Cam kết không nằm ghép có chạy theo thành tích?
Trong Chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời”, ngày 12/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã giải đáp liệu những cam kết giải quyết tình trạng nằm ghép trong bệnh viện có thực sự nghiêm túc hay chỉ là chạy theo thành tích.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Thưa Bộ trưởng, chúng tôi là người dân mỗi lần đi khám bệnh hay nằm viện đều cảm thấy rất mệt mỏi và vất vả với sự quá tải tại các bệnh viện. Chúng tôi được biết, đến nay đã có hơn 40 BV tuyến Trung ương và BV thuộc Sở Y tế TPHCM đã ký cam kết không để bệnh nhân nằm ghép. Khi nghe tin này, người dân như chúng tôi cảm thấy rất vui mừng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lo ngại liệu các cơ sở y tế có vì chạy theo thành tích mà ký cam kết, rồi đẩy cái khó về phía bệnh nhân. Bởi trên thực tế có khá nhiều BV trong số này vẫn đang quá tải trầm trọng?
Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Chúng tôi nghĩ rằng việc ký cam kết này không phải chạy theo thành tích. Bởi lẽ, các BV ký cam kết đều có sự trao đổi, bàn bạc kỹ lưỡng trong nội bộ, khi cảm thấy có khả năng thực hiện thì mới ký cam kết.
Điều này được chứng minh qua số giường bệnh của các BV ký cam kết trong thời gian qua đã tăng do có đầu tư của Nhà nước và từ các nguồn lực khác. Bên cạnh đó, có những BV đã xây dựng cơ sở mới như như cơ sở 3 của BV Ung bướu TW hay việc khánh thành, đưa vào hoạt động một số tòa nhà mới tại BV Việt Đức, BV Nhi TW…
Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ Y tế cũng đã triển khai mạng lưới 45 BV vệ tinh tuyến tỉnh nhận chuyển giao các kỹ thuật cao và đào tạo nhân lực từ các BV tuyến TW và các BV tuyến cuối của TPHCM. Có những BV tuyến tỉnh đã thực hiện được một số kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch, chấn thương chỉnh hình, điều trị ung thư…
Thưa Bộ trưởng, có nhiều thư của người dân gửi đến thắc mắc, tại sao một số BV lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy, Chấn thương Chỉnh hình… vốn thường xuyên quá tải và xảy ra tình trạng nằm ghép thì lại không ký cam kết này?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Tôi cho rằng đòi hỏi này của người dân là đúng. Bởi vì với những BV này có cơ sở rất chật hẹp, số giường bệnh không tăng thì không thể thực hiện cam kết không nằm ghép.
Tới nay, có 23/38 số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã ký cam kết không nằm ghép, trong đó có 10 bệnh viện đa khoa và 13 bệnh viện chuyên khoa. 12 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép ngay sau khi vào viện; 9 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép sau 24 giờ vào viện và 2 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép sau 48 giờ vào viện. Số bệnh viện tuyến cuối của TPHCM đã ký cam kết là 18/31, trong đó: 7 bệnh viện đa khoa và 11 bệnh viện chuyên khoa. 6 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép ngay sau khi vào viện; 8 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép sau 24 giờ vào viện và 4 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép sau 48 giờ vào viện.
Thời gian tới, BV Bạch Mai sẽ hoàn thành xây dựng tòa nhà 19 tầng còn BV Chợ Rẫy sẽ khánh thành Trung tâm Ung bướu, qua đó tăng số giường bệnh thì mới có khả năng giảm bệnh nhân nằm ghép.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần tuyên truyền cho người dân biết rằng ở những bệnh viện này, có quá tải thật nhưng cũng có quá tải “ảo”.
Theo khảo sát độc lập của chúng tôi, khoảng 30-60% bệnh nhân điều trị ở những BV tuyến cuối hoàn toàn có thể được điều trị tốt ở tuyến dưới với kỹ thuật tương đương và điều kiện chăm sóc tốt hơn.
Hơn nữa, thời gian nằm viện cũng cần được rút ngắn khi cần thiết. Bởi quy trình khám chữa bệnh đến khi đạt hiệu quả thì phải ra viện, tránh nằm lâu dễ bị nhiễm trùng BV và không hiệu quả về mặt kinh tế cho chính người dân và cho BV.
