Cẩm Kim “chạy nước rút” về đích tháng 6
Xã Cẩm Kim, TP.Hội An ( Quảng Nam) nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, với 3 mặt giáp sông. Ông Phan Trọng Nhân – Bí thư Đảng ủy xã cho biết, do điều kiện tự nhiên, nên ở Cẩm Kim kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao, giá trị sản xuất thấp và bấp bênh.
Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội thiếu đồng bộ, hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, đường trục xã, liên xã, cầu Cẩm Kim có mặt cắt hẹp, thiếu an toàn; nhiều tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng.
Trường học, đường giao thông được Cẩm Kim quan tâm đầu tư tạo “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển. Ảnh: Q.L
Hiện địa phương còn 3 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm, Quốc phòng và An ninh đang gấp rút hoàn thành.
Tỷ lệ đường giao thông nội đồng, kênh mương được kiên cố hóa đạt thấp, các trạm bơm hư hỏng nặng, thiếu hiệu quả trong phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngành nghề và dịch vụ nông thôn còn nhỏ lẻ, phân tán, các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển chưa mạnh. Đời sống, mức thu nhập của đại bộ phận nhân dân của xã còn thấp.
Do xuất phát điểm còn thấp như vậy nên xã Cẩm Kim chỉ được đưa vào nhóm xã phấn đấu đạt chuẩn NTM của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020.
Video đang HOT
Bà Phan Thị Bích Hạnh – cán bộ chuyên trách NTM xã cho biết, khi bắt đầu Chương trình NTM cùng với 4 xã trên địa bàn thành phố vào năm 2011, Cẩm Kim mới đạt 4/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người đạt 14,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 12,1%.
Ông Huỳnh Ngọc Hùng – Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim cho biết, được sự hỗ trợ của trung ương, tỉnh và TP.Hội An cùng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trên địa bàn xã, sự tham gia của người dân, đến cuối năm 2019, xã Cẩm Kim đã đạt 16/19 tiêu chí NTM, tăng 12 tiêu chí so với năm 2011 và tăng 8 tiêu chí so với cuối năm 2015.
Giai đoạn 2016-2019, xã Cẩm Kim đã triển khai 24 công trình xây dựng cơ bản trên lĩnh vực giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cải thiện vệ sinh môi trường, điện chiếu sáng và phục vụ sản xuất… với tổng mức đầu tư 31,7 tỷ đồng.
Cùng với nguồn vốn Chương trình NTM, từ năm 2017 đến nay, HĐND TP.Hội An đã ban hành Nghị quyết xây dựng Làng quê – Làng nghề sinh thái xã Cẩm Kim giai đoạn 2017-2022 với bình quân hằng năm, ngân sách thành phố hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng để phát triển kính tế xã hội trên địa bàn xã Cẩm Kim.
Năm 2019 là năm đầu tiên xã Cẩm Kim có mức thu nhập bình quân đầu người đạt chuẩn tiêu chí NTM với mức 41,38 triệu đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2011 và không còn hộ nghèo. “Năm 2020, xã Cẩm Kim phấn đấu đạt chuẩn xã NTM như đã cam kết với tỉnh và thành phố, đặc biệt địa phương phải tăng tốc để hoàn thành mục tiêu này trước tháng 6/2020 theo yêu cầu của tỉnh” – ông Hùng cho biết.
Ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An, Phó Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM thành phố cho biết, việc Cẩm Kim đạt chuẩn xã NTM là điều kiện quyết định để TP.Hội An hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong năm 2020.
Đà Nẵng: Dân ở đây nuôi cá, trồng rau bỏ túi hàng trăm triệu đồng
Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, nhờ có hướng khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp, hình thành nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập 200-300 triệu đồng/năm.
Miền quê "thay áo mới"
Về Hòa Khương bây giờ, điều dễ cảm nhận là sự đổi thay mạnh mẽ ở khắp các làng quê: Nhà cửa được xây mới khang trang, đường sá sạch đẹp... Niềm vui đến với cán bộ và nhân dân Hòa Khương khi đầu tháng 9/2019 vừa qua, xã được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng công nhận lại xã đạt chuẩn NTM (giai đoạn 2017-2020).
