Cam kết của chính phủ mới tại I-ta-li-a
Quốc hội I-ta-li-a mới đây chính thức thông qua thành phần chính phủ liên minh do Thủ tướng G.Côn-tê đứng đầu, chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần một tháng tại nước này. Chính phủ mới của I-ta-li-a đã đưa ra các cam kết nhằm thúc đẩy phát triển đất nước trong thời gian tới, đồng thời cũng tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Liên hiệp châu Âu (EU).
Thủ tướng I-ta-li-a G.Côn-tê (bên trái) gặp lãnh đạo EC tại Brúc-xen, Bỉ. Ảnh ROI-TƠ
Với 169 phiếu thuận, 133 phiếu chống và năm phiếu trắng, Thượng viện I-ta-li-a chính thức thông qua thành phần chính phủ của liên minh ba đảng là Phong trào 5 sao (M5S), Dân chủ (PD), Tự do và Công bằng (LeU) do Thủ tướng G.Côn-tê đứng đầu. Trước đó, chính phủ của Thủ tướng G.Côn-tê cũng vượt qua vòng bỏ phiếu tín nhiệm về chương trình chính sách mới, trong đó bao gồm kế hoạch ngân sách năm 2020, tại Hạ viện với kết quả 343 phiếu thuận và 263 phiếu chống. Chính phủ liên minh mới được thông qua đã kết thúc những lo ngại về một cuộc bầu cử sớm hay cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài tại I-ta-li-a.
Chính phủ I-ta-li-a rơi vào cuộc khủng hoảng do những rạn nứt trong liên minh cầm quyền giữa đảng Liên đoàn và M5S khó có thể hàn gắn. ảng Liên đoàn đã rút khỏi liên minh với M5S, đồng thời đề xuất bầu cử sớm. Ngày 20-8 vừa qua, ông G.Côn-tê tuyên bố từ chức Thủ tướng I-ta-li-a, buộc Tổng thống X.Mát-ta-rê-la phải tiến hành các cuộc tham vấn với các chính đảng nhằm tìm giải pháp sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị. Ngày 28-8, đảng M5S và PD đạt được thỏa thuận thành lập một chính phủ liên minh mới, giúp I-ta-li-a tránh được cuộc bầu cử trước thời hạn. Ông G.Côn-tê cũng được chỉ định tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng trong chính phủ mới.
Với việc được Quốc hội lưỡng viện I-ta-li-a thông qua, chính phủ mới của Thủ tướng G.Côn-tê sẽ có 21 bộ, trong đó, ba đảng liên minh nắm giữ 20 ghế bộ trưởng và vị trí Bộ trưởng Nội vụ được trao cho một nhân vật trung lập, không thuộc đảng nào. Chính phủ liên minh M5S – PD – LeU cam kết thực hiện chính sách kinh tế mở, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng với các ưu tiên hoãn tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng mức lương tối thiểu, tăng trợ cấp phúc lợi xã hội, đẩy mạnh áp dụng khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ số, đầu tư phát triển kinh tế cho khu vực miền nam, cam kết theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh bền vững. Cải cách Hiến pháp, luật bầu cử, cắt giảm số lượng nghị sĩ và xem xét lại các đạo luật an ninh mới được ban hành cũng là những mục tiêu ưu tiên của chính phủ mới. Bên cạnh đó, trong quan hệ với EU, I-ta-li-a đặt mục tiêu trở thành một trong những bên quan trọng của giai đoạn tái khởi động và làm mới EU; thúc đẩy những thay đổi cần thiết trong các quy định của EU hiện nay; giảm các ràng buộc của EU với I-ta-li-a trong vấn đề nợ công và tăng trưởng.
Video đang HOT
Nhằm tìm kiếm sự ủng hộ các chính sách của chính phủ mới, Thủ tướng G.Côn-tê vừa có các cuộc gặp với lãnh đạo EU tại Brúc-xen, Bỉ. Trả lời báo chí sau cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) mới đắc cử U.Lây-en, Chủ tịch EC đương nhiệm G.Giăng-cơ và Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) .Tu-xcơ, ông G.Côn-tê nêu rõ, mục tiêu của Chính phủ I-ta-li-a là giảm nợ công thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đầu tư. Ông G.Côn-tê bày tỏ hy vọng, EU sẽ hỗ trợ kế hoạch của Rô-ma và cho chính phủ mới thêm thời gian nhằm giảm nợ công. Nhà lãnh đạo I-ta-li-a cho biết, I-ta-li-a cần thời gian nhằm đạt được các mục tiêu tài chính và đầu tư vào các dự án số hóa, định hướng hệ thống công nghiệp theo hướng nền kinh tế “xanh”, cũng như phục hồi khu vực miền nam kém phát triển.
Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s nhận định, sự hình thành chính phủ liên minh mới sẽ tạo nên thời kỳ ổn định chính trị tại I-ta-li-a và quốc gia Nam Âu này cũng có thể sớm trình lên EU dự thảo ngân sách năm 2020. Cuộc khủng hoảng chính trị kết thúc mở ra cơ hội để I-ta-li-a tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn trong nước cũng như những vướng mắc với Brúc-xen; đồng thời triển khai chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế, tăng cường vai trò trong EU.
NHƯ NGỌC
Theo NDĐT
Sau 'cuộc thảo luận marathon' kéo dài 3 ngày, Ủy ban châu Âu sẽ có nữ Chủ tịch đầu tiên
Tối 2/7, tại Brussels (Bỉ), 28 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã đi đến thống nhất về danh sách đề cử các chức danh chủ chốt của khối cho nhiệm kỳ mới, trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng của Đức, bà Ursula von der Leyen, được giới thiệu làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
EU thống nhất danh sách ứng viên cho các chức danh chủ chốt. (Nguồn: BBC)
Theo thỏa thuận, Thủ tướng Bỉ Charles Michel sẽ giữ chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell làm Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde giữ chức Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Trong cuộc họp báo sau cuộc họp diễn ra căng thẳng trong 3 ngày, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã hoan nghênh thỏa thuận khi lần đầu tiên có hai vị trí lãnh đạo then chốt của EU được dành cho phụ nữ.
Ông Tusk bày tỏ "hoàn toàn chắc chắn" rằng, lãnh đạo mới của khối sẽ không thay đổi quan điểm và không đưa ra những nhượng bộ đối với thỏa thuận về việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, sau một cuộc thảo luận marathon, bà Ursula von der Leyen đã nhận được sự đề cử gần tuyệt đối cho chức danh Chủ tịch Ủy ban châu Âu với một phiếu trắng của bà Merkel và điều này phù hợp với quy tắc bầu cử của Đức.
Bà Merkel khẳng định, điều đó chứng tỏ rằng, ứng viên người Đức này được thông qua mà không vấp phải một sự phản đối nào.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng, các đề cử cho các chức vụ hàng đầu của EU là "tích cực và đồng thuận", mang lại một khởi đầu mới tốt đẹp cho khối.
Để một ứng cử viên nhận được chấp thuận, họ cần sự ủng hộ của ít nhất 21 trong số 28 nhà lãnh đạo EU, đại diện cho 65% dân số của khối. Ngoài chức danh Chủ tịch Hội đồng châu Âu, các chức danh còn lại vẫn phải được sự đồng ý của Nghị viện châu Âu.
Các nhà lãnh đạo EU đã dành 3 ngày liên tiếp cho Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 kể từ sau cuộc bầu cử châu Âu để tranh luận xem ai sẽ nắm giữ các vị trí hàng đầu của khối cho đến năm 2024.
Các chức danh trên rất quan trọng, có vai trò định hình các chính sách trải dài trên các lĩnh vực từ thương mại, di cư cho tới khí hậu của khối kinh tế lớn nhất thế giới với 500 triệu dân.
Một số nhà lãnh đạo thậm chí đã ngủ gật vì kiệt sức trong các cuộc đàm phán xuyên đêm 30/6 đến rạng sáng 1/7 và phải dừng giữa chừng vào trưa 1/7 để tiếp tục họp trở lại vào trưa 2/7.
Trong bối cảnh các lực lượng chính trị trong khối ngày càng phân tán, các nhà lãnh đạo đã cố gắng để cân bằng các mối liên kết chính trị cũng như những lợi ích của các khu vực khác nhau và lấp đầy khoảng cách về giới ở các vị trí cấp cao.
Nếu không đạt được sự đồng thuận thì khối có nguy cơ đối mặt với sự chỉ trích từ những người theo chủ nghĩa dân tộc, vốn luôn muốn chống đối và làm suy yếu hình ảnh của EU, trong khi vẫn đang phải chống chọi với nhiều thách thức bên ngoài từ Mỹ, Nga, Iran và Trung Quốc.
Theo TG&VN
Anh viết thư "xin" châu Âu hoãn Brexit Thủ tướng Anh Theresa May đã viết thư đề nghị Liên minh châu Âu (EU) lùi thời hạn nước này rời khối vì bế tắc trong việc tìm kiếm thoả thuận Brexit. Thủ tướng Anh Theresa May ngày 20-3 tuyên bố bà đã viết thư cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk để "thông báo với ông rằng Anh muốn...