Một người dân hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế: Theo Luật BHYT sửa đổi mới có hiệu lực, khi tham gia BHYT bắt buộc, người dân phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Từ trước đến nay, tôi vẫn có thể chỉ mua cho mình, nhưng đến nay phải mua cho cả nhà. Đối với người dân như chúng tôi thì việc này rất tốn kém, nên tôi không đồng ý với quy định như vậy. Bộ trưởng có ý kiến như nào về suy nghĩ này?
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Tôi rất thông cảm với người dân, tuy nhiên, đây là kinh nghiệm của các nước đã từng trải qua để tiến tới BHYT toàn dân, khi họ có điều kiện kinh tế, xã hội tương đương như nước ta hiện nay.
Khi tham gia theo hộ gia đình, quyền lợi được tăng lên. Hiện nay, mệnh giá BHYT là 621.000 đồng cho người đầu tiên nhưng mức phí đóng với người thứ hai, thứ ba… sẽ được giảm đi chỉ còn tương ứng là 80%, 70%… Đến người thứ năm thì chỉ phải đóng 40% mệnh giá hiện hành. Như vậy, càng nhiều người tham gia thì số tiền phải đóng càng giảm.
Ngoài ra, một số đối tượng như người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công, trẻ em dưới 6 tuổi… đã được Nhà nước bao cấp hoàn toàn và trả hết chi phí theo quy định của bảo hiểm.
Cũng phải nói rằng Việt Nam cũng là một trong số những nước có gói dịch vụ BHYT mà người dân được hưởng cao. Chẳng hạn như một số nước trong cùng khu vực, với mệnh giá tham gia BHYT từ 80-120 USD, chỉ cho người bị bệnh ung thư được điều trị với 4 loại thuốc. Trong khi mức đóng ở Việt Nam tính ra tương đương 30 USD, nhưng người bệnh được điều trị với 10 loại thuốc ung thư, cả chạy thân nhân tạo và một số kỹ thuật cao với mức khoảng 40 triệu đồng/lần điều trị. Khi người dân tham gia BHYT trên 5 năm thì được quyền lợi cao hơn nữa.
Trong lộ trình giá dịch vụ tiến tới tính đúng, tính đủ theo Nghị quyết của Quốc hội trong thời gian tới, thì rõ ràng tham gia BHYT đem lại quyền lợi rất nhiều cho người dân; đồng thời, sẽ tránh rủi ro cho người dân, đặc biệt là những người không may bị bệnh.
Luật BHYT đã đi vào cuộc sống 3 tháng, khi triển khai Bộ có gặp khó khăn gì, việc triển khai tại các địa phương có gì vướng mắc?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Khó khăn thứ nhất là do công tác tuyên truyền chưa rộng, chưa sâu, chưa hiệu quả nên người dân chưa thấy hết những quyền lợi khi tham gia BHYT.
Hơn nữa, một số địa phương vẫn quan niệm BHYT là công tác của riêng ngành Y tế và BHXH nhưng chỉ khi có sự tham gia tích cực hơn nữa của các địa phương trong công tác tuyên truyền cũng như kêu gọi nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng người cận nghèo hay các hộ nông dân với mức sống trung bình thì BHYT toàn dân mới được thực hiện hiệu quả.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Hiền Minh (thực hiện)
Theo_Báo Chính Phủ
Các bảo mẫu đánh trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn cũng là người mồ côi
"Trung tâm đã quyết định tạm đình chỉ công tác 3 bảo mẫu có hành vi đánh trẻ", bà Nguyễn Thị Kim Tiên - Giám đốc Trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân cho biết.
Đình chỉ công tác 3 bảo mẫu
Liên quan đến việc bảo mẫu có hành vi hành hạ trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn, chiều ngày 6/4, bà Nguyễn Thị Kim Tiên - Giám đốc Trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết, đã tiến hành đình chỉ công tác 3 bảo mẫu.
Cụ thể, theo bà Tiên thì sau khi nhận được thông tin qua báo chí, Trung tâm đã tiến hành xác minh, họp ban giám đốc và đình chỉ 3 cô Vũ Thị Quý (SN 1963), Trần Thị Thu Trinh (SN 1971), Nguyễn Thị Lan (1969) đang làm việc tại khoa măng non.
Trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân - nơi xảy ra việc các bảo mẫu hành hạ trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn.
"Các cô này là trẻ mồ côi lớn lên từ Trung tâm 2 và nay là Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, trình độ văn hoá lớp 6, lớp 7. Khi tuyển vào, Trung tâm cũng tạo điều kiện cho 2 cô tham gia lớp học bổ túc văn hoá những lớp bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc trẻ HIV.