Mô hình trồng rau thủy canh cho thu nhập cao ở xã Hòa Khương. Ảnh: T.H
Ông Nguyễn Chí Trí - Chủ tịch UBND xã Hòa Khương cho biết, xã đã cán đích NTM lần đầu vào năm 2014, đó là kết quả đáng biểu dương của một quá trình nỗ lực phấn đấu, thể hiện sự hòa hợp ý Đảng lòng dân.
Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi", sau 10 năm thực hiện xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của xã thay đổi toàn diện; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ đã đáp ứng yêu cầu phát triển, sản xuất của người dân. Nhất là đời sống nhân dân nâng lên rõ rệt, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Được sự quan tâm giúp đỡ của thành phố, huyện và các ban, ngành, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân trong việc hiến đất, vật kiến trúc, cây cối hoa màu và đóng góp kinh phí, nhân công để xây dựng đường giao thông nông thôn, đến nay toàn xã đã đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn đạt chuẩn và trên chuẩn quy định.
Giai đoạn 2011-2019, toàn xã Hòa Khương có 65,3km đường giao thông được đầu tư xây mới, nâng cấp, mở rộng, trong đó: Đường huyện 8,1km; đường xã, liên thôn 18,6km; đường kiệt hẻm 33,8km; đường giao thông nội đồng 4,8km.
"Ngoài giao thông, các tiêu chí khác như thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, điện, trường học, y tế, chợ... cũng được địa phương đầu tư xây dựng, nâng cấp. Nhờ vậy, xã luôn giữ được danh hiệu xã NTM, các tiêu chí không những được giữ vững mà ngày càng nâng cao..." - ông Trí vui mừng nói.
Nhiều mô hình cho thu nhập 200-300 triệu/năm
Ông Nguyễn Kế Hiệp - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Khương cho biết, việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng NTM. Chính vì thế, thời gian qua, bên cạnh việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, Đảng ủy, UBND xã chú trọng phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nhờ đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên lĩnh vực nông nghiệp.
Những năm qua, Hòa Khương đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế, đề án làm ăn có hiệu quả như: Trồng rau sạch, rau hữu cơ, trồng nấm rơm, sản xuất lúa hữu cơ, nuôi cá nước ngọt, nuôi gà thả vườn..., giúp cho hàng trăm hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. "Điển hình là mô hình nuôi cá của hộ ông Nguyễn Liễu, Trần Văn Chính (thôn Phú Sơn 2); hay mô hình trồng rau thủy canh theo hướng công nghệ cao của anh Lê Văn Tuấn (ở Đồng Xanh - Đồng Nghệ). Những hộ này có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/hộ/năm" - ông Hiệp cho biết.
Đối với ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ cũng đang được địa phương đẩy mạnh, với các ngành nghề: Gia công đồ sắt, nhà máy dập tôn, cơ khí, sửa chữa ôtô, xây dựng, gạch tuynel. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, nhất là kinh tế tư nhân đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ buôn bán, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ vận tải ôtô hàng hóa.
Ông Hiệp cho hay, ngoài việc chú trọng xây dựng NTM, thời gian qua xã luôn quan tâm đến Chương trình mỗi xã, một sản phẩm (OCOP). Hòa Khương chọn các sản phẩm tiêu biểu như: Rau sạch, lúa hữu cơ, nấm... Địa phương đang tập trung đầu tư phát triển chất lượng các sản phẩm này để xây dựng sản phẩm OCOP.
Quảng Nam: Nghề độc đáo, làm 364 ngày, chỉ được nghỉ mùng 1 Tết Quyết giữ nghề cha ông truyền lại để kiếm cơm mưu sinh và phát huy giá trị, nghề làm sợi mì cao lầu của gia đình ông Tạ Ngọc Em (hay còn gọi là ông Trái), phường Cẩm Châu, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam đến nay đã lưu truyền qua 4 thế hệ và còn tiếp tục làm nên những sợi mì cao...