách cài game
Ngược dòng thời gian về trước, bên cạnh việc vác USB hay ổ cứng đi cóp game thì chắc chắn, một trong những cách để sở hữu game đơn giản nhất chính là mua đĩa về cài. Với những mức giá khác nhau dao động từ 8-10k/ chiếc, có những tựa game khiến người chơi phải bỏ ra số tiền lên tới trên 50k (tương đối lớn ở thời điểm ấy) để sở hữu.
Video đang HOT
Mà đâu phải cứ mua đĩa là xong. Về nhà còn phải tìm cách cài, chưa kể, các game thủ Việt còn phải đối diện với vô số những rủi ro như đĩa hỏng, xước, ổ không nhận. Thế mới thấy, được chơi game không phải là dễ nhé.
Không có sẵn Google hay YouTube để chỉ dẫn đường đi nước bước
Phải thừa nhận một thực tế rằng chơi game ngày xưa rất khó. Không phải vì đơn thuần các tựa game khó mà sự khó chính nằm ở chỗ các game thủ phải tự thân tự lực từng chút một. Tất cả bí ẩn, nhiệm vụ ngóc ngách trong từng tựa game đều phải tự tìm hiểu và chắc chắn, chẳng có YouTuber hay nhan nhản các trang fanpage, diễn đàn hướng dẫn bạn như bây giờ đâu.
Tất nhiên, ở thời đó cũng có một số diễn đàn game mọc lên, nhưng để tìm được đúng chủ đề quan tâm thì mất không ít thời gian. Không phải cứ Google search một từ khóa như bây giờ là ra đâu.
Chẳng có giải đấu, phong trào hay livestream để theo dõi
Ở thời điểm ấy, mọi thông tin liên quan tới game đều tương đối hạn chế. Chẳng có các streamer, những trang tin hay các group diễn đàn như hiện tại, tất cả chỉ có thể thông qua diễn đàn hoặc một số buổi gặp gỡ, offline bên ngoài mà thôi.
Thời xưa thì làm gì
Các giải đấu cũng cực kỳ hạn chế, và thậm chí nếu có, game thủ cũng chẳng có cách nào để theo dõi ngoài việc phải ra tận hàng net để xem.
Mua đĩa, ra net cắm USB và những cách tải game thời chưa Internet, giới trẻ khó mà biết
Thời chưa có Internet, game thủ Việt vẫn có thể tải game thông qua những cách sau.
Trong quá khứ, khi Internet thậm chí còn chưa phổ cập rộng rãi, các game thủ Việt vẫn có thể chơi game tại gia thay vì ra ngoài net. Chắc chắn, nghe tới đây, thế hệ trẻ ngày nay sẽ phải thắc mắc "Game ở đâu mà chơi". Cũng dễ hiểu thôi, vì ở thời đó làm gì có những App Store, Google Play hay Steam và Epic Games - nơi có sẵn hàng ngàn, hàng vạn tựa game cho chúng ta lựa chọn như bây giờ. Muốn có game trong máy tính bàn thì chỉ có một số phương án dưới đây.
Mua đĩa game
Thời xưa, việc mua đĩa CD game đã trở thành một trong những văn hóa cực kỳ quen thuộc của game thủ. Tuy rằng ở thời điểm hiện tại, những cửa hàng băng đĩa cũng dần dần biến mất theo sự phát triển của công nghệ, thế nhưng khoảng hơn 20 năm về trước, chúng là thiên đường dành cho không ít game thủ.
Một góc của cửa hàng đĩa game thời xưa
Đĩa game PC thời xưa đây
Và nên nhớ, giá đĩa thời đấy cũng không hề rẻ nhé. Một đĩa CD games sẽ có giá khoảng 8.000 - 10.000 VND tùy theo cửa hàng. Nhưng nên nhớ, rất ít trò chơi chỉ bao gồm 1 đĩa. Có những tựa game thậm chí còn khiến người chơi phải cài lần lượt 4-5 đĩa nữa là. Chưa kể, một số game còn yêu cầu ổ đĩa ảo, đuôi iso cũng làm khó cho không ít game thủ. Và ở thời điểm ấy, ước muốn của không ít game thủ Việt chắc chắn là có thể bê nguyên cả cửa hàng đĩa game đấy về nhà của mình. Đó cũng là lý do mà nếu để ý, trong các PC ngày xưa, lúc nào chúng ta cũng sẽ có một đầu đọc đĩa CD là thế đấy.
Cầm USB ra net
Đây là phương án tiết kiệm nhất có thể và cũng bắt đầu được nhiều game thủ áp dụng sau khi USB trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng dẫn tới không ít những lần dở khóc dở cười khi chắc chắn, rất nhiều game thủ từng hồn nhiên tới mức chỉ cóp mỗi icon trên Desktop của các quán net mà quên mất rằng thứ mình cần lại là bộ cài. Để rồi khi mở lên, thay vì tựa game hiện ra, chỉ có một dòng chữ Data not found lạnh lùng mà thôi.
Game trên net cỏ thời xưa cũng phong phú như thế này đây
Mang ổ cứng sang nhà bạn bè
Nếu như không có tiền mua đĩa hay ra net, cách tốt nhất là nhờ vả những người bạn thân của mình. Và một trong những phương án đơn giản, tối ưu chính là xách nguyên cả ổ cứng sang nhà bạn để cóp game.
Thực tế, đây cũng là phương án được rất nhiều sinh viên Việt thời đấy áp dụng. Rẻ, nhẹ chỉ mỗi tội hơi mất công một chút mà thôi.
Những khung cảnh quen thuộc của game thủ Việt thời còn chưa có Internet, nhìn là thấy cả bầu trời kỷ niệm (p2) Những hình ảnh đáng quý gợi về không biết bao nhiêu cảm xúc cho thế hệ các game thủ. Thế hệ game thủ thời nay có vô vàn những thú vui để giải trí. Chỉ với một chiếc smartphone, chúng có thể thỏa thích tìm kiếm, hòa mình vào những cái tên như PUBG Mobile, Liên Quân Mobile hay Free Fire. Tuy nhiên,...