Những cô này có trình độ văn hoá thấp, tâm tính hay thay đổi, mức độ kiềm chế thấp so với những cô được đào tạo bài bản", bà Tiên giải thích.
Nói về chủ trương của Trung tâm bà Tiên nhấn mạnh: "Chủ trương của ban giám đốc là nghiêm cấm xâm hại trẻ em dưới bất cứ hình thức nào.
Hầu hết các nhân viên ở đây khi bước vào công việc đều thể hiện sự hi sinh, chăm sóc bằng tình thương của người mẹ, vừa làm công tác xã hội vừa làm vai trò của người mẹ".
Theo bà Nguyễn Thị Kim Tiên, giám đốc Trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân thì sau khi có thông tin trên báo chí, ban giám đốc Trung tâm đã hợp và xác minh qua đó đã đình chỉ 3 bảo mẫu.
Bên cạnh đó bà Tiên cũng thừa nhận sự việc vừa rồi xảy ra tại Trung tâm và thời gian là vào sáng sớm, lúc chuẩn bị chuyển giữa ca đêm và ca ngày nên sự việc kiểm tra, giám sát chưa được chặt chẽ.
Trong bản kiểm điểm, cô Thu Trinh giải thích khi cho cháu ăn, bé bị ói nên cô lấy tay ấn, vỗ lên trán và cam kết không đánh. Còn cô Lan thì thừa nhận có nhéo tai do bé nghịch và đánh một bé khác trong khoa.
Sau đó cô bắt trẻ ngồi xuống ghế chứ không đánh đập. Cô Quý thì cho rằng do cháu vừa bị HIV vừa bị bệnh não nên khi cho cháu ăn có đánh nhẹ vào chân chứ không gây bầm, xây xát.
Vị Giám đốc Trung tâm cũng khẳng định thời gian qua hàng ngày công tác tiến hành kiểm tra giám sát không hề phát hiện các cháu bị tím bầm, thương tích. Cụ thể bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra hàng ngày nhưng không hề phát hiện có vết thương.
Hình ảnh cắt từ clip.
5 bảo mẫu đánh trẻ chứ không phải 3
Trước lời khẳng định của giám đốc Trung tâm, chúng tôi mời bà xem clip đã được đăng trên báo. Qua clip bà Tiên cho rằng không phải 3 cô tham gia đánh các cháu mà là 5 cô.
Sau khi xem clip bà Tiên cho biết có 5 bảo mẫu tham gia hành hạ trẻ trong bữa ăn chứ không phải 3 như thông tin ban đầu
Cũng qua clip bà cho rằng các bảo mẫu đã không trung thực trong quá trình làm bảng kiểm điểm.
Liên quan đến vấn đề xử lý, bà Tiên cho rằng tất cả những hành vi này Trung tâm sẽ báo cáo lên sở sau đó sẽ tiến hành xử lý nghiêm khắc, sai đến đâu xử lý đến đó chứ không bao che.
"Qua clip cho thấy kết quả thanh tra giám sát của Trung tâm không mang lại hiểu quả như mong đợi.
Thời gian tới Trung tâm sẽ tiến hành lắp camera giám sát, sau đó khi vào làm việc ban giám đốc sẽ xem lại camera nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý ngay không để xảy ra tình trạng như vừa qua", bà Tiên thừa nhận và cho biết.
Các bé nhiễm HIV được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân
Cũng liên qua đến sự việc này, chiều ngày 6/4, trao đổi với chúng tôi bà Nguyễn Thành Phụng, Trưởng phòng bảo trợ trẻ em sở Lao động thương binh và xã hội TP.HCM cho biết mới nghe thông tin qua báo chí.
"Sau khi biết thông tin, chúng tôi đã yêu cầu Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân báo cáo sự việc. Từ kết quả báo cáo của Trung tâm chúng tôi sẽ xem xét và tiến hành xử lý nhưng người tham gia đánh trẻ", bà Phụng cho biết thêm.
Theo Trí Thức Trẻ
Sẽ ghi hình học sinh không đội mũ bảo hiểm Sáng 6.4, lực lượng CSGT của TP.HCM đã kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá việc thực hiện đội mũ bảo hiểm (MBH) của học sinh tại các trường, đặc biệt là bậc tiểu học. Nhiều phụ huynh vi phạm việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em - Ảnh: Đức Tiến Mặc dù có thông tin từ ngày 6 - 9.4, CSGT sẽ...